Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân ( Tiếp theo) | Ngữ văn 11 (tập một) - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân ( Tiếp theo)


III - Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội và lời nói của cá nhân có mối hệ hai chiều:

- Ngôn ngữ chung là cơ để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác. Muốn tạo ra lời nói (khi nói, khi viết) để thỏa mãn nhu cầu biểu hiện và giao tiếp trong những tình huống cụ thể, mỗi cá nhân phải quy tắc hoặc phương thức chung. Mật khác, khi nghe, khi đọc, mỗi cá nhân cần tiếp nhận, tìm hiểu lĩnh hội nội dung và mục đích giao trong lời nói của người khác, lúc đó cá nhân cũng cần dựa trên cơ sở những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung thuộc ngôn ngữ của cộng đồng xã hội.

- Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hóa những yếu tố chung những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ. Ví dụ: Quy tắc cấu tạo câu đơn gồm ba thành phần trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ được thực hiện hóa qua câu thơ đầu tiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữu tài, chứ mệnh khéo là ghét nhau.

Hơn nữa, chính những sự biến đổi và chuyển hóa diễn ra trong lời nói cá nhân dần dần góp phần hình thành và xá lập những cái mới trong ngôn ngữ, nghĩa là làm cho ngôn ngữ chung phát triển. (Xem những từ mới ở mục 11.4)

Ghi nhớ
Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lạ trong lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ cung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.

Luyện tập

1. Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa ''mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực'' (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên). Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du (trong Truyện Kiều) đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ nách như thế nào?

Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.

2. Trong những câu thơ sau, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa của từ xuân trong lời thơ của mỗi người.

- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

( Hồ Xuân Hương, Tự tình - bài II)

- Cành xuân đã bẻ người chuyên tay.

( Nguyễn Du, Truyện Kiều)

- Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

- Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

3. Cùng là từ mặt trời ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sáng tạo như thế nào khi sử dụng?

a) Mặt trời xuống biến như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

b) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
Mặt trời chân lí chói qua tim.

(Tố Hữu, Từ ấy)

c) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

4. Theo anh (chị), trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra dựa vào những tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế?

a) Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sắc.

(Báo Quân đội nhân dân)

b) Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trăn công nghìn việc không biết mệt.

(Minh Tuyền)

c) Tôi được xem băng ghi hình mọi chi tiết của cuộc mổ (...) bằng ca-mê-ra chuyên dụng của chính máy nội soi.

(Quang Đẩu)

Tin tức mới


Đánh giá

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân ( Tiếp theo) | Ngữ văn 11 (tập một) - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.