Nội Dung Chính
Mở đầu trang 21 Hóa học 10: Trong nguyên tử các electron chuyển động như thế nào? Sự sắp xếp các electron ở các lớp, các phân lớp tuân theo nguyên lí và quy tắc nào?
Lời giải:
- Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh, không theo quỹ đạo xác định.
- Trong nguyên tử, các electron sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
I. Chuyển động của electron trong nguyên tử
Câu hỏi 1 trang 22 Hóa học 10: Mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử như thế nào?
Câu hỏi 2 trang 22 Hóa học 10: Orbital s có dạng
A. hình tròn.
B. hình số tám nổi.
C. hình cầu.
D. hình bầu dục.
Lời giải:
Đáp án C
Các orbital s có dạng hình cầu.
Câu hỏi 3 trang 22 Hóa học 10: Quan sát Hình 3.3 và nêu sự định hướng của các AO p trong không gian.
Lời giải:
- Orbital p có dạng hình số 8 nổi và có 3 sự định hướng:
+ Orbital px định hướng theo trục x.
+ Orbital py định hướng theo trục y.
+ Orbital pz định hướng theo trục z.
II. Lớp và phân lớp electron
Câu hỏi 4 trang 23 Hóa học 10: Hãy cho biết tổng số electron tối đa chứa trong:
a) Phân lớp p.
b) Phân lớp d.
Lời giải:
a) Tổng số electron tối đa chứa trong phân lớp p là 6.
b) Tổng số electron tối đa chứa trong phân lớp d là 10.
Câu hỏi 5 trang 23 Hóa học 10: Lớp electron có số electron tối đa gọi là lớp electron bão hòa. Tổng số electron tối đa có trong các lớp L và M là
A. 2 và 8.
B. 8 và 10.
C. 8 và 18
D. 18 và 32.
Lời giải:
Đáp án C
- Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp là 2s và 2p nên lớp L có tổng số electron tối đa là 8.
- Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp là 3s, 3p, 3d nên lớp M có tổng số electron tối đa là 18.
III. Cấu hình electron của nguyên tử
Câu hỏi 6 trang 24 Hóa học 10: Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 16 là
A. 1s22s22p63s23p3.
B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p4.
D. 1s22s22p63s23p6.
Lời giải:
Đáp án C
Nguyên tử có Z = 16 nên nguyên tử có 16 electron.
⇒ Cấu hình electron là 1s22s22p63s23p4.
Câu hỏi 7 trang 24 Hóa học 10: Biểu diễn cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 8 và Z = 11 theo ô orbital.
Lời giải:
- Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 8: 1s22s22p4, được biểu diễn theo ô orbital là:
- Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 11: 1s22s22p63s1, được biểu diễn theo ô orbital là:
Câu hỏi 8 trang 25 Hóa học 10: Silicon được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp: gốm, men sứ, thủy tinh, luyện thép, vật liệu bán dẫn, … Hãy biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử silicon (Z = 14) theo ô orbital, chỉ rõ việc áp dụng các nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
Lời giải:
Ta có: Z = 14 ⇒ Nguyên tử silicon có 14 electron.
- Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng:
1s 2s 2p 3s 3p 4s …
- Điền các electron vào các phân lớp electron theo nguyên lí vững bền:
1s22s22p63s23p2.
⇒ Cấu hình electron của nguyên tử silicon có Z = 14: 1s22s22p63s23p2, được biểu diễn theo ô orbital là:
Giải thích:
+ Theo nguyên lí Pauli: Các phân lớp 1s, 2s, 2p, 3s đều chứa tối đa các electron nên trong mỗi AO có 2 electron (kí hiệu ↑, ↓) có chiều quay ngược nhau được viết là ↑↓.
+ Theo quy tắc Hund: Phân lớp 3p chỉ có 2 electron nên các electron phải phân bố sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này có chiều tự quay giống nhau (↑).
Câu hỏi 9 trang 25 Hóa học 10: Chlorine (Z = 17) thường được sử dụng để khử trùng nước máy trong sinh hoạt. Viết cấu hình electron của nguyên tử chlorine và cho biết tại sao chlorine là phi kim.
Lời giải:
Chlorine có Z = 17 nên nguyên tử chlorine có 17 electron.
- Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng:
1s 2s 2p 3s 3p 4s …
- Điền các electron vào các phân lớp electron theo nguyên lí vững bền:
1s22s22p63s23p5.
⇒ Cấu hình electron của nguyên tử chlorine là: 1s22s22p63s23p5.
⇒ Lớp ngoài cùng có 7 electron.
⇒ Chlorine là phi kim.
Em có thể trang 25 Hóa học 10: Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hóa học quen thuộc trong thực tế như: nitrogen, oxygen, aluminium, … và dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của chúng.
Lời giải:
- Cấu hình electron nguyên tử của nitrogen (Z = 7) là 1s22s22p3.
⇒ Lớp ngoài cùng có 5 electron.
⇒ Nitrogen là phi kim.
- Cấu hình electron nguyên tử của oxygen (Z = 8) là 1s22s22p4.
⇒ Lớp ngoài cùng có 6 electron.
⇒ Oxygen là phi kim.
- Cấu hình electron nguyên tử của aluminium (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1.
⇒ Lớp ngoài cùng có 3 electron.
⇒ Aluminium là kim loại.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn