Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học | Giải bài tập Hóa học 10 | Chương 5: Năng Lượng Hóa Học - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Hóa 10 - Bài 17


Mở đầu trang 81 Hóa học 10: Phản ứng giữa đường glucose với oxygen tạo ra carbon dioxide, hơi nước và toả nhiều nhiệt. Sau khi chơi thể thao, cơ thể mệt mỏi, nếu uống một cốc nước hoa quả, em sẽ cảm thấy khoẻ hơn. Có phải đường glucose đã "cháy" và cấp bù năng lượng cho cơ thể?

Lời giải:

Sau khi chơi thể thao, cơ thể mệt mỏi do glucose bị phân giải nhiều dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt glucose.

Sau khi ta uống cốc nước hoa quả, đường glucose được cơ thể hấp thụ, phân giải cung cấp năng lượng cho cơ thể chính điều này làm em cảm thấy khỏe hơn.

I. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt

Câu hỏi 1 trang 81 Hóa học 10: Khi đun nóng ống nghiệm đựng KMnO4 (thuốc tím), nhiệt của ngọn lửa làm cho KMnO4 bị nhiệt phân, tạo hỗn hợp bột màu đen:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Em hãy dự đoán phản ứng này toả nhiệt hay thu nhiệt.

Lời giải:

Em dự đoán phản ứng này thu nhiệt vì em thấy phản ứng nhiệt phân KMnO4 cần cung cấp nhiệt độ.

Hoạt động trang 82 Hóa học 10: Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng trung hoà

Chuẩn bị: dung dịch HCl 0,5 M, dung dịch NaOH 0,5 M, 1 cốc 250 mL, giá treo nhiệt kế, nhiệt kế (có dải đo đến 100°C), que khuấy và 2 ống đong 50 mL.

Tiến hành:

- Dùng ống đong lấy 50 mL dung dịch HCl 0,5 M cho vào cốc phản ứng, lắp nhiệt kế lên giá sao cho đầu nhiệt kế nhúng vào dung dịch trong cốc (Hình 17.1). Đọc nhiệt độ dung dịch.

- Dùng ống đong khác lấy 50 mL dung dịch NaOH 0,5 M cho vào cốc phản ứng. Khuấy nhẹ.

hinh-anh-bai-17-bien-thien-enthalpy-trong-cac-phan-ung-hoa-hoc-3766-0

Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của dung dịch và trả lời câu hỏi:

1. Nhiệt độ trên nhiệt kế thay đổi như thế nào sau khi rót dung dịch NaOH vào cốc? Phản ứng trung hoà là toả nhiệt hay thu nhiệt?

2. Trong thí nghiệm trên, nếu thay các dung dịch HCl và NaOH bằng các dung dịch loãng hơn thì nhiệt độ thay đổi như thế nào so với thí nghiệm trên?

Lời giải:

1. Sau khi rót dung dịch NaOH vào cốc thì nhiệt độ trên nhiệt kế tăng dần.

⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

2. Nếu thay các dung dịch HCl và NaOH bằng các dung dịch loãng hơn thì nhiệt độ tăng chậm hơn.

II. Biến thiên enthalpy của phản ứng

Câu hỏi 2 trang 83 Hóa học 10: Cho các phương trình nhiệt hoá học:

hinh-anh-bai-17-bien-thien-enthalpy-trong-cac-phan-ung-hoa-hoc-3766-1

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào toả nhiệt, phản ứng nào thu nhiệt?

Lời giải:

ΔrHo298 > 0 ⇒ Phản ứng thu nhiệt.

ΔrHo298 < 0 ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.

⇒ Phản ứng thu nhiệt: (1)

Phản ứng tỏa nhiệt: (2), (3).

Câu hỏi 3 trang 83 Hóa học 10: Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:

hinh-anh-bai-17-bien-thien-enthalpy-trong-cac-phan-ung-hoa-hoc-3766-2

Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu?

Lời giải:

Phản ứng đốt cháy 1 mol hay 24,79L khí carbon monoxide (CO) tỏa ra nhiệt lượng 283kJ.

⇒ Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là

hinh-anh-bai-17-bien-thien-enthalpy-trong-cac-phan-ung-hoa-hoc-3766-3

Câu hỏi 4 trang 84 Hóa học 10: Phản ứng tôi vôi toả ra nhiệt lượng rất lớn, có thể làm sôi nước. Hãy nêu các biện pháp để đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình tôi vôi.

Lời giải:

- Các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình tôi vôi:

+ Tránh xa hố đang tôi vôi.

+ Làm rào chắn, biển báo để cảnh báo những người xung quanh.

III. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành

Câu hỏi 5 trang 86 Hóa học 10: Cho phản ứng:

C (kim cương) → C (graphite)     

ΔrHo298 = −1,9kJ

a) Ở điều kiện chuẩn, kim cương hay graphite có mức năng lượng thấp hơn?

b) Trong phản ứng xác định nhiệt tạo thành của CO2(g): C(s) + O2(g) → CO2(g). Carbon ở dạng kim cương hay graphite?

Lời giải:

a) Phản ứng: kim cương ⟶ graphite có ΔrHo298 = −1,9kJ chứng tỏ phản ứng xảy ra tỏa ra nhiệt lượng là 1,9kJ.

⇒ Dạng graphite có mức năng lượng thấp hơn.

b) Trong phản ứng xác định nhiệt tạo thành của CO2(g): C(s) + O2(g) → CO2(g). Carbon ở dạng graphite.

Câu hỏi 6 trang 86 Hóa học 10: Từ số liệu Bảng 17.1, hãy xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane:

C2H6 (g) + 7/2 O2 (g) → 2CO2 (g) + 3H2O (l)     (1)

Lời giải:

hinh-anh-bai-17-bien-thien-enthalpy-trong-cac-phan-ung-hoa-hoc-3766-4

IV. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo liên kết năng lượng liên kết

Câu hỏi 7 trang 88 Hóa học 10: a) Cho biết năng lượng liên kết trong các phân tử O2, N2, và NO lần lượt là 494 kJ/mol, 945 kJ/mol và 607 kJ/mol. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:

N2(g) + O2(g) → 2NO(g)

b) Giải thích vì sao nitrogen chỉ phản ứng với oxygen ở nhiệt độ cao hoặc khi có tia lửa điện.

Lời giải:

hinh-anh-bai-17-bien-thien-enthalpy-trong-cac-phan-ung-hoa-hoc-3766-5

Câu hỏi 8 trang 88 Hóa học 10: Từ số liệu năng lượng liên kết ở Bảng 12.2, hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane theo năng lượng liên kết, biết sản phẩm phản ứng đều ở thể khí.

Lời giải:

Phương trình hóa học:

hinh-anh-bai-17-bien-thien-enthalpy-trong-cac-phan-ung-hoa-hoc-3766-6

Em có thể trang 88 Hóa học 10: Nhận biết được một phản ứng là toả nhiệt hay thu nhiệt.

Tính được biến thiên enthalpy của một số phản ứng khi biết nhiệt tạo thành hoặc năng lượng liên kết của các chất.

Lời giải:

hinh-anh-bai-17-bien-thien-enthalpy-trong-cac-phan-ung-hoa-hoc-3766-7

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học | Giải bài tập Hóa học 10 | Chương 5: Năng Lượng Hóa Học - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.