Yêu cầu cần đạt: - Hiểu được kĩ thuật trổ giấy trong thực hành, sáng tạo sản phầm mĩ thuật. |
QUAN SÁT
Tìm hiểu sản phẩm mĩ thuật ứng dụng sử dụng nghệ thuật trổ giấy thủ công
- Sản phẩm mĩ thuật của nghệ thuật trổ giấy thủ công có đặc điểm gì?
- Nêu nét đẹp riêng của nghệ thuật trổ giấy thủ công trong sản phẩm mĩ thuật.
- Theo em, các sản phẩm mĩ thuật của nghệ thuật trổ giấy thủ công có thể sản xuất hàng loạt được không? Vì sao?
1. Hình trổ giấy thủ công trang trí ở đèn bàn(1)
2. Thiệp trổ giấy Quy trong bộ thiệp Long, Ly, Quy, Phượng(2)
1) Nguồn: Đặng Dương
(2) Nguồn: Nguyễn Đăng Chế
(Trang 43)
THỂ HIỆN
Bước 1: Tạo khung xương cho đèn từ vật liệu sẵn có như hợp carton, que tre, que kem,...
Bước 2: Sử dụng hình ảnh vẻ đẹp trong cuộc sống trang trí bằng phương pháp trổ giấy
Bước 3. Dán hình trang trí vào vị trí trung tâm của đèn
Bước 4: Cân chỉnh chi tiết và hoàn thiện sản phẩm
(Trang 44)
Nghệ thuật cắt, trổ giấy thủ công truyền thống tồn tại từ lâu đời trong nền văn hoá ở một số nước phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản,...), trong đó, Trung Quốc gọi nghệ thuật trổ giấy là Tiễn chỉ (Jianzhi), Nhật Bản gọi nghệ thuật trổ giấy là Ki-ri-ga-mi (Kirigami). Ở Việt Nam, nghệ thuật trổ giấy được sử dụng nhiều trong các sản phẩm trang trí như tranh, bưu thiếp..... Ngày nay, máy cất giấy laser đã được sử dụng thay thế, vừa tiết kiệm sức lao động, vừa đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nghệ thuật trổ giấy thủ công vẫn có sức sống bởi vẻ đẹp mộc mạc, độc đáo của sản phẩm đơn chiếc, điều mà sản phẩm sản xuất công nghiệp không thể có được.
Con hổ, tranh trổ giấy Việt Nam(1) |
THẢO LUẬN
Trưng bày sản phẩm mĩ thuật và thảo luận:
- Bạn đã sử dụng yếu tố, nguyên lí tạo hình nào trong quá trình thực hiện sản phẩm mĩ thuật.
- Bạn đã lựa chọn vật liệu, cách thức thực hiện sản phẩm như thế nào?
- Theo bạn, sản phẩm mĩ thuật bằng phương pháp trổ giấy có ưu điểm và hạn chế gì?
- Sản phẩm mĩ thuật từ phương pháp trổ giấy có thể biểu đạt tương quan về độ dày - mỏng của nét đặc - rỗng của hình được không? Vì sao?
Sản phẩm mĩ thuật của học sinh
1. Nguyễn Bá Hoàn (Bắc Ninh). Quà lưu niệm
(1) Nguồn: Tác giả
(Trang 45)
2. Ngô Quan Thế (Nam Định), Thiệp chúc mừng
3. Nguyễn Văn Thành (Ninh Bình), Qùa lưu niệm
4. Lê Hải (Vĩnh Phúc), Đèn lồng
VẬN DỤNG
Thực hiện một sản phẩm có tính trang trí ứng dụng cuộc sống bằng nghệ thuật trổ giấy thủ công sử dụng trang trí phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn,...
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn