Bài 1: Thành phần của nguyên tử | Hóa học 10 | Chương 1: Cấu tạo nguyên tử - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Hóa học 10 - Bài 1: Thành phần của nguyên tử - Các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử - Kích thước và khối lượng của nguyên tử - Điện tích hạt nhân và số khối.


(Trang 12)

hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-0

Mô hình vật liệu carbon nanotube

Tại sao đồng dẫn điện mà gỗ lại cách điện? Tại sao thép rất cứng mà vẫn dát mỏng và kéo sợi được? Từ hiểu biết về cấu tạo nguyên tử, các nhà khoa học không chỉ giải thích được tinh chất của vật liệu mà còn tạo ra nhiều vật liệu mới với những tính chất mới.

• Thành phần của nguyên tử

• Nguyên tố hoá học

• Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử

• Ôn tập

(Trang 13)

MỤC TIÊU:

– Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); lớp vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt).

– So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử.

Nguyên tử gồm các loại hạt cơ bản nào? Các nhà khoa học đã phát hiện ra các loại hạt cơ bản đó như thế nào?

I. CÁC LOẠI HẠT CẤU TẠO NÊN NGUYÊN TỬ

Năm 1897, J. J. Thomson (Tôm-xơn, người Anh) thực hiện thí nghiệm phóng điện qua không khí loãng đã phát hiện ra chùm tia phát ra từ cực âm và bị hút lệch về phía cực dương của điện trường, chứng tỏ chúng mang điện tích âm (xem Hình 1.1). Đó chính là chùm các hạt electron. Electron là một thành phần của nguyên tử.

Năm 1911, E. Rutherford (Rơ-dơ-pho, người Niu Di-lân) thực hiện thí nghiệm bắn phá lá vàng rất mỏng bằng chùm hạt α (*) (alpha) (Hình 1.2). Ông sử dụng màn huỳnh quang bao quanh lá vàng để quan sát vị trí va chạm của hạt α. Kết quả thí nghiệm cho thấy hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng qua lá vàng, chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng, ở tâm chứa một hạt nhân mang điện tích dương và có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.

Năm 1918, E. Rutherford và các cộng sự khi dùng hạt α bắn phá nitrogen đã phát hiện ra hạt proton.

Năm 1932, J. Chadwick (Chat-uých, người Anh), cộng sự của Rutherford, đã phát hiện ra hạt neutron khi bắn phá beryllium bằng các hạt α.

Proton, neutron và electron là các hạt cấu tạo nên nguyên tử (trừ trường hợp hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-1.

hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-2

Hình 1.1. Thí nghiệm phát hiện hạt electron

Tấm kim loại tích điện làm thay đổi đường đi của chùm tia

Màn huỳnh quang

Cực dương

Cực âm

hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-3

Hình 1.2. Thí nghiệm phát hiện hạt nhân nguyên tử

Lá vàng mỏng

Hộp phóng ra chùm hạt α

Màn huỳnh quang

Khe hở

--------------------------------------------------------------------------------

(*) Hạt α: hạt nhân helium, mang điện tích dương.

(**) hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-4 là một loại nguyên tử của nguyên tố hydrogen (sẽ được học trong bài Nguyên tố hoá học).

(Trang 14)

Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm:

– Hạt nhân: ở tâm của nguyên tử, chứa các proton mang điện tích dương và các neutron không mang điện (trừ trường hợp hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-5

).

– Vỏ nguyên tử: chứa các electron mang điện tích âm, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.

Bảng 1.1. Khối lượng, điện tích của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử

Hạt Kí hiệu Khối lượng (kg) Khối lượng (amu) Điện tích (C) Điện tích tương đối
Proton p hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-6 ≈ 1 hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-7 +1
Neutron n hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-8 ≈ 1 0 0
Electron e hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-9 hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-10
hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-11 –1

Trong nguyên tử, số proton bằng số electron. Nguyên tử trung hoà về điện.

Khối lượng của electron rất nhỏ, không đáng kể so với khối lượng của proton hay neutron nên khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân.

1. Nguyên tử chứa những hạt mang điện là

A. proton và hạt α.

B. proton và neutron.

C. proton và electron.

D. electron và neutron.

2. Quan sát hình ảnh mô phỏng kết quả thí nghiệm bắn phá lá vàng thực hiện bởi Rutherford (Hình 1.3) và nhận xét về đường đi của các hạt α.

hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-12

Hình 1.3. Mô phỏng kết quả thí nghiệm bắn phá lá vàng

(Trang 15)

II. KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ

1. Kích thước

Kích thước của nguyên tử là khoảng không gian tạo bởi sự chuyển động của các electron. Các nguyên tử khác nhau có số electron khác nhau nên có kích thước khác nhau. Nếu coi nguyên tử như một khối cầu thì đường kính của nó chỉ khoảng hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-13

Kích thước nguyên tử rất nhỏ nên thường được biểu diễn bằng đơn vị picomet (pm) hay Ångström (Å). hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-14. Nguyên tử hydrogen có bán kính khoảng 53 pm.

Hạt nhân nguyên tử có đường kính khoảng hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-15

, kích thước nhỏ hơn nhiều so với kích thước nguyên tử.

2. Khối lượng

Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron có trong nguyên tử. Khối lượng nguyên tử rất nhỏ nên một lượng chất rất nhỏ cũng chứa tới hàng tỉ tỉ nguyên tử. Ví dụ: Trong 2 g carbon chứa khoảng hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-16 nguyên tử carbon.

Có thể biểu thị khối lượng nguyên tử theo đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu amu.

EM CÓ BIẾT

Một lượng chất rất nhỏ cũng chứa số nguyên tử lớn tới mức khó hình dung được. Ví dụ: trong 1 lít nước chứa khoảng hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-17 các nguyên tử oxygen và hydrogen. Do đó, không thể nhìn thấy nguyên tử bằng mắt thường, thậm chí bằng kính hiển vi có độ phóng đại rất lớn (hàng chục triệu lần).

Ví dụ: Một nguyên tử oxygen có khối lượng là hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-18

hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-19 nên khối lượng một nguyên tử oxygen là 15,990 amu.

EM CÓ BIẾT

Khối lượng tính ra kg của 1 nguyên tử carbon-12 là hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-20

1 amu được định nghĩa bằng hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-21 khối lượng 1 nguyên tử carbon-12:

hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-22

3. Nếu phóng đại một nguyên tử vàng lên 1 tỉ hinh-anh-bai-1-thanh-phan-cua-nguyen-tu-13335-23 lần thì kích thước của nó tương đương một quả bóng rổ (có đường kính 30 cm) và kích thước của hạt nhân tương đương một hạt cát (có đường kính 0,003 cm). Hãy cho biết kích thước nguyên tử vàng lớn hơn so với hạt nhân bao nhiêu lần.

4. Một loại nguyên tử nitrogen có 7 proton và 7 neutron trong hạt nhân. Dựa vào Bảng 1.1, hãy tính và so sánh:

a) Khối lượng hạt nhân với khối lượng nguyên tử.

b) Khối lượng hạt nhân với khối lượng vỏ nguyên tử.

(Trang 16)

III. ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN VÀ SỐ KHỐI

Số proton trong hạt nhân nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân, kí hiệu là Z.

Ví dụ: Hạt nhân nguyên tử Na có 11 proton nên số đơn vị điện tích hạt nhân là Z = 11.

Tổng số proton và tổng số neutron (kí hiệu là N) trong hạt nhân của một nguyên tử được gọi là số khối (hay số nucleon), kí hiệu là A.

A = Z + N

Ví dụ: Hạt nhân nguyên tử Na có số proton là 11 và số neutron là 12 nên số khối của hạt nhân nguyên tử Na là:

A = 11 + 12 = 23

5. Aluminium (nhôm) là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất, được sử dụng trong các ngành xây dựng, ngành điện hoặc sản xuất đồ gia dụng. Hạt nhân của nguyên tử aluminium có điện tích bằng +13 và số khối bằng 27. Tính số proton, số neutron và số electron có trong nguyên tử aluminium.

EM ĐÃ HỌC

• Nguyên tử vô cùng nhỏ nhưng được tạo thành từ các hạt nhỏ hơn, gồm hạt nhân (chứa proton mang điện tích dương và neutron không mang điện) và vỏ nguyên tử (chứa các electron mang điện tích âm). Nguyên tử trung hoà về điện. Trong nguyên tử, số proton bằng số electron. 

• Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân (do khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton và neutron).

• Hạt nhân nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ so với nguyên tử.

EM CÓ THỂ

Vận dụng phương pháp mô hình để mô tả cấu tạo nguyên tử.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Thành phần của nguyên tử | Hóa học 10 | Chương 1: Cấu tạo nguyên tử - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Hóa học 10

  1. Mở đầu
  2. Chương 1: Cấu tạo nguyên tử
  3. Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
  4. Chương 3: Liên kết hóa học
  5. Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử
  6. Chương 5: Năng lượng hóa học
  7. Chương 6: Tốc độ phản ứng
  8. Chương 7: Nguyên tố nhóm halogen

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Toán 10

Chuyên đề học tập Vật lí 10

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10

Chuyên đề học tập Hóa học 10

Chuyên đề học tập Sinh học 10

Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Chuyên đề học tập Địa lí 10

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Chuyên đề học tập Âm nhạc 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Công nghệ trồng trọt)

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng khoa học máy tính)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng tin học ứng dụng)

Công nghệ trồng trọt 10

Vật Lí 10

Hóa học 10

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.