Nội Dung Chính
Trang 11
Học xong bài học này, em sẽ:
• Kể được tên một số vật liệu để xây dựng một ngôi nhà.
• Mô tả các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.
Ngôi nhà của gia đình em đã được xây dựng bằng các loại vật liệu nào?
I. VẬT LIỆU XÂY DỰNG NHÀ Ở
Hình 2.1. Một số vật liệu xây dựng nhà ở
1. Hãy quan sát và nêu tên các vật liệu xây dụng nhà ở trong Hình 2.1. 2. Kẻ thêm các vật liệu xây dựng nhà ở khác. |
Kể tên các vật liệu chính để xây dựng nhà ở nông thôn, nhà ở đô thị và nhà ở các khu vực đặc thù.
Em có biết ?
Kĩ sư vật liệu xây dựng là người tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ kĩ thuật vật liệu xây dựng, có khả năng nghiên cứu ra vật liệu xây dựng mới, thiết kế, quản lí, vận hành các dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn, giám sát quản lí chất lượng của vật liệu xây dựng và thi công dự án.
Trang 12
II. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG NHÀ Ở
Nhà ở thường được xây dựng qua các bước chính sau:
Bước 1. Chuẩn bị
- Thiết kế bản vẽ ngôi nhà và dự tính chi phí xây dựng (Hình 2.2).
- Lập hồ sơ và xin phép xây dựng.
- Bố trí người xây dựng.
Hình 2.2. Bản vẽ thiết kế ngôi nhà
1. Ai là người thiết kế bản vẽ ngôi nhà? 2. Vì sao phải dự tính chi phí xây dựng cho ngôi nhà? |
Bước 2. Xây dựng phần thô
Hình 2.3. Các công việc xây dựng phần thô của ngôi nhà
Em có biết ?
Kiến trúc sư là người tốt nghiệp đại học ngành Kiến trúc, có khả năng thiết kế công trình, thiết kế nội thất và quy hoạch xây dựng.
Để xây dựng phần thô, cần thực hiện các công việc sau:
- Làm móng.
- Dựng khung hoặc tường chịu lực. Làm sản phân chia các tầng (nếu có).
- Xây tường ngăn, tưởng
- Làm mái.
- Lắp đặt hệ thống điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, Internet....) trong tưởng và trần nhà.
Quan sát và gọi tên các công việc trong xây dựng phần thô ở Hình 2.3.
Em có biết? Kĩ sư xây dựng là người tốt nghiệp đại học ngành Kĩ thuật xây dựng, có khả năng thi công công trình, giám sát, nghiệm thu công trình. |
Bước 3. Hoàn thiện
- Trát tường, trần.
- Lát nền, cầu thang.
- Sơn trong và ngoài.
- Lắp cửa và thiết bị điện, nước, vệ sinh.
Hãy nêu các bước xây dựng kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương em.
Trang 13
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở
Khu vực xây dựng nhà ở luôn tiềm ẩn các yếu tố gây nguy hiểm đối với con người và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì vậy, khi xây dựng nhà ở cần tuân theo một số yêu cầu sau:
1. Đảm bảo an toàn cho người lao động
• Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho người lao động.
• Các dụng cụ, thiết bị xây dựng (giàn giáo, cần cẩu, máy khoan,...) phải đảm bảo
an toàn.
1. Hãy nêu tên các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân và các thiết bị xây dựng trong Hình 2.4 và Hình 2.5.
2. Trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân có lợi ích gì cho người lao động?
Hình 2.4. Một số trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân
Hình 2.5. Một số thiết bị xây dựng
2. Đảm bảo an toàn cho người và môi trường xung quanh
• Đặt biển báo trên, xung quanh khu vực công trường.
• Quây bạt, lưới che chắn bụi và vật liệu rơi vãi.
• Vệ sinh các xe chở vật liệu ra vào công trường.
• Xử lí rác thải công trình.
Biển báo cấm
Biển báo hiệu nguy hiểm
Biển báo bắt buộc
Biển báo nhắc nhở và chỉ dẫn
Hình 2.6. Một số biển báo trên, xung quanh khu vực công trường
1. Em hãy mô tả đặc điểm của từng loại biển báo trong Hình 2.6. 2. Em sẽ làm gì và không được làm gì khi gặp các biển báo này? |
Trang 14
Người công nhân A đang đi kiểm tra giàn giáo trước khi thi công mái nhà. Quan sát Hình 2.7 và cho biết người công nhân này đã đảm bảo an toàn lao động cho bản thân chưa? Hãy giải thích vì sao. Hình 2.7. Kiểm tra giàn giáo trước khi thi công mái nhà |
Vật liệu chính để xây dựng nhà ở gỗ, sơn, kính,... ngói, thép, xi măng, sơn, kính,... Có ba bước chính trong xây dựng nhà ở gồm: chuẩn bị, xây dựng phần thô và hoàn thiện. |
Em có biết?
Vật liệu xây dựng mới
Bê tông làm từ thực vật
Bê tông làm từ thực vật là sản phẩm được tạo ra bằng cách kết hợp vôi, nước và các chế phẩm nông nghiệp (xơ dừa, vỏ trấu, sợi đay, sợi lanh, bã gai dầu, tre,...); có thể sử dụng để làm mái, tường và nền nhà, có khả năng cách nhiệt, cách âm, chịu lực và đàn hồi tốt, thân thiện với môi trường.
Nguồn: Nguyễn Khánh Sơn, Nguyễn Ngọc Tri Huỳnh, Giải pháp vật liệu xây dựng nhẹ bê tông thực vật, Kỉ yếu hội thảo câu lạc bộ Khoa học – công nghệ các trường đại học kĩ thuật lần thứ 48, 2016, Cần Thơ, Việt Nam.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn