Nội Dung Chính
Sau bài học này, em sẽ:
- Trình bày được kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi cá và chuẩn bị cá giống.
- Trình bày được kĩ thuật chăm sóc, phòng, trị bệnh và thu hoạch cá trong ao nuôi.
- Đo được nhiệt độ và độ trong của nước ao nuôi.
Ao nuôi cá cần chuẩn bị như thế nào? Khi nuôi cá trong ao cần chú ý những vấn đề gì?
I - Chuẩn bị ao nuôi và cá giống
1. Chuẩn bị ao nuôi cá
Trước mỗi lứa nuôi cá cần phải tháo cạn hoặc bơm cạn nước để bắt sạch cá còn sót lại trong ao, vệ sinh đáy ao, xung quanh ao và phơi ao. Nếu là ao đất có lớp bùn dày dưới đáy cần phải hút bớt lớp bùn. Sau đó tiến hành rắc vôi bột từ 7 đến 10 kg/100 m² đáy ao, phơi đáy ao khoảng 3-5 ngày, sau đó tiến hành lấy nước vào ao. Khi lấy nước cần lọc qua túi lưới nhằm ngăn cá tạp vào ao.
Hình 15.1. Một số loại ao nuôi cá phổ biến
KHÁM PHÁ
Đọc nội dung mục 1.1 và sắp xếp các bước trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá theo gọi ý sau: tát cạn ao, hút bùn và làm vệ sinh ao, phơi đáy ao, bắt sạch cá còn sót lại, lấy nước mới vào ao, rắc vôi khử trùng ao.
KẾT NỐI NĂNG LỰC
Quan sát Hình 15.1 và cho biết gia đình và địa phương em thường nuôi cá trong các loại ao nào? Theo em, việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao có tác dụng gì?
2. Chuẩn bị cá giống
Chọn cá giống: Cá giống cần đồng đều, khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn và có kích cỡ phù hợp.
Một số loài cá thường được nuôi trong ao là cá chép, cá trắm cỏ,... (Hình 15.2).
Bảng 15.1. Khối lượng cá giống của một số loài cá nuôi ao phổ biến
STT | Loài cá | Khối lượng cá giống (g/con) |
1 | Cá chép | Khoảng 100-300 |
2 | Cá trắm cỏ | Khoảng 300-500 |
3 | Cá mè trắng | Khoảng 300-500 |
4 | Cá rô phi | Khoảng 50 - 100 |
5 | Cá trôi | Khoảng 100-200 |
6 | Cá diêu hồng | Khoảng 50 - 100 |
Hình 15.2. Một số loài cá nước ngọt nuôi phổ biến trong ao
KHÁM PHÁ
Em hãy nêu tóm tắt kĩ thuật chuẩn bị cá giống.
Vận chuyển cá giống: Cá giống được chứa trong các túi nylon hoặc dụng cụ chuyên dùng, có chứa nước sạch và cung cấp khí oxygen, được vận chuyển đến ao nuôi vào lúc thời tiết mát như buổi sáng, chiều mát hoặc ban đêm.
Thả cá giống: Cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới, thao tác nhanh, nhẹ nhàng, tránh sây sát.
II – Chăm sóc và phòng, trị bệnh cho cá
1. Thức ăn và cho cá ăn
Trong nuôi cá thương phẩm, khi mới thả cá, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein từ 30% đến 35%, cỡ khoảng 1-2 mm. Khi cá lớn, dùng thức ăn viên nỗi có hàm lượng protein từ 28% đến 30%, cỡ khoảng 3 – 4 mm. Hằng ngày cho cá ăn hai lần vào khoảng 8 – 9 giờ sáng và khoảng 3 – 4 giờ chiều bằng thức ăn viên nổi (Hình 15.3) với lượng thức ăn chiếm từ 3% đến 5% khối lượng cả trong ao. Lượng thức ăn giảm đi vào những ngày thời tiết xấu, nước ao bần. Trong ao có thả cá trắm cỏ dùng thêm thức ăn xanh (cỏ, rau,...) được quây trong một cái khung đề cả được ăn tập trung.
Có thể cho ăn bằng tay hoặc sử dụng máy cho ăn tự động được lập trình sẵn chế độ và giờ cho cá ăn.
Hình 15.3. Thức ăn viên nổi nuôi cá
KHÁM PHÁ
Em hãy cho biết tại sao phải giảm lượng thức ăn vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bắn.
KẾT NỐI NĂNG LỰC
Sử dụng internet, sách, báo,... đề tìm hiều về các loại thức ăn cho cá hiện đang được sử dụng nhiều ở nước ta.
2. Quản lí chất lượng nước ao nuôi cá
Hằng tuần cần bổ sung nước sạch bù đắp phần nước bay hơi hoặc thay nước sạch nếu có thể. Ở nơi khó thay nước định kì thi sử dụng chế phẩm vi sinh làm sạch nước ao. Nếu là ao đất, định kì cắt cỏ, vệ sinh quanh ao, hạn chế sự che phủ vào ao nuôi, luôn giữ cho nước ao có màu xanh nõn chuối.
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ nhằm cung cấp khí oxygen cho cá trong ao như máy phun mưa (Hình 15.4), máy quạt nước (Hình 15.5),...
Hình 15.4. Máy phun mưa cho ao
Hình 15.5. Máy quạt nước cho ao
KHÁM PHÁ
Theo em, việc bổ sung nước sạch, hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy phun mưa, máy quạt nước,... có tác dụng gì với cá nuôi?
3. Phòng, trị bệnh cho cá
Thăm ao hằng ngày, quan sát hoạt động bơi, bắt mồi, tình trạng sử dụng thức ăn của cá nuôi để kịp thời điều chỉnh thức ăn, cách cho ăn, chất lượng nước ao cho phù hợp nhằm tăng sức đề kháng của cá. Khi thấy cá có hiện tượng bất thường cần liên hệ ngay với kĩ sư thuỷ sản để được tư vấn và xử lí kịp thời. Ví dụ: Khi thấy hiện tượng cá ngạt, nồi đầu cần bật ngay máy quạt nước hoặc máy bơm, máy phun mưa.....
KHÁM PHÁ
Quan sát Hình 15.6, hãy nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh cho cá.
Tuỳ theo từng bệnh mà có cách dùng thuốc và liều lượng phù hợp. Thuốc có thể trộn vào thức ăn hoặc hoà vào nước ao đề làm sạch môi trường nước.
Hình 15.6. Một số biểu hiện khi cả bị bệnh
III – Thu hoạch cá nuôi trong ao
Khi cá trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch. Đối với nuôi cá trong ao có hai hình thức thu hoạch:
Thu tỉa: Khi cá lớn, mật độ cá nuôi dày, có thể đánh bắt bớt những con đạt kích cỡ thương phàm nhàm giàm mật độ dân cá nuôi trong ao bằng hình thức kéo lưới, lọc con to đem bán trước, con nhỏ để nuôi thêm.
Thu toàn bộ: Khi đa số cá nuôi trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành bơm, tháo cạn bớt 1/3 lượng nước, dùng lưới kéo từ 2 đến 3 mẻ vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó tát cạn và bất sạch cá.
Cá thu hoạch được đưa vào dụng cụ có chứa nước sạch, có cung cấp khí oxygen, vận chuyển đến nơi chế biến, tiêu thụ ngay trong ngày.
KHÁM PHÁ
Theo em, hình thức "thu tỉa” được áp dụng trong trường hợp nào và có ý nghĩa như thế nào?
KẾT NỐI NĂNG LỰC
Em hãy nêu một số dụng cụ thường được sử dụng để thu hoạch cá.
IV – Đo nhiệt độ và độ trong của nước ao nuôi
THỰC HÀNH
1. Đo nhiệt độ của nước ao nuôi
Cá là loài động vật biến nhiệt (thân nhiệt của cá phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước).
Nhiệt độ môi trường nước luôn thay đổi theo giờ trong ngày và mùa trong năm. Đề biết được nhiệt độ của nước, chúng ta có thể sử dụng nhiệt kế, máy đo các yếu tố môi trường đa năng hoặc dùng bút thử. Nội dung thực hành này giới thiệu cách đo nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế.
Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trường và phát triển trong khoảng từ 25 °C đến 28 °C. Ngoài khoảng nhiệt độ này, cá ăn kém, sinh trưởng châm. Nếu nhiệt độ quá lanh có thể làm cá bị chết rét, còn nhiệt độ quá cao làm cá bị chết nóng.
a) Vật liệu và dụng cụ
Nhiệt kế, dụng cụ đựng nước, nước để đo nhiệt độ (tốt nhất là nước ao, hồ).
b) Các bước tiến hành
Bước 1. Nhúng ngập đầu nhiệt kế vào nước, giữ cố định nhiệt kế từ 5 đến 10 phút (Hình 15.7a).
Bước 2. Quan sát và đọc kết quả tương ứng vạch màu đỏ trên nhiệt kế (Hình 15.7b). Ghi kết quả vào vở.
Hình 15.7. Đo nhiệt độ của nước
Bước 3. Thu dọn dụng cụ thực hành và vệ sinh môi trường.
c) Thực hiện
Học sinh thực hành theo nhóm.
d) Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
2. Đo độ trong của nước ao nuôi
Nước tinh khiết không có màu. Nhưng trong ao nuôi cá, màu sắc của nước ảnh hưởng đến khả năng quang hợp tạo khí oxygen của tào sống trong nước. Độ trong thích hợp cho ao nuôi từ 20 cm đến 30 cm, nước quá trong cũng không tốt cho ao nuôi, nước quá đục làm ảnh hưởng đến mang cá và khả năng bắt mồi. Để đo độ trong của nước, người ta sử dụng đĩa Secchi.
a) Vật liệu và dụng cụ
Đĩa Secchi có đường kính từ 20 cm đến 30 cm; dụng cụ đựng nước có chiều cao tối thiều từ 60 cm đến 70 cm. Nước để đo độ trong nên là nước ao, hồ.
Làm đĩa Secchi: Các em có thể làm đĩa Secchi bằng tấm kim loại mông, hình tròn, có đường kính từ 20 đến 30 cm, mặt trên son hai màu trắng và đen (hoặc xanh) đối nhau, phía dưới gần quả chỉ (hoặc vật nặng). Tâm của đĩa treo sợi dây có đánh dấu độ dài từ 0 đến 50 cm (Hình 15.8). Nếu không có miếng kim loại hình tròn, có thể thay bằng bìa cứng không thấm nước, khoan một lỗ nhỏ ở tâm của miếng bìa và luồn sợi dây qua lỗ.
b) Các bước tiến hành
Bước 1. Cầm vào sợi dây và từ từ thả đĩa Secchi xuống nước cho đến khi không nhìn thấy vạch đen – trắng hoặc xanh – trắng và ghi độ sâu của đĩa (Hình 15.9a).
Bước 2. Thả đĩa Secchi xuống sâu hơn rồi kéo lên cho đến khi thấy vạch đen – trắng hoặc xanh – trắng (Hình 15.9b). Ghi lại độ sâu của đĩa.
Ghi vào vở kết quả của hai lần đo, tinh kết quả trung bình và đánh giá độ trong của nước.
Hình 15.9. Đo độ trong của nước
Bước 3. Thu dọn dụng cụ thực hành và vệ sinh môi trường.
c) Thực hiện
Học sinh thực hành theo nhóm.
d) Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
LUYỆN TẬP
1. Trình bày các bước trong quy trình kĩ thuật nuôi cá trong ao.
2. Nêu những điều cần chú ý trong quy trình chăm sóc, thu hoạch cá trong ao.
VẬN DỤNG
Em hãy cho biết có bao nhiêu hình thức thu hoạch cá nuôi trong ao. Khi nào thì áp dụng từng hình thức thu hoạch đó?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn