Bài 6: Dự án trồng rau an toàn | Công Nghệ 7 | Chương I - Trồng trọt - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 6: Dự án trồng rau an toàn


hinh-anh-bai-6-du-an-trong-rau-an-toan-6511-0

Sau bài học này, em sẽ:

  • Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng một loại rau trong khay hoặc thùng xốp.
  • Thực hiện được một số công việc trong quy trình trồng và chăm sóc rau an toàn.
  • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong và sau quá trình thực hiện dự án.

Giới thiệu

Rau xanh là một loại thực phẩm thiết yếu, không thể thiếu đối với bữa ăn của mỗi gia đình. Dự án trồng rau an toàn sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn rau chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tiết kiệm chi phí mua rau. Việc tham gia trồng rau giúp con người nâng cao sức khoẻ, tinh thần vui vẻ. Mặt khác, trồng rau an toàn tạo nên một không gian xanh mát, giúp cải thiện bầu không khí trong lành, mát mẻ hơn.

I – Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch và tính toán chi phí cho một dự án trồng rau an toàn ở quy mô phù hợp.

- Trồng, chăm sóc và thu hoạch rau theo đúng quy trình kĩ thuật trồng rau an toàn.

II – Tiến trình thực hiện

1. Lập kế hoạch và tính toán chi phí

a) Thu thập thông tin

Thực hiện thu thập thông tin bằng cách sử dụng internet, sách, báo,... hoặc khảo sát thực tế về các nội dung gợi ý sau:

- Cây giống hoặc hạt giống (chủng loại, giống rau, giá cả, yêu cầu ngoại cảnh,....), chậu nhựa hoặc thùng xốp trồng rau (chủng loại, màu sắc, giá cả,...), dụng cụ trồng và chăm sóc (chủng loại, mục đích sử dụng, giá cả,...), đất hoặc giá thẻ trồng cây (chủng loại, giá cả,...), phân bón (chủng loại, thành phần, giá cả,...),

- Kĩ thuật gieo trồng và chăm sóc,

b) Lựa chọn đối tượng, dụng cụ và thiết bị

Tử thông tin thu thập được, lựa chọn loại rau và các dụng cụ, thiết bị cần thiết, phù hợp với sở thích, mùa vụ, điều kiện kinh tế và không gian trồng.

c) Tính toán chi phí

Dự tính chi phí theo mẫu bảng dưới đây.

STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giả Thành tiền
1 Cây giống Cây ? ? ?
2 ... ? ? ? ?

Lưu ý: Khuyến khích việc tận dụng các thùng xốp đã qua sử dụng đề trồng rau giúp giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

2. Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ

- Cây giống hoặc hạt giống: mua ở các cửa hàng uy tín, nếu là cây giống thì cây phải khoẻ mạnh, không có mầm bệnh; nếu là hạt giống thì bao bì phải còn nguyên vẹn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Xử II hạt giống trước khi gieo theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Chậu nhựa chuyên dụng hoặc thùng xốp: sạch sẽ, không có mầm bệnh. Nếu là thùng xốp, cần đục các lỗ ở bên thành (sát mặt trong của đáy thùng) đề thoát nước.

- Đất trồng: Có thể sử dụng đất sạch trồng rau có nguồn gốc tự nhiên hoặc đất trồng rau hữu cơ (có thành phần chính là xơ dừa, vỏ trấu).

- Phân bón: Sử dụng phân bón phù hợp với từng loại rau. Tốt nhất nên sử dụng các loại phân vi sinh.

- Dụng cụ trồng và tưới nước: bộ dụng cụ trồng rau, bình tưới nước.

3. Trồng, chăm sóc và thu hoạch rau

Bước 1. Chuẩn bị đất trồng rau: Cho đất trồng vào chậu hoặc thùng xốp, cách miệng khoảng 5-7 cm (Hình 6.1a).

Bước 2. Gieo hạt hoặc trồng cây con: Dùng bay tạo những lỗ nhỏ trên bề mặt đất rồi đặt hạt hoặc cây rau giống vào, lấp đất và nên nhẹ, sau đó tưới nước cho cây. Tuỳ thuộc vào từng loại rau, cần chú ý đảm bảo mật độ và độ nông, sâu phù hợp (Hình 6.1b).

Bước 3. Chăm sóc: Tưới nước hằng ngày cho rau vào sáng sớm hoặc chiều mát, đặc biệt cần tưới nước thường xuyên hơn vào những ngày nắng nóng. Bón phân định kì với liều lượng theo quy định. Hằng ngày, kiểm tra nhằm phát hiện sâu, bệnh và có biện pháp xử lí kịp thời (Hình 6.1c).

Bước 4. Thu hoạch: Tuỳ thuộc vào từng loại rau và nhu cầu sử dụng, có thể thu hoạch toàn bộ một lần hoặc chia thành nhiều lần; thu hoạch bằng tay, bằng dao, bằng kéo,... Khi thu hoạch cần chú ý tránh làm rau bị giập nát (Hình 6.1d).

hinh-anh-bai-6-du-an-trong-rau-an-toan-6511-1

Hình 6.1. Các bước trong quy trình trồng rau trong chậu thùng xốp

4. Báo cáo kết quả dự án

Báo cáo có thể được trình bày dưới nhiều hình thức như sản phẩm thật, video, hinh ảnh, poster,...

III - Đánh giá

Sản phẩm của dự án có thể được đánh giá theo các tiêu chí sau:

1. Hình thức sản phẩm

Hình thức trình bày mẫu vật, tranh ảnh, video,.

2. Nội dung sản phẩm

Sự đầy đủ của thông tin thu thập, sự phù hợp của loại rau, dụng cụ, thiết bị..... sự chính xác của tính toán chi phí; số lượng, chất lượng sản phẩm,...

3. Trình bày sản phẩm

Khả năng diễn đạt, lập luận, trả lời câu hỏi,...

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 6: Dự án trồng rau an toàn | Công Nghệ 7 | Chương I - Trồng trọt - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.