Nội Dung Chính
a) Ví dụ: Một người đi bộ trung bình mỗi giờ đi được 4km.
Bảng dưới đây cho biết quãng đường đi được của người đi bộ trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ:
Thời gian đi | 1 giờ | 2 giờ | 3 giờ |
Quãng đường đi được | 4km | 8km | 12km |
Nhận xét: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
b) Bài toán: Một ô tô trong 2 giờ đi được 90km. Hỏi trong 4 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Tóm tắt
2 giờ: 90km
4 giờ:... km?
Cách 1:
Bài giải
Trong 1 giờ ô tô đi được là: 90 : 2 = 45 (km) (*)
Trong 4 giờ ô tô đi được là: 45 x 4 = 180 (km)
Đáp số: 180km.
(*) Bước này là bước “rút về đơn vị”.
Cách 2:
Bài giải
4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) (**)
Trong 4 giờ ô tô đi được là: 90 x 2 = 180 (km)
Đáp số: 180km.
(**) Bước này là bước “tìm tỉ số”.
Chú ý: Khi làm bài, học sinh có thể giải bài toán bằng một trong hai cách trên.
Bài tập
1.Mua 5m vải hết 80 000 đồng. Hỏi mua 7m vải loại đó hết bao nhiêu tiền?
2.Một đội trồng rừng trung bình cứ 3 ngày trồng được 1200 cây thông. Hỏi trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông?
3.Số dân ở một xã hiện nay có 4000 người.
Với mức tăng hằng năm là cứ 1000 người thì tăng thêm 21 người, hãy tính xem một năm sau số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người.
Nếu hạ mức tăng hằng năm xuống là cứ 1000 người chỉ tăng thêm 15 người, thì sau một năm số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn