Nội Dung Chính
- Bài 1 Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân và tại chỗ ném biên
- 1) Mở đầu
- 2 Kiến thức mới
- 3 Luyện tập
- b) Luyện tập cặp đôi
- 4 Vận dụng
- Bài 2 Kĩ thuật dừng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân
- 1) Mở đầu
- 2) Kiến thức mới
- 3 Luyện tập
- 4 Vận dụng
- Bài 3 Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân
- 1) Mở đầu
- 2 Kiến thức mới
- 3 Luyện tập
- 4 Vận dụng
(Trang 65)
Bài 1 Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân và tại chỗ ném biên
Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Thực hiện được bài tập bổ trợ, kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân và kĩ thuật tại chỗ ném biên.
- Biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và luyện tập.
- Khiêm tốn học hỏi và chủ động hợp tác với bạn trong học tập.
1) Mở đầu
a) Khởi động
- Khởi động chung: Chạy tại chỗ, xoay các khớp, ép dọc, ép ngang.
- Khởi động chuyên môn: Chạy đá lăng cẳng chân ra trước, ra sau, sang hai bên cự li 8 – 12 m; tâng bóng bằng đùi, bằng lòng bàn chân; dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân trên đường thẳng từ chậm đến nhanh cự li 15 – 20 m, từng cặp đôi di chuyển ngang phối hợp chuyền bóng bằng lòng bàn chân và dừng bóng lăn bằng mu giữa bàn chân cự li 4 – 6 m.
b) Trò chơi hỗ trợ khởi động
Ném bóng đúng hướng
Hình 1. Trò chơi Ném bóng đúng hướng
(Trang 66)
- Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi bạn cầm một quả bóng đá. Phía trước mỗi đội là khu vực giới hạn ném bóng rộng 1,5 m (Hình 1).
- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn của mỗi đội bước đến sau vạch giới hạn và ném bóng bằng hai tay trên cao vào khu vực giới hạn. Trong mỗi lượt chơi, mỗi bạn chỉ ném bóng một lần. Kết thúc mỗi lượt chơi, đội có số bạn ném bóng trúng khu vực giới hạn nhiều nhất là đội thắng cuộc.
2 Kiến thức mới
a) Bài tập bổ trợ
Tâng bóng bằng mu giữa bàn chân:
- TTCB: Đứng hai chân hẹp hơn vai, hai tay cầm bóng trước ngực.
- Thực hiện: Đưa tay ra trước 25 – 30 cm và thả bóng (Hình 2a). Khi bóng rơi xuống, đứng thẳng người trên chân không thuận, cẳng chân thuận đưa ra trước, lên cao 20 – 25 cm, bàn chân duỗi song song với mặt đất; dùng mu giữa bàn chân tiếp xúc với mặt dưới của bóng. Kết hợp giữa lực nâng cẳng chân và lực nẩy của bóng để có đường bóng nẩy lên cao ngang gối (Hình 2b). Liên tục lặp lại động tác bằng chân thuận hoặc luân phiên hai chân thành tâng bóng bằng mu giữa bàn chân.
Hình 2. Tăng bóng bằng mu giữa bàn chân
b) Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân
Tại chỗ đá bóng bằng mu giữa bàn chân
Hình 3. Tại chỗ đá bóng bằng mu giữa bàn chân
+ TTCB: Đứng chân trước, chân sau, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân (hoặc dồn nhiều trên chân sau). Chân trước (chân trụ), bàn chân đặt ngang bóng, thẳng với hướng đá bóng đi, cách bóng 10 – 15 cm (phía cùng bên chân trụ). Chân sau (chân đá bóng) cách chân trước một bước, bàn chân đặt chếch với hướng đá bóng khoảng 30° (Hình 4).
(Trang 67)
Hình 4. Vị trí, khoảng cách giữa bàn chân trụ và bóng
+ Thực hiện: Chuyển trọng lượng cơ thể lên chân trụ, đồng thời hơi khuỵu khớp gối chân trụ và đưa nhanh chân đá bóng từ sau ra trước (Hình 3a), bàn chân duỗi thẳng hướng xuống đất, dùng mu giữa bàn chân đá vào phần giữa, phía sau bóng (Hình 3b). Kết thúc, chân đá bóng tiếp tục lăng ra trước (Hình 3c) và tiếp đất ở phía trước chân trụ một bước để giữ thăng bằng.
- Phối hợp 1, 3, 5 bước đà đá bóng:
+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, cách bóng 1, 3, 5 bước đà; chân đá bóng đặt trước, chân trụ đặt sau, thân người hướng về phía đá bóng đi.
+ Thực hiện: Chạy đà với tốc độ tăng dần, ở bước cuối, chân trụ bước dài ra trước, bàn chân đặt vào vị trí làm trụ theo thứ tự từ gót đến cả bàn chân, gối khuỵu để hạ thấp trọng tâm. Khi chân trụ tiếp đất, chân đá bóng đưa nhanh ra trước và dùng mu giữa bàn chân đá bóng. Sau khi bóng rời chân, bước tiếp ra trước một, hai bước để giảm tốc độ và giữ thăng bằng.
c) Kĩ thuật tại chỗ ném biên
Hình 5. Tại chỗ ném biên
- TTCB: Đứng chân trước chân sau (hoặc đứng hai chân rộng bằng vai), thân người hướng về phía ném bóng đi, hai tay cầm bóng trước ngực.
- Thực hiện: Chuyển trọng lượng cơ thể lên chân sau, thân trên ngả ra sau, hai tay đưa bóng lên cao, ra sau đầu (Hình 5a). Đạp mạnh chân sau chuyển trọng lượng cơ thể lên chân trước, vươn người lên cao, ra trước (Hình 5b). Hai tay đồng thời đưa nhanh bóng qua đầu (chuyển động liên tục) theo hướng từ sau lên cao, ra trước (Hình 5c), thời điểm bóng rời tay, hai chân không được rời khỏi mặt đất. Kết thúc, hai tay và thân người vươn theo bóng (Hình 5d).
3 Luyện tập
a) Luyện tập cá nhân
- Luyện tập không bóng.
+ Tại chỗ luyện tập bài tập bổ trợ tâng bóng bằng mu giữa bàn chân.
(Trang 68)
+ Tại chỗ mô phỏng động tác đặt chân trụ, vung chân đá bóng bằng mu giữa bàn chân, thực hiện 5 – 7 lần.
+ Mô phỏng chạy đà 1, 3, 5 bước phối hợp đặt chân trụ, vung chân đá bóng bằng mu giữa bàn chân, thực hiện 2 – 3 phút.
+ Tại chỗ mô phỏng kĩ thuật ném biên, thực hiện 5 – 7 lần.
- Luyện tập có bóng:
+ Tại chỗ đá bóng vào tường từ khoảng cách 3 – 4 m, 5–6 m bằng mu giữa bàn chân, dừng bóng nẩy ra bằng lòng bàn chân hoặc bằng đùi, thực hiện 3 – 5 lần.
+ Tại chỗ ném bóng vào tường từ khoảng cách 3 – 5 m bằng kĩ thuật ném biên, thực hiện 3 – 5 lần.
b) Luyện tập cặp đôi
Luân phiên giúp bạn luyện tập:
- Dùng chân giữ bóng cho bạn luyện tập đặt chân trụ, vung chân lăng và tiếp xúc bóng bằng mu giữa bàn chân, mỗi bạn thực hiện 3 – 5 lần.
- Đá bóng cho nhau bằng mu giữa bàn chân từ khoảng cách 5 – 6 m, 7 – 8 m, mỗi bạn thực hiện 3 – 5 lần.
- Ném bóng cho nhau bằng kĩ thuật ném biên từ khoảng cách 5 – 7 m, mỗi bạn thực hiện 5 – 7 lần.
c) Luyện tập nhóm
Hình 6. Phối hợp chuyển bóng, di chuyển đón, dừng bóng và đá bóng vào cầu môn bằng mu giữa bàn chân
Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập:
- Đặt bóng cố định, chạy đà và đá bóng bằng mu giữa bàn chân vào cầu môn từ khoảng cách 6 – 7 m, mỗi bạn thực hiện 2 – 3 lần.
- Lần lượt từng nhóm hai bạn di chuyển ngang, phối hợp chuyền và dùng bóng bằng mu giữa bàn chân từ khoảng cách 4 – 5 m.
- Phối hợp nhóm: Chuyền bóng, di chuyển đón và dừng bóng, đá bóng vào cầu môn bằng mu giữa bàn chân, mỗi bạn thực hiện 2 – 3 lần (Hình 6).
(Trang 69)
- Các bạn trong mỗi hàng luân phiên ném (bằng kĩ thuật tại chỗ ném biên) và bắt bóng
từ khoảng cách 5 – 7 m, mỗi bạn thực hiện 2 – 3 lần (Hình 7).
Hình 7. Luân phiên bắt bóng và tại chỗ ném biên cho bạn tiếp theo
d) Hướng dẫn đánh giá kết quả luyện tập
Tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn qua những nội dung sau:
- Vị trí đặt chân trụ, vị trí tiếp xúc giữa mu bàn chân và bóng.
- Tính nhịp điệu khi phối hợp chạy đà và đá bóng.
- Khả năng phối hợp lực toàn thân, tính nhịp điệu và đồng thời của hai tay khi ném biên.
e) Trò chơi vận động
Thi tâng bóng
Hình 8. Trò chơi Thi tâng bóng
- Mục đích: Rèn luyện năng lực phối hợp vận động.
- Chuẩn bị Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm đứng thành một hàng ngang với giãn cách 2 – 3 m, mỗi bạn trong nhóm có một quả bóng đá. Các bạn của nhóm thực hiện trò chơi ở lần tiếp theo là người đếm số lần tâng bóng của bạn đối diện.
(Trang 70)
- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, các bạn trong mỗi nhóm đồng loạt tâng bóng bằng mu giữa bàn chân trong 2 phút, bóng chạm đất được nhặt lên và tiếp tục số lần tâng bóng. Kết thúc mỗi lượt chơi, bạn tâng bóng bằng mu giữa bàn chân được nhiều lần nhất của nhóm là bạn thắng cuộc (Hình 8).
4 Vận dụng
- Vận dụng kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân và tại chỗ ném biên để luyện tập hằng ngày và thi đấu cùng các bạn.
- Đá bóng bằng mu giữa bàn chân, vị trí đặt chân trụ và tư thế thân người phải đạt những yêu cầu nào?
- Khi ném biên, sự chuyển động nhịp điệu, liên tục và đồng thời của hai tay có tác dụng gì?
Bài 2 Kĩ thuật dừng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân
Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Thực hiện được kĩ thuật dừng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân.
- Biết lựa chọn trò chơi và các bài tập vận động phù hợp với nội dung bài học để rèn luyện hằng ngày.
- Tự chủ, sáng tạo trong học tập và tự rèn luyện thân thể.
1) Mở đầu
a) Khởi động
- Khởi động chung: Chạy chậm theo vòng tròn, xoay các khớp, ép dọc, ép ngang.
- Khởi động chuyên môn: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ cự li 10 – 15 m; dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân tăng dần tốc độ cự li 15 – 20 m, tâng bóng bằng mu giữa bàn chân; đá bóng qua lại bằng lòng bàn chân cự li 8-10 m.
b) Trò chơi hỗ trợ khởi động
Tranh bóng
- Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm đứng xung quanh vòng tròn lớn có đường kính 6 – 7 m. Giữa vòng tròn lớn về một vòng tròn nhỏ có đường kính 1,5 – 2 m, trong vòng tròn đặt một số quả bóng đá có số lượng ít hơn số người tham gia trò chơi (Hình 1).
