Thương vợ - Trần Tế Xương | Ngữ văn 11 (tập một) - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Thương vợ - Trần Tế Xương


Kết quả cần đạt

  • Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm thương yêu, quý trọng ngừi vợ cùng những tâm sự của nhà thơ.
  • Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ: sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Tiểu dẫn

Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định). Tú Xương chỉ sống 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,... sáng tác của Tú Xương gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.

Thơ xưa viết về người vợ đã ít, đã viết về người vợ khi đang còn sống càng hiếm hoi hơn, Thơ Trần Tế Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, có hẵn một đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối. Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng.

Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.

Văn bản

Quanh năm buôn bán ở mom sông (1),
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo(2) mặt nước buổi đò đông.

_______________________
(1) Mom sống: phần đất ở bờ sống nhô ra phía lòng sống, nơi người làng chài thường hay tụ tập mua bán.
(2) Eo seo: kì kèo, kêu ca phàn nà một cách khó chịu. 

Một duyên(1) hai nợ(2) âu đành phận(3),
Năm nắng mười mưa dám quảng công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.

____________________________________________________________

(Thơ văn Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1984)

Hướng dẫn học bài

  1. Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo.)
  2. Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.
  3. Lời ''chửi'' trong hai câu thơ cuối là của ai, có ý nghĩa gì?
  4. Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh(chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Ghi nhớ

Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xường: cảm xúc chân thành, lời giản dị mà sâu sắc.

Luyện tập

Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ trên.

__________________
(1) Duyên: ở đây có nghĩa là quan hệ vợ chồng do trời định sẵn.
(2) Nợ: ở đây có nghĩa là gánh nặng phải chịu. Người xưa cho rằng vợ chồng lấy nhau nếu tốt đẹp là duyên, trái lại thì là nợ.
(3) Âu đành phận (âu đành- tiếng cổ: thôi đành): thôi đành do số phận.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Thương vợ - Trần Tế Xương | Ngữ văn 11 (tập một) - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.