Bài 6: Điểm Chớp Cháy, Nhiệt Độ Ngọn Lửa, Nhiệt Độ Tự Bốc Cháy | Chuyên đề học tập Hóa học 10 | Chuyên Đề 2: Hóa Học Trong Việc Phòng Chống Cháy, Nổ - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Hóa học 10 - Bài 6: Điểm Chớp Cháy, Nhiệt Độ Ngọn Lửa, Nhiệt Độ Tự Bốc Cháy - Giúp đánh giá mức độ nguy hiểm cháy nổ của vật chất.


(Trang 34)

MỤC TIÊU

  • Nêu được khái niệm về điểm chớp cháy.
  • Trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy.
  • Trình bày được khái niệm nhiệt độ ngọn lửa và nhiệt độ tự bốc cháy.
Tại các trạm bán xăng dầu, yêu cầu về an toàn cháy, nổ được đặt lên hàng đầu. Khi vào đổ xăng, chúng ta phải tuân thủ các biện pháp an toàn như tắt máy, không bật lửa vì xăng là chất lỏng dễ bay hơi và bắt lửa ngay ở nhiệt độ thường. Vậy, những loại nhiệt độ giới hạn nào được sử dụng để cảnh báo nguy cơ cháy, nổ của một chất lỏng cháy dễ bay hơi?

hinh-anh-bai-6-diem-chop-chay-nhiet-do-ngon-lua-nhiet-do-tu-boc-chay-13216-0

Hình biển báo cấm lửa

I. ĐIỂM CHỚP CHÁY

Điểm chớp cháy (flash point), hay nhiệt độ chớp cháy, là một thông số quan trọng đánh giá khả năng gây cháy của vật liệu. Đây là tiêu chí đánh giá khả năng gây cháy của chất lỏng dễ cháy trong không khí, từ đó đánh giá sự an toàn, nguy cơ hoả hoạn của từng nhiên liệu. 

1. Khái niệm

Điểm chớp cháy của chất cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyền mà chất cháy bị đốt nóng tới mức tạo ra lượng hơi đủ lớn đề bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn lửa. 

Khi nhiệt độ tăng, áp suất hơi của nhiên liệu tăng. Tại điềm chớp cháy, ngọn lửa bùng lên rồi tắt ngay vì hơi nhiên liệu tạo ra chưa đủ để duy trì sự cháy. Khái niệm điềm chớp cháy thường dùng cho các chất cháy là chất lỏng dễ bay hơi và dễ cháy. 

Điểm chớp cháy của một số chất cháy là nhiên liệu được liệt kê ở Bảng 6.1.

Bảng 6.1. Điểm chóp cháy của một số nhiên liệu(*)

Nhiên liệu Điểm chớp cháy (°C) Nhiên liệu
Điểm chớp cháy (°C)
Propane -105 Ethylene glycol 111
Pentane -49 Diethyl ether -45
Hexane -22 Acetaldehyde -39
Benzene -11 Acetone -20
Nitrobenzene 88 Formic acid 50
Ethanol 13 Stearic acid 196
Methanol 11 Triethylamine -7

(*) Nguồn: John B. Durkee. (2008). Developments in Surface Contamination and Cleaning. William Andrew.

(Trang 35)

2. Đặc điểm

Điểm chớp cháy là một yếu tố để đánh giá nguy cơ về hoá hoán của vật liệu. Điểm chớp cháy được sử dụng để phân biệt chất lỏng dễ cháy với chất lỏng có thể gây cháy. Chất lỏng dễ cháy có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8 °C gọi là chất lỏng dễ cháy, chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8 °C gọi là chất lỏng có thể gây cháy.

Điểm chớp cháy giúp nhận biết sự có mặt của các vật liệu dễ bay hơi và dễ bốc cháy có lẫn trong các loại vật liệu ít bay hơi hoặc không dễ bắt cháy. Vi dụ: Một mẫu dầu diesel có điềm chớp cháy thấp bất thường có thề do chứa tạp chất là xăng.

?

1. a) Hãy phân loại các chất lỏng trong Bảng 6.1 thành hai loại: chất lỏng dễ cháy và loại chất lỏng có thể gây cháy.

b) Tại sao không phải tất cả các chất lỏng đều có điểm chớp cháy?

2. Tại sao nghiệm cấm lửa tại các trạm xăng, biết điểm chớp cháy của octane, chất có nhiều trong xăng là 14 °C.

3. Khi sử dụng cồn để đốt, nếu không cẩn thận có thể bị bỏng cồn.

a) Những đặc điểm nào sau đây tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng cồn: cồn dễ bay hơi, hơi cồn dễ bắt lửa, phản ứng toả nhiệt mạnh, nhiệt độ ngọn lửa cao?

b) Nêu các biện pháp đảm bảo an toàn khi dùng cồn để đốt.

II. NHIỆT ĐỘ NGỌN LỬA

1. Khái niệm 

Nhiệt độ ngọn lửa (flame temperature) là nhiệt độ cao nhất tạo ra bởi phản ứng đốt cháy chất cháy ở áp suất khí quyển.

Nhiệt độ ngọn lửa thường được xác định bằng lí thuyết trong điều kiện thực hiện phản ứng đốt cháy chất cháy ở áp suất khí quyển và hệ phản ứng không trao đổi nhiệt với môi trường.

2. Đặc điểm

Nhiệt độ ngọn lửa phản ánh mức độ toả nhiệt của phản ứng đốt cháy. Với chất cháy là nhiên liệu, phản ứng đốt cháy thường kèm theo toả nhiệt mạnh, đồng thời tạo ra nhiệt độ ngọn lửa cao đáp ứng được các yêu cầu thực hiện trong sản xuất, đời sống. Tuy nhiên, trong các sự cố hoả hoạn, nhiệt độ ngọn lửa cao tiềm ẩn nguy cơ bùng phát đám cháy mạnh và gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản.

Ví dụ: Nhiệt độ ngọn lửa theo lí thuyết ethyl alcohol đạt tới 2 082 °C.

hinh-anh-bai-6-diem-chop-chay-nhiet-do-ngon-lua-nhiet-do-tu-boc-chay-13216-1

Hình 6.1. Đèn cồn dùng trong phòng thí nghiệm có nhiệt độ ngọn lửa cao. 

(Trang 36)

Bảng 6.2. Nhiệt độ ngọn lửa của một số nhiên liệu trong không khí ở áp suất 1 atm(*)

Nhiên liệu Nhiệt độ ngọn lửa, K Nhiên liệu
Nhiệt độ ngọn lửa, K
Carbon monoxide 2400 Acetylene 2600
Hydrogen 2400 Propane 2260
Methane 2220 Benzene 2370
Than đá 2200 Dầu đốt 2300

Nhiệt độ ngọn lửa khi đốt cháy nhiên liệu trong oxygen tinh khiết cao hơn khi đốt cháy trong không khí. Ví dụ: đèn xì oxygen-acetylene dùng hàn cắt kim loại do tạo ra nhiệt độ ngọn lửa đạt 3 410 K

EM CÓ BIẾT

Xác định điểm chớp cháy theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7498:2005

Đồ mẫu nhiên liệu vào cốc thử sao cho đỉnh tâm mẫu nằm đúng vào vạch dấu, đặt cốc thử vào giữa tâm bếp đun.

Với thiết bị thủ công, ban đầu điều chinh tốc độ gia nhiệt sao cho nhiệt độ hiển thị trên dụng cụ đo từ 14 °C/phút đến 17 °C/phút. Khi nhiệt độ của mẫu thử đạt đến nhiệt độ thấp hơn điểm chớp cháy dự kiến khoảng 56 °C, điều chinh tốc độ gia nhiệt để đạt 5 °C/phút đến 6 °C/phút trong khoảng 28 °C cuối cùng trước khi đến điểm chớp cháy.

Đốt ngọn lửa thử bằng khí thiên nhiên (methane) hoặc gas đóng chai (butane, propane) và điều chinh đề ngọn lửa có đường kính từ 3,2 mm đến 4,8 mm.

Ngọn lửa thử được đưa ngang qua cốc tại các khoảng thời gian xác định. Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất của nhiên liệu, tại đó khi đưa ngọn lửa thử vào làm cho pha hơi của mẫu bùng cháy. 

hinh-anh-bai-6-diem-chop-chay-nhiet-do-ngon-lua-nhiet-do-tu-boc-chay-13216-2

Hình 6.2. Thiết bị cốc hở Cleveland

?

4. a) Tại sao phản ứng đốt cháy các nhiên liệu thường có nhiệt độ ngọn lửa cao? Điều này có ý nghĩa gì trong đời sống và sản xuất?

b) Tại sao nhiệt độ ngọn lửa khi đốt cháy một chất trong oxygen tinh khiết cao hơn khi đốt cháy trong không khí?


(*) Nguồn: F.A. Williams, Encyclopedia of Physical Science and Technology (Third Edition), 2003.

(Trang 37)

III. NHIỆT ĐỘ TỰ BỐC CHÁY

1. Khái niệm

Nhiệt độ tự bốc cháy (autoignition temperature) là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển, tại đó chất cháy tự bốc cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn lửa.

Bảng 6.3. Nhiệt độ tự bốc cháy của một số chất(*)

Nhiên liệu Nhiệt độ tự bốc cháy (°C) Nhiên liệu
Nhiệt độ tự bốc cháy (°C)
Carbon monoxide 605 Propane 470
Hydrogen 560 Pentane 285
Methane 610 Octane 210
Ethane 525 Benzene 555

2. Đặc điểm

Nhiệt độ tự bốc cháy càng thấp thì khả năng gây cháy, nổ càng cao. Do vậy, khi bảo quản cần để bình chứa chất cháy xa nguồn truyền nhiệt, kho chứa thông thoáng, khi vận chuyển cần tránh va đập, cọ xát.

?

5. Một số vụ nổ xe bồn chở xăng, dầu xảy ra khi thợ sửa chữa đang hàn xì nắp bồn.

a) Hãy chỉ ra 3 yếu tố gây nổ dù bồn đã được tháo hết nhiên liệu lỏng.

b) Nêu trong quá trình hàn xì, nắp bồn vận động thì vỏ bồn gặp hơi hỗn hợp hơi trong bồn đã đạt điểm chớp cháy hay đã đạt nhiệt độ tự bốc cháy?

EM ĐÃ HỌC

  • Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà chất cháy bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn lửa.
  • Nhiệt độ ngọn lửa là nhiệt độ cao nhất tạo ra bởi phản ứng đốt cháy chất cháy ở áp suất khí quyển.
  • Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy trong không khí mà không cần tiếp xúc với nguồn lửa.

EM CÓ THỂ

  • Phân loại được chất lỏng dễ cháy và chất lỏng có thể gây cháy dựa vào điểm chớp cháy.
  • Đánh giá nguy cơ gây cháy, nổ của các vật liệu, nhiên liệu phổ biến.

(*) Nguồn: M. Huth, A. Helios. (2013). Fuel flexibility in gas turbine systems: impact on burner design and performance. Woodhead Publishing.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 6: Điểm Chớp Cháy, Nhiệt Độ Ngọn Lửa, Nhiệt Độ Tự Bốc Cháy | Chuyên đề học tập Hóa học 10 | Chuyên Đề 2: Hóa Học Trong Việc Phòng Chống Cháy, Nổ - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Toán 10

Chuyên đề học tập Vật lí 10

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10

Chuyên đề học tập Hóa học 10

Chuyên đề học tập Sinh học 10

Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Chuyên đề học tập Địa lí 10

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Chuyên đề học tập Âm nhạc 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Công nghệ trồng trọt)

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng khoa học máy tính)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng tin học ứng dụng)

Vật Lí 10

Hóa học 10

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Công nghệ trồng trọt 10

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.