- Thực hiện. Khi có hiệu lệnh, các bạn nhanh chóng chạy đến vị trí đặt bóng, tranh bóng và dùng hai cổ chân, bàn chân kẹp bóng (không được sử dụng tay), bật nhảy bằng
(Trang 71)
hai chân trở về vị trí ban đầu. Bóng rơi ở vị trí nào được thực hiện lại ở vị trí đó. Trong mỗi lượt chơi, bạn trở về vị trí đầu tiên là bạn thắng cuộc. Những bạn không tranh được
bóng có nhiệm vụ chuyển bóng về vòng tròn nhỏ cho lượt chơi tiếp theo.
Hình 1. Trò chơi Tranh bóng
2) Kiến thức mới
a) Kĩ thuật dừng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân
Hình 2. Kĩ thuật dừng bóng bằng bằng mu giữa bàn chân
- Tại chỗ dùng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân:
+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, khoảng cách giữa hai chân bằng một bước chân, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân; chân trụ (chân không thuận) đặt trước, bàn chân thẳng với hướng bóng đến; chân dừng bóng (chân thuận) đặt sau, thân người hơi ngả ra trước, mắt quan sát bóng.
+ Thực hiện: Khi bóng đến, chuyển trọng lượng cơ thể lên chân trụ, chân dùng bóng đưa ra trước, lên cao, khớp gối hơi co, bàn chân hơi duỗi (Hình 2a), dùng mu giữa bàn chân tiếp xúc vào phía trước, hơi chếch dưới của bóng (Hình 2b). Tại thời điểm chạm bóng, hạ nhanh đùi và cẳng chân theo hướng từ trên xuống dưới, ra sau để dừng bóng (Hình 2c). Kết thúc, dừng bóng và thu chân về chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo (Hình 2d).
- Di chuyển đón bóng và dùng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân:
+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân, mắt quan sát hướng chuyển động của bóng và xác định vị trí bóng rơi.
(Trang 72)
+ Thực hiện: Di chuyển đến vị trí bóng rơi và thực hiện kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân.
b) Phối hợp dừng bóng bổng, chuyền bóng và đá vào cầu môn
Hình 3. Phối hợp dừng bóng bổng, chuyển bóng và đá bóng vào cầu môn
- Chuẩn bị:
+ Mỗi nhóm đứng thành một hàng dọc sau vạch xuất phát.
+ Vị trí A: Vị trí đứng của bạn hỗ trợ luyện tập (có nhiệm vụ tung bóng bổng đến vị trí dừng bóng).
+ Vị trí B: Vị trí nhận và dừng bóng.
+ Vị trí C. Vị trí đứng của bạn hỗ trợ luyện tập (có nhiệm vụ nhận và chuyển bóng).
+ Vị trí D: Vị trí di chuyển đến nhận bóng từ vị trí C và đá bóng vào cầu môn.
- Thực hiện. Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn di chuyển đến vị trí B, dừng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân do bạn ở vị trí A tung đến và chuyền bóng cho bạn ở vị trí C. Sau đó, di chuyển nhanh đến vị trí D nhận bóng từ vị trí C chuyền đến và đá bóng vào cầu môn (Hình 3),
3 Luyện tập
a) Luyện tập cá nhân
- Luyện tập không bóng: Tại chỗ và di chuyển mô phỏng động tác dùng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân, thực hiện 5 – 7 lần.
- Luyện tập có bóng:
+ Thả (hoặc tung) và dừng bóng rơi xuống bằng mu giữa bàn chân, thực hiện 5 – 7 lần.
+ Tung (hoặc ném) bóng vào tường, dừng bóng nẩy ra (bóng bổng) bằng mu giữa bàn chân từ khoảng cách 3 – 5 m, thực hiện 5 – 7 lần.
(Trang 73)
b) Luyện tập cặp đôi
Luân phiên tung bóng giúp bạn luyện tập tại chỗ và di chuyển dừng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân từ khoảng cách 5 – 6 m, từng kĩ thuật mỗi bạn thực hiện 3 – 5 lần.
c) Luyện tập nhóm
Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập:
- Tại chỗ dừng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân, bóng do hai hoặc ba bạn đứng đối diện lần lượt tung đến, mỗi bạn thực hiện 3 – 5 lần (Hình 4).
Hình 4. Dừng bóng bằng bằng mu giữa bàn chân, bóng do các bạn lần lượt tung đến
- Di chuyển sang phải, sang trái dừng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân. Bóng do hai bạn đứng đối diện luân phiên tung đến, mỗi bạn thực hiện 3 – 5 lần.
- Tại chỗ quay các hướng dừng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân và chuyền bóng cho bạn hỗ trợ bằng các kĩ thuật đã học. Bóng do ba (hoặc bốn) bạn lần lượt tung đến, mỗi bạn thực hiện 3 – 5 lần (Hình 5).
- Phối hợp dừng bóng bổng, chuyền bóng, di chuyển đón bóng và đá bóng vào cầu môn, thực hiện lần lượt 3 – 5 lần (Hình 3).
Hình 5. Tại chỗ quay các hướng dùng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân, bóng do các bạn lần lượt tung đến
(Trang 74)
d) Hướng dẫn đánh giá kết quả luyện tập
Tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn qua những nội dung sau:
- Điểm tiếp xúc giữa chân và bóng khi dừng bóng.
- Tính nhịp điệu của hoạt động dừng bóng.
- Mức độ kiểm soát bóng sau khi thực hiện kĩ thuật.
e) Trò chơi vận động
Bật nhảy xoay người 180°
Hình 6. Trò chơi Bật nhảy xoay người 180°
- Mục đích: Rèn luyện năng lực định hướng trong không gian, năng lực thăng bằng và sức bật.
- Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch xuất phát, trước mỗi đội là một hàng dọc các vòng tròn cách nhau 0,5 – 0,6 m.
- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn của mỗi đội từ sau vạch xuất phát liên tục bật nhảy lên cao xoay người 180° và tiếp đất ở các vòng tròn tiếp theo để đến đích (Hình 6), bạn thực hiện sau chỉ xuất phát khi bạn phía trước đã vượt qua vạch đích (ở mỗi vòng tròn, nếu xoay người không đủ 180° hoặc tiếp đất ở ngoài vòng tròn phải thực hiện lại). Đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.
4 Vận dụng
- Em hãy sử dụng các bài tập dùng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân để cùng bạn tự rèn luyện hằng ngày.
- So với kĩ thuật dừng bóng bằng bổng lòng bàn chân, dừng bóng bổng bằng mu giữa bàn chân có những thuận lợi gì?
- Trong thi đấu bóng đá, dùng bóng có cần thiết phải để bóng nằm tại chỗ hay không?
(Trang 75)
Bài 3 Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân
Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Thực hiện được kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân.
- Biết một số điều luật cơ bản trong thi đấu bóng đá 7 người.
- Chủ động giữ gìn an toàn trong luyện tập cho bản thân và cho các bạn.
1) Mở đầu
a) Khởi động
- Khởi động chung: Chạy chậm theo địa hình tự nhiên, xoay các khớp, ép dọc, ép ngang.
- Khởi động chuyên môn: Tâng bóng bằng mu giữa bàn chân; dẫn bóng bằng mu trong bàn chân trên đường thẳng, đường vòng từ chậm đến nhanh cự li 15 – 20 m đá bóng qua lại bằng mu giữa bàn chân cự li 10 – 15 m.
b) Trò chơi hỗ trợ khởi động
Đá bóng trúng đích
Hình 1. Trò chơi Đá bóng trúng đích
- Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch chuẩn bị. Mỗi bạn cầm một quả bóng đá.
- Thực hiện. Khi có hiệu lệnh lần thứ nhất, từng bạn bước đến vạch giới hạn, đặt bóng vào vòng tròn và đứng quay lưng về phía cầu môn (Hình 1). Khi có hiệu lệnh lần thứ hai, nhanh chóng quay lại và đá bóng vào cầu môn. Kết thúc, đội có số lần đá bóng vào cầu môn nhiều nhất là đội thắng cuộc.
(Trang 76)
2 Kiến thức mới
a) Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân
- TTCB: Đứng chân trước chân sau, khoảng cách giữa hai bàn chân bằng một bước chân, trọng lượng cơ thể dồn nhiều trên chân trái (hoặc dồn đều trên hai chân). Chân trái (chân trụ) đặt trước, bàn chân ngang với bóng, cách bóng 15 – 20 cm, chân phải (chân dẫn bóng) đặt sau, hai tay co hoặc duỗi tự nhiên, mắt nhìn bóng (Hình 2a).
Hình 2. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân
- Thực hiện: Chân phải đưa từ sau ra trước, bàn chân hướng xuống dưới và hơi chếch vào trong, dùng mu ngoài bàn chân (được giới hạn từ ngón chân út tới mắt cá ngoài của bàn chân) đá nhẹ vào phía sau, giữa bóng (Hình 2b, 2c) để bóng lăn ra trước khoảng 0,5 – 1 m. Luân phiên lặp lại động tác kết hợp di chuyển ra trước để dẫn bóng (Hình 2d). Dẫn bóng bằng chân trái thực hiện ngược lại.
b) Phối hợp chuyền bóng, dừng bóng, dẫn bóng và đá bóng vào cầu môn
Hình 3. Phối hợp chuyền bóng, dừng bóng, dẫn bóng và đá bóng vào cầu môn
Chuẩn bị (Hình 3):
+ Mỗi nhóm đứng thành một hàng dọc sau vạch xuất phát.
+ Vị trí A (Vị trí đứng của bạn hỗ trợ luyện tập): Chuyền bóng đến vị trí C.
+ Vị trí B (Vị trí đứng của bạn thực hiện nội dung phối hợp): Di chuyển đến vị trí C dừng bóng, dẫn bóng và đá bóng vào cầu môn.
(Trang 77)
+ Vị trí C: Vị trí nhận và dừng bóng.
+ Vị trí D: Vị trí đá bóng vào cầu môn.
- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn đứng vào vị trí B, di chuyển đến vị trí C nhận bóng và dừng bóng do bạn từ vị trí A chuyền đến. Sau đó dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân đến vị trí D và đá bóng vào cầu môn.
c) Một số điều luật cơ bản trong thi đấu bóng đá 7 người
Trang phục của cầu thủ (Luật IV)
- Trang phục cơ bản và bắt buộc của một cầu thủ gồm: Áo, quần, bít tất, bọc ống quyển và giày vải hoặc giày vải đế có núm cao su.
- Cầu thủ không được mang bất kì vật gì có thể gây nguy hiểm cho cầu thủ khác.
- Bọc ống quyển phải được bít tất dài phủ kín. Nguyên vật liệu của bọc ống quyển phải thích hợp và có khả năng bảo vệ cao.
- Thủ môn phải mặc áo khác màu với các cầu thủ khác, trọng tài và thủ môn đội bạn. Cầu thủ của 2 đội phải mặc áo khác màu nhau và khác màu trọng tài.
Những quả phạt (Luật XIII)
- Trong bóng đá 7 người, tất cả những quả phạt đều là trực tiếp và bàn thắng được công nhận khi cầu thủ đá phạt sút thẳng bóng vào cầu môn đối phương. Nếu cầu thủ đó đá vào cầu môn đội mình, bàn thắng không được công nhận, đối phương được đá phạt góc để tiếp tục trận đấu.
- Khi thực hiện quả phạt, cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 6 m.
- Quy định về thực hiện quả phạt trên vạch 13 m.
+ Cầu thủ vi phạm những lỗi thô bạo, nghiêm trọng, ngăn cản một cơ hội ghi bàn hoặc phản đối quyết định của trọng tài, có hành vi khiếm nhã, lời lẽ thô tục mà vị trí phạm lỗi ở bất kì điểm nào ngoài khu vực phạt đền, trên phần sân của đội phạm lỗi; không kể bóng ở đâu miễn là đang trong cuộc thì đội bóng đó sẽ bị phạt quả trực tiếp tại điểm giữa đường 13 m.
+ Khi đá quả phạt 13 m, trừ thủ môn đội bị phạt, tất cả các cầu thủ của 2 đội bóng phải đứng sau đường 13 m, cầu thủ đội phạt phải đứng cách xa điểm đặt bóng 6 m, cầu thủ đá phạt phải sút bóng với mục đích ghi bàn thắng chứ không được quyền chuyền bóng cho cầu thủ khác.
+ Trước khi quả phạt thực hiện xong, không một cầu thủ nào được chạm bóng cho đến khi bóng chạm thủ môn, cột dọc, xà ngang hay ra ngoài các đường giới hạn.
(Trang 78)
3 Luyện tập
a) Luyện tập cá nhân
- Luyện tập không bóng: Tại chỗ và di chuyển ra trước mô phỏng kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, luân phiên đổi chân, thực hiện 3 – 5 lần.
- Luyện tập có bóng:
+ Dẫn bóng trên đường thẳng bằng mu ngoài bàn chân từ chậm đến nhanh, từ chân thuận đến chân không thuận cự li 10 – 15 m, thực hiện 3 – 5 lần.
+ Dẫn bóng trên đường vòng bằng mu ngoài bàn chân từ chậm đến nhanh, từ chân thuận đến chân không thuận cự li 10 – 15 m, thực hiện 3 – 5 lần.
b) Luyện tập nhóm
Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập:
Hình 4. Dẫn bóng luồn cọc bằng mu ngoài bàn chân và đá bóng vào cầu môn
- Dẫn bóng luồn cọc bằng mu ngoài bàn chân (bằng chân phải khi vòng sang phải và ngược lại) từ chậm đến nhanh. Khi qua cọc cuối, thực hiện đá bóng vào cầu môn từ khoảng cách 6 – 8 m, mỗi bạn thực hiện 2 – 3 lần (Hình 4).
- Phối hợp chuyền bóng, dừng bóng, dẫn bóng và đá bóng vào cầu môn (Hình 3).
c) Hướng dẫn đánh giá kết quả luyện tập
Tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của các bạn qua những nội dung sau:
- Mức độ thực hiện kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân.
- Vị trí đặt chân trụ khi dẫn bóng.
- Vị trí tiếp xúc giữa chân và bóng khi dẫn bóng.
- Hướng bóng lăn sau mỗi lần chân tiếp xúc bóng.
- Sự nhịp nhàng trong phối hợp các động tác.
(Trang 79)
d) Trò chơi vận động
Di chuyển đồng đội
Hình 5. Trò chơi Di chuyển đồng đội
- Mục đích: Rèn luyện năng lực phối hợp vận động, tinh thần đồng đội.
- Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành ba hàng dọc sau vạch giới hạn. Ba bạn đứng đầu hàng của mỗi đội khoác tay nhau và mỗi bạn cầm một quả bóng bằng hai tay.
- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng nhóm 3 bạn của mỗi đội khoác tay nhau (Hình 5) chạy vòng qua nấm, trở về vạch giới hạn trao bóng cho nhóm 3 bạn tiếp theo và trở về cuối hàng, việc trao và nhận bóng chỉ thực hiện tại vạch giới hạn. Quá trình thực hiện trò chơi nếu bóng rơi hoặc rời tay nhau ở vị trí nào phải thực hiện lại trò chơi trừ vị trí đó. Kết thúc mỗi lượt chơi, đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.
4 Vận dụng
- Em hãy sử dụng các bài tập dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân để tự luyện tập và thi đấu tập.
- So sánh sự khác biệt giữa dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân trên đường thẳng và đường vòng.
- Hãy nêu những sai sót thường gặp trong luyện tập dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn