Bài 1. Giới thiệu về trồng trọt | Công Nghệ 7 | Chương I - Trồng trọt - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giới thiệu về trồng trọt


hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-trong-trot-6454-0

Sau bài học này, em sẽ:

  • Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.
  • Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
  • Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến.
  • Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
  • Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt.
  • Nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.
Trồng trọt ra đời từ khi nào? Có những phương thức trồng trọt nào? Trồng trọt có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Có những ngành nghề nào trong trồng trọt?

I - Vai trò và triển vọng của trồng trọt

1. Vai trò

Trồng trọt có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống của con người, cung cấp cho con người các sản phẩm thiết yếu như gạo, ngô, các loại rau, củ, quả... Bên cạnh đó, trồng trọt còn có vai trò hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều ngành nghề quan trọng khác như chân nuôi, chế biến, xuất khẩu,

KHÁM PHÁ

1. Quan sát Hình 1.1 và nêu các vai trò của trồng trọt tương ứng với các ảnh trong hình

2. Từ thực tiễn cuộc sống của bên thân và quan sát thế giới xung quanh, em hãy kể thêm các vai trò của trồng trọt

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-trong-trot-6454-1

Hình 1.1. Vai trò của trồng trọt

KHÁM PHÁ

Đọc nội dung mục 1.2 và nêu những lợi thế đề phát triển trồng trọt của Việt Nam.

2. Triển vọng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt trong năm. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích của nước ta là đất trồng với địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biển.... Đây là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi đề phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhiều loại cây trồng có giá trị xuất khẩu, giá trị kinh tế cao.

Ngoài những lợi thế về điều kiện tự nhiên, Việt Nam còn có những lợi thế khác đề phát triển trồng trọt như: Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần củ, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt, Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt.

Theo số liệu thống kê, trong năm 2020, Việt Nam có 6 nhóm hàng và mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu trên 20 tỉ USD gồm

Cà phê đạt 2,5 tl USD

Gạo đạt 2,8 tỉ USD

Hạt điều đạt 2,9 USD

Rau, quả đạt 3,0 tỉ USD

Tôm đạt 3,4 tỉ USD

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 8,4 tỉ USD.

(Nguồn: baochinhphu.vn)

Trong tương lai, trồng trọt của nước ta sẽ có cơ hội phát triển, cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần nâng cao vị thế của trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung.

II – Các nhóm cây trồng phổ biến

Cây trồng rất đa dạng, phong phú. Dựa vào mục đích sử dụng, con người phân chia cây trồng thành nhiều nhóm khác nhau như cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, cây thuốc, cây gia vị, cây hoa, cây cảnh, cây lấy gỗ.... (Hình 1.2).

KHÁM PHÁ

Quan sát Hình 1.2, nêu tên các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-trong-trot-6454-2

Hình 1.2. Một số nhóm cây trồng phổ biến

Hoàn thành nội dung theo mẫu bảng dưới đây với các loại cây trồng mà em biết

Loại cây trồng Bộ phận sử dụng Mục đích sử dụng
? ? ?
... ... ...

III – Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam

1. Trồng trọt ngoài tự nhiên

Trồng trọt ngoài tự nhiên là phương thức trồng trọt phổ biến, được áp dụng cho hầu hết các loại cây trồng. Theo phương thức này, mọi công việc trong quy trình trồng trọt đều được tiến hành trong điều kiện tự nhiên (Hình 1.3).

Phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên tiến hành đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn. Tuy nhiên, trồng trọt theo phương thức này, cây trồng dễ bị tác động bởi sâu, bệnh hại và các điều kiện bất lợi của thời tiết (như giá rét, hạn hán, bão, lụt...).

KHÁM PHÁ

Đọc nội dung mục III. 1, quan sát Hình 1.3 và nêu ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-trong-trot-6454-3

Hình 1.3. Trồng ngô ngoài tự nhiên

2. Trồng trọt trong nhà có mái che

Trồng trọt trong nhà có mái che là phương thức trồng trọt thường được tiến hành ở những nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi (như giá rét, hạn hán, sương muối...) hoặc áp dụng đối với những cây trồng khô sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tự nhiên.

Trồng trọt theo phương thức này, cây ít bị sâu, bệnh; có thể tạo ra năng suất cao, chủ động trong việc chăm sóc và có thể sản xuất được rau, quả trái vụ, an toàn. Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏi phải đầu tư lớn và kĩ thuật cao hơn so với trồng trọt ngoài tự nhiên (Hình 1.4).

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-trong-trot-6454-4

Hình 1.4. Trồng hoa trong nhà có mái che

3. Trồng trọt kết hợp

Trồng trọt kết hợp là phương thức trồng trọt kết hợp giữa trồng trọt ngoài tự nhiên và trồng trọt trong nhà có mái che.

Đối với một số loại cây rau, cây chè, cây lúa trồng trong vụ đông ở miền Bắc, thời kỉ gieo hạt và thời kì cây con thường được tiến hành trong nhà có mái che, các giai đoạn sau tiến hành trồng ngoài tự nhiên để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.

KHÁM PHÁ

Đọc nội dung mục III.2 và III.3, nêu ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che và phương thức trồng trọt kết hợp.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều công nghệ mới, hiện đại như tự động tưới nước, bón phân, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm.... (Hình 1.5) đang và sẽ áp dụng rộng rãi trong trồng trọt nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo ra bước đột phá về năng suất chất lượng nông sản; thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đầm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-trong-trot-6454-5

Hình 1.5. Nhà trồng cây có hệ thống tưới nước tự động

IV – Một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao

Ưu tiên sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn.

Đất trồng dần được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Ứng dụng ngày càng nhiều các thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm chủ động và năng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động.

Người lao động có trình độ cao, quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản.

KHÁM PHÁ

Đọc nội dung mục IV và nêu tóm tắt những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

V – Một số ngành nghề trong trồng trọt

1. Kĩ sư trồng trọt

Kĩ sư trồng trọt là những người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt nhầm tăng năng suất, chất lượng nông sản, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường.

Phẩm chất cần có của kĩ sư trồng trọt là yêu thiên nhiên, yêu thích công việc chăm sóc cây trồng, thích khám phá quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

2. Kĩ sư bảo vệ thực vật

Kĩ sư bảo vệ thực vật là những người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng nhằm giúp trồng trọt đạt hiệu quả cao, bào đầm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. Phẩm chất cần có của kĩ sư bảo vệ thực vật là yêu thiên nhiên, thích nghiên cứu khoa học, thích khám phá quy luật phát sinh, phát triển của côn trùng và các loài sâu, bệnh.

3. Kĩ sư chọn giống cây trồng

Kĩ sư chọn giống cây trồng là những người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Phẩm chất cần có của kĩ sư chọn giống cây trồng là yêu thích cây trồng, thích nghiên cứu khoa học, cần thận, kiên trì và tỉ mỉ.

KHÁM PHÁ

Quan sát Hình 1.6 và cho biết các ảnh trong hình minh hoạ cho ngành nghề nào trong trồng trọt.

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-trong-trot-6454-6

a) Kiểm tra sinh trưởng, phát triển của cây trồng

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-trong-trot-6454-7

b) Phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lài

hinh-anh-bai-1-gioi-thieu-ve-trong-trot-6454-8

c) Theo dõi đặc điểm của giống lùa

Hình 1.6. Một số ngành nghề trong trồng trọt

KẾT NỐI NGHỀ NGHIỆP

Trồng trọt là một lĩnh vực quan trọng gắn liền với cuộc sống của con người. Do đó, các ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt sẽ ngày càng phát triển. Em nhận thấy bản thân phủ hợp với ngành nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Tại sao?

LUYỆN TẬP

1. Địa phương em có những lợi thế gì để phát triển trồng trọt? 1

2. Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu bàng dưới đây với các loại cây trồng phỏ biến ở địa phương em.

Loại cây trồng Phương thức trồng Phân loại theo mục đích sử dụng
? ? ?
... ... ...

VẬN DỤNG

Tiến hành khảo sát ghi chép lại tên các loại cây trồng có trong khuôn viên trường học gia đình nơi em sống... và phân chia chúng thành các nhóm thích hợp theo mục đích sử dụng

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1. Giới thiệu về trồng trọt | Công Nghệ 7 | Chương I - Trồng trọt - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.