Nội Dung Chính
Trang 19
Học xong bài học này, em sẽ:
Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả.
Gia đình em đang sử dụng những loại năng lượng nào? |
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, giảm mức tiêu thụ năng lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị và thoả mãn nhu cầu sử dụng.
Để sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả cần thực hiện một số biện pháp sau:
1. Lựa chọn thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng
Thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng thường là những sản phẩm có dán nhãn tiết kiệm năng lượng hoặc là những sản phẩm có công nghệ mới và tiên tiến.
Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm cho gia đình và xã hội. |
Các thiết bị gia dụng nào trong gia đình em có dán nhãn tiết kiệm năng lượng? |
Hình 4.1. Nhân tiết kiệm năng lượng
Theo em, số lượng được thể hiện trên nhãn năng lượng Hình 4.1 (a) gắn trên thiết bị gia dụng có ý nghĩa như thế nào?
Hình 4.2. Bếp gas có đầu đốt tiết kiệm gas
Trang 20
2. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo là năng lượng tự nhiên và có trữ lượng lớn (năng lượng mặt trời, gió, nước,...).
? Hãy kể các nguồn năng lượng tái tạo khác mà em biết.
Hình 4.3. Năng lượng gió
Ở gia đình em, năng lượng mặt trời, gió, nước đã được sử dụng trong những việc gì?
Hình 4.4. Năng lượng nước
Pin mặt trời
Hình 4.5. Năng lượng mặt trời
Chế tạo máy nước nóng năng lượng mặt trời
1. Sơn đen bên ngoài cốc nhựa trong.
2. Đổ nước cho đầy cốc nhựa.
3. Đo nhiệt độ ban đầu của nước trong cốc.
4. Đặt một tấm nhựa trong lên miệng cốc.
5. Đặt cốc nước ra ngoài trời nắng 20 phút.
6. Kiểm tra nhiệt độ của nước trong cốc.
3. Lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng thiết bị gia dụng đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
Mỗi thiết bị đều kèm theo hướng dẫn sử dụng và người sử dụng cần phải làm theo hướng dẫn này khi lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng.
Vì sao bảo dưỡng thiết bị định kì sẽ tiết kiệm được năng lượng? |
Khảo sát một loại thiết bị gia dụng của gia đình theo gợi ý sau:
1. Tên của thiết bị
2. Loại năng lượng thiết bị sử dụng
3. Thời gian thiết bị đã được sử dụng
4. Số lần được bảo dưỡng của thiết bị
5. Có bộ phận nào có dấu hiệu hư hỏng không?
6. Cần làm gì để khắc phục vấn đề trên (nếu có)?
Trang 21
4. Xây dựng thói quen sử dụng tiết kiệm năng lượng
Hình thành thói quen sử dụng tiết kiệm năng lượng cho các thành viên trong gia đình như: tắt thiết bị khi không sử dụng, lựa chọn chế độ hoạt động tiết kiệm năng lượng cho thiết bị,...
1. Em cần điều chỉnh lại thói quen nào để tiết kiệm năng lượng trong gia đình?
2. Em hãy làm các tấm thẻ nhắc nhở tiết kiệm năng lượng trong gia đình mình. Sau đó, dán các tấm thẻ lên tường hoặc thiết bị gia dụng cho phù hợp.
Em có biết ? Trên thế giới, cứ năm người thì lại có một người không có điện để dùng. Nguồn: Ngô Diệu Châu (dịch), Công dân nhí bảo vệ tự nhiên: Nước Tớ khám phá, tớ hiểu, tớ hành động, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2020. |
Sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả, cần:
- Sử dụng năng lượng đúng lúc, đúng chỗ, giảm mức tiêu thụ năng lượng mà vẫn bảo đảm hiệu quả hoạt động của thiết bị và thoả mãn nhu cầu sử dụng.
- Lựa chọn thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng.
- Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
- Lắp đặt, sử sản xuất. đúng hướng dẫn của nhà sử dụng, bảo quản các thiết bị đứng hì
- Xây dựng thói quen tiết kiệm năng lượng.
Em có biết ?
Giờ Trái đất là sự kiện quốc tế do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên tổ chức hằng năm vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 kể từ năm 2007. Việt Nam tham gia sự kiện này từ năm 2009 với mục tiêu nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng điện cho người dân. Hằng năm, sau 1 giờ tắt đèn, cả nước tiết kiệm được khoảng gần 500 000 kWh điện (tương đương với số tiền khoảng hơn 800 triệu đồng).
Nguồn: Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công thương, 2020.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn