Bài 10: Thực Hành Thí Nghiệm Hóa Học Ảo | Chuyên đề học tập Hóa học 10 | Chuyên Đề 3: Thực Hành Hóa Học Và Công Nghệ Thông Tin - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Hóa học 10 - Bài 10: Thực Hành Thí Nghiệm Hóa Học Ảo - Hướng dẫn thực hành thí nghiệm hóa học ảo, sử dụng phần mềm mô phỏng để tiến hành thí nghiệm an toàn, hiệu quả và trực quan.


(Trang 60)

MỤC TIÊU

  • Thực hiện được các thí nghiệm ảo theo nội dung được cho trước từ giáo viên.
  • Phân tích và lí giải được kết quả thí nghiệm ảo.

?

Làm thế nào thực hiện được các thí nghiệm hoá học ảo trên máy tính?

I. MỞ ĐẦU

Hiện nay có một số phần mềm để mô phỏng thí nghiệm hoá học ảo như Portable Virtual Chemistry Lab hay ChemLab, Yenka,... Trong bài học này, phần mềm Yenka(*) được sử dụng mang tính chất ví dụ.

Khi khởi động phần mềm, giao diện của phần mềm Yenka xuất hiện (Hình 10.1).

hinh-anh-bai-10-thuc-hanh-thi-nghiem-hoa-hoc-ao-13220-0

Hình 10.1. Giao diện của phần mêm Yenka

Trên cửa sổ có những thẻ sau:

  • New: sử dụng kho chứa các hoá chất và dụng cụ thí nghiệm của phần mềm Yenka để tạo những mô phỏng thí nghiệm mới.
  • Open-local: kho chứa các mô phỏng thí nghiệm theo chủ đề có sẵn trong phần mềm.

(*) Nguồn: https://yenka.com/en/Free_teacher_home_licences/

(Trang 61)

Tùy vào mục đích để chọn một trong các công cụ này. Ở mục II sẽ hướng dẫn các em cách thực hiện mô phỏng theo chủ đề có sẵn trong phần mềm bằng thẻ Open-local và cách tự thiết kế mô phỏng một thí nghiệm bằng thẻ New.

II. MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC

1. Dùng thí nghiệm được thiết kế sẵn

Thẻ Open-local là một kho chứa các thí nghiệm đã được mô phỏng. Các thí nghiệm này được sắp xếp theo các chủ đề. Nháy chuột vào (change) để thay đổi chủ đề.

Nội dung của các chủ đề hoá vô cơ như sau:

hinh-anh-bai-10-thuc-hanh-thi-nghiem-hoa-hoc-ao-13220-1Bắt đầu, giới thiệu các thao tác thí nghiệm

Phân loại vật liệu

Phương trình hoá học và lượng chất

Tốc độ phản ứng

Nước và dung dịch

Năng lượng

Đá và các kim loại

Các acid, base và muối

Bảng tuần hoàn các nguyên tổ hoá học

Xác định chất 

Hoạt động 1: Sử dụng thẻ Open-local để mô phỏng thí nghiệm về tốc độ phản ứng:

2HCl(aq) + CaCO3(s) → CaCl2(aq) + CO2(g) + H2O(l) (1)

Cách tiến hành:

  • Bước 1. Nháy chuột vào thẻ Open-local, chọn Reaction Rates.
  • Bước 2. Nháy chuột vào Definition of reaction rate (Định nghĩa tốc độ phản ứng) (Hình 10.2a). Một mô phỏng đã được thiết kế xuất hiện ở màn hình bên phải.
  • Bước 3. Nháy chuột trái vào ô chỉ Calcium carbonate rồi kéo thả vào ống nghiệm (Test tube), sau đó kéo thả hoá chất Hydrochloric acid vào ống nghiệm.

(Trang 62)

  • Bước 4. Nháy chuột vào nút Pause ở góc dưới bên phải của màn hình mô phỏng để thực hiện mô phỏng. Sau khoảng 20 giây trên trục thời gian mô phỏng, nháy chuột lại vào nút Pause để dừng mô phỏng. Khi đó trên bảng giấy kẻ ô ở màn hình mô phỏng xuất hiện đường cong màu đỏ biểu diễn thể tích khí CO2 thu được theo thời gian (Hình 10.2b).

hinh-anh-bai-10-thuc-hanh-thi-nghiem-hoa-hoc-ao-13220-2

Hình 10.2. Các bước mô phỏng các thí nghiệm về đo tốc độ phản ứng

?

1. Hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng (1) trong khoảng thời gian từ 0 đến 20 giây theo thể tích CO2.

Hoạt động 2: Sử dụng thẻ Open-local để mô phỏng thí nghiệm về ảnh hưởng của nồng độ acid HCl lên tốc độ phản ứng

2HCl(aq) + CaCO3(s)→ CaCl2(aq) + CO2(g) + H2O(l)

Cách tiến hành:

Bước 1. Nháy chuột vào thