Bài 13: Một số tác giả, tác phẩm mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại | Mĩ Thuật 8 | Chủ đề 7: Mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Bài 13: Một số tác giả, tác phẩm mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại


(Trang 54)

Yêu cầu cần đạt:

- Biết được giá trị tạo hình của nền Mĩ thuật Việt Nam hiện đại thông qua một số tác giả, tác phẩm.
- Viết được một bài luận về tác giả, tác phẩm hoặc vẽ theo một trường phải mĩ thuật Việt Nam hiện đại.
- Vận dụng kiến thức đã học xây dựng một video clip/ một tờ báo tường về nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
- Tự hào về nên mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại.

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-0
QUAN SÁT

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-1 Tìm hiểu đặc điểm tạo hình của một số tác phẩm mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại

  • Đặc điểm tạo hình của mĩ thuật Việt Nam thời kí hiện đại là gì?
  • Mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại thường khai thác những đề tài nào?

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-2

1. Nguyễn Tư Nghiêm, Con nghé, 1957, tranh sơn mài(1)

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-3

2. Lê Anh Vân, Chiến luỹ, 1984, tranh sơn dầu(2)

Mĩ thuật Việt Nam hiện đại có thể phân kì như sau: giai đoạn từ 1925-1945, mĩ thuật Việt Nam theo các khuynh hướng, trường phái nghệ thuật phương Tây, thông qua các hoạ sĩ được đào tạo ở Trường Mĩ thuật Đông Dương. Giai đoạn từ 1946 - 1975, mĩ thuật Việt Nam lấy khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa làm chủ đạo. Giai đoạn từ 1976 đến nay, mĩ thuật Việt Nam có nhiều khuynh hướng sáng tác đa dạng trong bối cảnh hội nhập thế giới ngày một sâu rộng.

(1), (2) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-4 THỂ HIỆN

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-5

Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật hiện đại Việt Nam

Thành tựu của mĩ thuật hiện đại Việt Nam được thể hiện qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở mỗi giai đoạn.

Trong giai đoạn đầu, các hoạ sĩ được tiếp thu nghệ thuật hiện đại phương Tây qua một số trường phái như: hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh với tác phẩm tranh lụa Chơi ô ăn quan (1931). hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí với tác phẩm tranh sơn mài Thiếu nữ trong vườn (1939), hoạ sĩ Tô Ngọc Vân với tác phẩm tranh sơn dầu Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), hoạ sĩ Nguyễn Khang với tác phẩm tranh sơn mài Đánh cá đêm trăng (1943).... Sau năm 1945, nhiều hoa sĩ đã tiếp nhận và phát triển phong cách hiện thực xã hội chủ nghĩa trong những sáng tác của mình, tiêu biểu có thể kể đến như: hoạ sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc với tác phẩm tranh sơn mài Tình quân dân (1949), hoạ sĩ Nguyễn Sáng với tác phẩm tranh sơn dầu Giặc đốt làng tôi (1954), hoạ sĩ Lê Quốc Lộc với tác phẩm tranh sơn mài Qua bản cũ (1957)....

Từ năm 1976 đến nay, nhiều tác phẩm mĩ thuật đã cho thấy sự đa dạng trong chất liệu (sơn dầu, sơn mài, màu nước, màu bột....), đề tài (phong cảnh, chân dung, sinh hoạt,...) đã cho thấy mĩ thuật hiện đại Việt Nam thành công trong việc tiếp nói truyền thống cũng như hội nhập với các trào lưu mĩ thuật trên thế giới

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-6

1. Nguyễn Phan Chánh, Chơi ô ăn quan, 1931, tranh lụa. Nguồn: Bộ sưu tập cá nhân(1)

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-7

2. Nguyễn Sáng, Giặc đốt làng tôi, 1954, tranh sơn dầu(2)

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-8

3. Tô Ngọc Vân, Thiếu nữ bên hoa huệ, 1943, tranh sơn dầu

(1), (3) Nguồn: Bộ sưu tập cá nhân
(2) Nguồn Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam

(Trang 56)

Về điêu khắc, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim với tác phẩm tượng Chân dung Bác Hồ (1946), nhà điêu khắc Diệp Minh Châu với tác phẩm tượng Võ Thị Sáu (1958), nhà điêu khắc Nguyễn Hải với các tác phẩm tượng Mùa xuân chiến thắng (1976).....

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-9

1. Diệp Minh Châu, Tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi (Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc), 1990, chất liệu đồng(1)

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-10

2. Trịnh Dân, Cắt dây thép gai, 1980, tượng gang(2)

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-11

3. Dương Đăng Cần, Tình đất hương cây, tượng gỗ(3)

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-12 Lựa chọn một trong hai cách thực hành:

- Viết bài giới thiệu về một tác giả, tác phẩm mĩ thuật Việt Nam hiện đại từ 10 đến 15 câu.
- Khai thác ngôn ngữ tạo hình của một tác phẩm mĩ thuật trong thời kì mĩ thuật Việt Nam hiện đại vào sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.

(1) Nguồn: Tác giả.
(2), (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam.

(Trang 57)

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-13THẢO LUẬN

Trưng bày sản phẩm mĩ thuật và thảo luận:

- Sản phẩm mĩ thuật của bạn khai thác vẻ đẹp tạo hình hay đề tài trong tác phẩm mĩ thuật nào?
- Bài viết của bạn giới thiệu, phân tích tác giả, tác phẩm nào của nền mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại? Vì sao bạn chọn tác giả, tác phẩm ấy?
- Khi viết bài, bạn đã khai thác thông tin từ nguồn nào? Điều thuận lợi và khó khăn của bạn khi tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm là gì? Bạn đã khắc phục điều này như thế nào?

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-14

1. Bùi Tiến Dũng (Hà Giang). Đi chợ, sản phẩm mĩ thuật từ màu bột

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-15

2. Vương Thu Trang (Bạc Liêu), Đi cấy, mĩ thuật từ đất nặn

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-16

3. Mai Thu Bình (Lai Châu), Giã bánh giầy, sản phẩm mĩ thuật từ màu goát

hinh-anh-bai-13-mot-so-tac-gia-tac-pham-mi-thuat-viet-nam-thoi-ki-hien-dai-6196-17 VẬN DỤNG

Tìm hiểu, làm video clip (hoặc vẽ sơ đồ) giới thiệu về tác giả, tác phẩm tiêu biểu của nền mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 13: Một số tác giả, tác phẩm mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại | Mĩ Thuật 8 | Chủ đề 7: Mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại - Lớp 8 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Mĩ Thuật 8

  1. Chủ đề 1: Hình tượng con người trong mĩ thuật
  2. Chủ đề 2: Vẻ đẹp trong nghệ thuật truyền thống
  3. Chủ đề 3: Niềm vui, hạnh phúc
  4. Chủ đề 4: Mĩ thuật thế giới thời kì hiện đại
  5. Kiểm tra, trưng bày sản phẩm cuối học kì I
  6. Chủ đề 5: Vẻ đẹp trong lao động
  7. Chủ đề 6: Giao thông công cộng trong sáng tạo mĩ thuật
  8. Chủ đề 7: Mĩ thuật Việt Nam thời kì hiện đại
  9. Chủ đề 8: Hướng nghiệp
  10. Kiểm tra, trưng bày sản phẩm cuối năm

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

error code: 525