Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân | Ngữ văn 11 (tập một) - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân


Kết quả cần đạt

Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng cá nhân.

Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và quy tắc chung.

Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc.

I- Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội

Ngôn ngữ là tài sản chung của dân tộc, một cộng đồng xã hội (có thể bao gồm những người cùng dân tộc, hoặc thuộc các dân tộc khác nhau). Muốn giao tiếp với nhau, xã hội phải có phương tiện chung, tỏng đó phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ. Phương tiện đó vừa giúp cho mỗi cá nhân trình bày những nội dung mà mình muốn biểu hiện, vừa giúp họ lĩnh hội được lời nói người khác. Cho nên, mỗi cá nhân đều phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.

Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện sau:

1. Trong thành phần của ngôn ngữ có những yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng. Mỗi cá nhân đều cần tích lũy những yếu tố chung đó và biết sử dụng chúng để tạo nên lời nói, đáp úng nhu cầu biểu hiện nội dung và giao tiếp với người khác. Những yếu tố chung bao gồm:

- Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu,...). Ví dụ: a, e, i, o, b, h, t,... thanh huyền, thanh sắc, thanh ngang,...

- Các tiếng (tức các âm tiết) do sự kết hợp của các âm và thanh theo những quy tắc nhất định. Ví dụ: nhà, cây, người, thủy, chiến, vô,...

Các từ. Ví dụ: đất, nước, đẹp đẽ, xe đạp, máy bay, cà chua, mồ hôi, và, nhưng, hoặc, sẽ, hãy, chứ, à,...

Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ). Ví dụ: thuận buồm xuôi gió, nước đổ đầu vịt, chân ướt chân ráo, cay như ớt, cao như núi, nói toặc móng heo, của đáng tội, nói tóm lại,...

2. Tính chung còn thể hiện ở các quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ. Các quy tắc và phương thức này được hình thành dần trong lịch sử phát triển của một ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo, nếu muốn cho sự giao tiếp với cộng đồng đạt được hiệu quả. Ví dụ một số quy tắc hoặc phương thức như:

- Quy tắc cấu tạo các kiểu câu. Ví dụ: cấu tạo kiểu câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân- kết quả (bằng cặp quan hệ từ vì.... (cho) nên... và hai cụm chủ - vị) như: Vì ta khăng khít cho người dở dang (Truyện Kiều)

- Phương thức chuyển nghĩ từ: chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh. Ví dụ: chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ đối với các từ chỉ trạng thái của quả cây (non, già, chín) sang chỉ các mức độ của nhận thức, trí tuệ (suy nghĩ còn non, suy nghĩ đã chín, suy nghĩ đã chín, suy nghĩ già dặn).

Còn nhiều quy tắc và phương thức chung khác nữa thuộc các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách,... của ngôn ngữ. Chúng có tính chất phổ biến và bắt buộc đối với mọi cá nhân khi yaoj ra lời nói để thực hiện việc giao tiếp với các cá nhân khác trong cộng đồng xã hội.

ll - Lời nói - Sản phẩm riêng của cá nhân

Khi giao tiếp (nói hoặc viết), mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Lời nói (gồm lời nói miệng và văn viết) của mỗi cá nhân vừa được tạo ra nhờ các yếu tố và quy tắc, phương thức chung vừa có sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân. Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở các phương diện như sau:

1. Giọng nói cá nhân. Khi nói, giọng nói mỗi người có một vẻ riêng không giống người khác, tuy rằng mỗi người vẫn dùng các âm, các thanh chung thuộc ngôn ngữ của cộng đồng. Chính vì vẻ riêng trong giọn nói của cá nhân àm ta có thể nhân ra giọng nói của người quen ngay cả khi không nhìn thấy hay không tiếp xúc trực tiếp với người đó.

2. Vốn từ ngữ cá nhân. Mặc dù từ vựng của mỗi ngôn ngữ là tài sản chung của mọi người, nhưng mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng những từ ngữ nhất định. Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện: lứa tuổi, giới tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống,...Chẳng hạn, đây là lời nhận định của một cháu bé về lời nói của  người bác:

Bác nói, giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời. Sợ bác nói là hãi...

Các từ trời, giời, sợ, hãi đều thuộc từ vựng chung của tiếng Việt. Nhưng người bác lại quen dùng từ giời, từ hãi, còn đứa cháu thì quen dùng từ trời, từ sợ.

3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữu chung quen thuộc. Từ ngữ là vốn chung quen thuộc của xã hội, nhưng ở lời nói cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong kết hợp từ ngữ, trong việc tách từ, gộp từ chuyển loại từ hoặc trong sắc thái phong cách,... tạo nên những sự biểu hiện mới. Ví dụ, trong câu thơ của Xuân Diệu: Tôi muốn buộc gió lại - Cho hương đừng bay đi, từ buộc được chuyển nghĩa (chỉ mong muốn không có gió hoặc gió ngừng thổi) nên kết hợp được với từ gió.

4. Việc tạo ra các từ mới. Cá nhân có thể tạo ra những từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung. Ví dụ các từ ốp lát, số hóa, sân chơi trong các câu sau đều là những từ mới được tạo ra và sử dụng trong những năm gần đây:

- Công ti nhận xây dựng các lò kính, nhà máy gạch ốp lát cao cấp, sứ vệ sinh cao cấp,..

(Báo Quân đội nhân dân)

- Vào đầu những nam 80, một cuộc cách mạng khác trong kĩ xảo được thực hiện, đó là hình ảnh số hóa.

( Tạp chí Kiến thức ngày nay)

- Còn APEC có thể gọi là sân chơi của thế kỉ XXI, nơi mà ASEAN có nhiều thành viên của mình tham gia, là một thực thể hợp tác quốc tế kiểu mới.

( Báo Sài Gòn giải phóng)

Những từ này ban dầu chỉ dùng trong lời nói của một cá nhân hay một vài cá nhân. Nhưng dần dầ chúng có thể được cộng đồng chấp nhận, sử dụng và trở thành tài sản chung, chúng có thể được cộng đồng chấp nhận, sử dụng và trở thành tài sản chung, phương tiện chung của xã hội. Lúc đó chúng mang tính chung, tính phổ biến.

5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. Khi nói hay viết, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm (ngữ, câu, đoạn, bài,...) có sự chuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung: lựa chọn vị trí cho từ ngữ, tỉnh lược từ ngữ, tách câu,... Ví dụ:

-                                           Tình thư một bức phong còn kín,
                                             Gió nơi đâu gượng mở xem.

(Nguyễn Trãi)

- Tiếng ngựa quan châu thì không kể mùa hồi hay mùa lúa. Quan đi bắt phu làm đường, xẻ núi hầm xe lửa. Quanh năm.

(Tô Hoài)

Biểu hiện rỗ rệt nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân. Điều này thấy rất rõ ở các nhà văn nổi tiếng: Ngôn ngữ tác phẩm (lời nói) của họ mặc dù vẫn bắt nguồn từ ngôn ngữ chung của dân tộc nhưng lại mang dấu ấn cá nhân, không lẫn với người khác. Ví dụ: Nguyễn Khuyến và Tú Xương sống gần như cùng thời với nhau, cùng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thúy, còn ngôn ngữ thơ của Tú  Xương thường mạnh mẽ, sâu cay.

GHI NHỚ

Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tieeos chung của cá nhân đồng xã hội; còn lời nói sản phẩm được cá nhân tạo trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.

Luyện tập

1.Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm dã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào? 

Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

2. Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

(Hồ Xuân Hương, Tự tình - bài 11)

3. Tìm thêm những ví dụ thể hiên được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân | Ngữ văn 11 (tập một) - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.