Bài 4. Mạng máy tính | Tin Học 6 | Chủ đề 2. Mạng máy tính và internet - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 16


Sau bài này em sẽ

• Nêu được mạng máy tính là gì và lợi ích của nó trong cuộc sống.

• Kể được tên những thành phần chính của một mạng máy tính.

• Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây.

Khởi động

An: Tại sao những nơi có đường đi qua thường trù phú hơn những nơi khác?

Khoa: Đường làm nên sự kì diệu. Đường nối các ngôi nhà, làng mạc, thành phố,... với nhau, làm xa trở nên gần. Đường đưa mọi người đến với nhau, làm cho thế giới trở nên thân thiện hơn.

An: Như vậy, đường không chỉ là nơi đi lại mà còn là sự kết nối, phải không?

Khoa: Các con đường đan với nhau thành mạng lưới. Nhiều mạng nhỏ được nối với nhau thành mạng lớn hơn,... Cứ như thế, mạng giao thông mở rộng ra khắp nơi trên Trái Đất. Hơn thế nữa, còn có cả những đường không nhìn thấy như đường của máy bay trên không trung và đường của tàu trên sông, biển.

An: Thế thì làm sao để giao thông được thông suốt?

Khoa: Nơi giao nhau của những con đường có biển báo, có đèn giao thông, thậm chí phải có cảnh sát giao thông điều khiển xe trên các tuyến đường.

An: Tớ hiểu rồi! Mỗi người một cách đi nhưng nếu có kỉ luật thì ai cũng sẽ đến được đích của mình. Giao thông có kỉ luật thật là tuyệt vời!

hinh-anh-bai-4-mang-may-tinh-5971-0

Hoạt động 1. Mạng lưới

1. Em hãy kể ra một số mạng lưới, giống như mạng giao thông đường bộ.

2. Mỗi mạng lưới đó vận chuyển gì?

3. Em hãy chọn các phương án trả lời đúng. 

Điểm chung của những mạng lưới đó là gì?

A. Có nhiều thành viên.          

B. Chia sẻ tài nguyên.

C. Kết nối các thành viên.        

D. Có nhiều đường cắt nhau.

1. Mạng máy tính là gì?

Kiến thức mới

Không chỉ đường bộ mà nhiều loại đường khác cũng được nối thành mạng lưới như mạng đường sắt, mạng lưới đường thủy, mạng ống nước, mạng tải điện, mạng điện thoại, ... Đặc điểm chung của các mang lưới là:

Kết nối: Nếu một đoạn đường bị sạt lở thì giao thông sẽ bị ngưng trệ. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ chỉ hoạt động nếu được kết nối. 

Chia sẻ: Đường giúp em đi đến trường, đường cũng giúp các bạn khác đến trường. Điều đó có nghĩa là mạng chia sẻ tài nguyên cho nhiều người.

Hoạt động 2. Mạng máy tính

1. Mạng máy tính chia sẻ những gì?

2. Em hãy nêu một số ví dụ về lợi ích của mạng.

Kiến thức mới

Giống như mạng giao thông, các máy tính cũng được kết nối với nhau để tạo thành mạng máy tính. Chỉ cần hai máy tính kết nối với nhau là có một mạng máy tính.

Người sử dụng mạng có thể trao đổi dữ liệu với nhau. Chẳng hạn, bạn Minh có thể gửi một tệp ảnh từ máy tính của mình đến máy tính của bạn An nếu hai máy tính đó được kết nối với nhau. Đó là trao đổi dữ liệu.

Các thiết bị trên mạng có thể được chia sẻ. Chẳng hạn, chỉ có một máy in nhưng nếu có kết nối mạng thì ta có thể in từ một máy tính bất kì trong mạng. Điều đó có nghĩa là máy in đó được chia sẻ và chúng ta có thể dùng chung.

hinh-anh-bai-4-mang-may-tinh-5971-1

Hộp kiến thức

MẠNG MÁY TÍNH

• Hai hay nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối với nhau để truyền thông tin cho nhau tạo thành một mạng máy tính.

• Lợi ích của mạng máy tính: Người sử dụng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu và dùng chung các thiết bị trên mạng.

Câu hỏi

Em hãy thảo luận với bạn về lợi ích của mạng máy tính.

2. Các thành phần của mạng máy tính

Hoạt động 3. Thành phần mạng

1. Quan sát Hình 2.1 và cho biết những thiết bị nào đang được nối vào mạng?

2. Các thiết bị đó được nối với nhau như thế nào? Qua các thiết bị trung gian nào?

hinh-anh-bai-4-mang-may-tinh-5971-2

Kiến thức mới

Một mạng máy tính thường gồm những thành phần chủ yếu sau:

Các thiết bị đầu cuối giống như điểm xuất phát hoặc các đích đến trong mạng giao thông. Các thiết bị đầu cuối có thể là máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy in, máy quét,...

Các thiết bị kết nối được dùng để nối các thiết bị đầu cuối lại với nhau giống như con đường, nhà ga, sân bay,... Các thiết bị này bao gồm đường truyền (có dây và không dây), bộ chia (Hub), bộ chuyển mạch (Switch), bộ định tuyến (Router), bộ định tuyến không dây (Wireless Router), điểm truy cập không dây (Access Point),...

Phần mềm mạng có vai trò như hệ thống duy trì luật lệ giao thông để các phương tiện có thể đi đến nơi cần đến. Phần mềm mạng gồm ứng dụng truyền thông trên các thiết bị đầu cuối và phần mềm điều khiển quá trình truyền dữ liệu trên các thiết bị kết nối.

Máy tính được nói tới trong mạng máy tính bao gồm cả những thiết bị có thể xử lí thông tin như máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy ảnh,...

Hộp kiến thức

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA MẠNG MÁY TÍNH

Mạng máy tính gồm

- Các thiết bị đầu cuối (máy tính, điện thoại, máy in, máy ảnh,…).

- Các thiết bị kết nối (đường truyền dữ liệu, bộ chia, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến,…).

- Phần mềm mạng (ứng dụng truyền thông và phần mềm điều khiển quá trình truyền dữ liệu).

Kiến thức mới

 

Câu hỏi

1. Em hãy quan sát Hình 2.1 và cho biết:

a) Tên các thiết bị đầu cuối.

b) Tên các thiết bị kết nối.

2. Em hãy kể tên một số cách kết nối không dây mà em biết.

3. Em hãy nêu ví dụ cho thấy kết nối không dây thuận tiện hơn kết nối có dây.

Luyện tập

1. Em hãy chọn các phương án đúng.

Máy tính kết nối với nhau để:

A. Chia sẻ các thiết bị.

B. Tiết kiệm điện.

C. Trao đổi dữ liệu.

D. Thuận lợi cho việc sửa chữa.

2. Thiết bị có kết nối không dây ở Hình 2.2 là:

A. Máy tính để bàn.

B. Máy tính xách tay.

C. Điện thoại di động.

D. Bộ định tuyến.

hinh-anh-bai-4-mang-may-tinh-5971-3

Vận dụng

1. Phòng thư viện của trường có 5 máy tính cần kết nối thành một mạng. Có thể có nhiều cách kết nối, ví dụ như Hình 2.3.

Em hãy vẽ hai cách khác để kết nối chúng thành một mạng. So sánh cách của em với cách của bạn khác.

hinh-anh-bai-4-mang-may-tinh-5971-4

2. Nhà bạn An có điện thoại di động của bố, của mẹ và một máy tính xách tay đang cùng truy cập mạng Internet. Theo em, các thiết bị đó có đang được kết nối thành một mạng máy tính không? Nếu có, em hãy chỉ ra các thiết bị đầu cuối và thiết bị kết nối.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 4. Mạng máy tính | Tin Học 6 | Chủ đề 2. Mạng máy tính và internet - Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 6

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.