Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ | Lịch Sử và Địa Lí 5 (Phần Lịch Sử) | Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) - Lớp 5 - Giáo Dục Việt Nam

Sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ, bộ đội ta đã đánh sập “pháo đài khổng lồ” của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, ghi trang vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Nội Dung Chính

  1. Chú thích
  2. CÂU HỎI

Mùa đông năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp, nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc cuộc kháng chiến.

Để chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử này, cả tiền tuyến và hậu phương đều sẵn sàng với tinh thần cao nhất. Khoảng năm vạn rưởi chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ, hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa. Gần ba vạn người từ hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men... lên Điện Biên Phủ.

hinh-anh-bai-17-chien-thang-lich-su-dien-bien-phu-233-0

 

Hình 1. Mùa đông 1953, Bộ Chính trị họp thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ 

(từ trái sang phải : đồng chí Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp)

 hinh-anh-bai-17-chien-thang-lich-su-dien-bien-phu-233-1

Hình 2. Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

-Quan sát hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, em có nhận xét gì ?

Ngày 13 - 3 -1954, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong suốt 5 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ta lần lượt tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch ở phía bắc như : Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Trong trận đánh ở Him Lam, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch.

-Hành động của anh Phan Đình Giót thể hiện điều gì ?

Ngày 30-3-1954, ta đồng loạt công kích địch lần thứ hai. 

Sân bay Mường Thanh bị uy hiếp, máy bay địch không xuống được sân bay buộc phải thả hàng tiếp tế, nhưng rơi không đúng vị trí, bộ đội ta thu được nhiều chiến lợi phẩm. Ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đến ngày 26 - 4 - 1954, phần lớn các cứ điểm phía đông đã thuộc quyền kiểm soát của ta, riêng hai cứ điểm quan trọng là đồi C1 và A1, địch vẫn còn kháng cự quyết liệt.

Ngày 1 -5 -1954, ta mở đợt tấn công thứ ba, đánh chiếm các cứ điểm còn lại. Tối 6 -5 -1954, trái bộc phá nặng khoảng 1 tấn do bộ đội ta đào đường ngầm đặt vàolòng đồi A1 được phát nổ. Đó là hiệu lệnh tổng công kích, bộ đội ta xung phong như vũ bão. 

17 giờ 30 phút ngày 7 -5 -1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri và Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” tung bay trên nóc hầm chỉ huy của giặc Pháp. Địch lũ lượt giương cờ trắng ra hàng. 

hinh-anh-bai-17-chien-thang-lich-su-dien-bien-phu-233-2 

Hình 3. Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 hinh-anh-bai-17-chien-thang-lich-su-dien-bien-phu-233-3

Hình 4. Cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri

Sau 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ, bộ đội ta đã đánh sập “pháo đài khổng lồ” của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, ghi trang vàng chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Chú thích

-Pháo đài : công trình quân sự kiên cố, vững chắc để phòng thủ.

-Cờ “Quyết chiến quyết thắng”: lá cờ đỏ sao vàng có thêu dòng chữ “ Quyết chiến quyết thắng”, lần đầu tiên được Bác Hồ trao cho bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

-Lỗ châu mai : lỗ ở thành công sự hoặc lô cốt để bắn súng từ trong ra ngoài.

-Tập đoàn cứ điểm : nhiều cứ điểm (vị trí phòng ngự có công sự vững chắc) hợp thành một hệ thống phòng thủ kiên cố (tại Điện Biên Phủ, địch xây dựng 49 cứ điểm).

CÂU HỎI

1. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt ? Hãy thuật lại đợt tấn công cuối cùng.

2. Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ | Lịch Sử và Địa Lí 5 (Phần Lịch Sử) | Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) - Lớp 5 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Lịch Sử và Địa Lí 5 (Phần Lịch Sử)

  1. Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945)
  2. Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
  3. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 – 1975)
  4. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đến nay)

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.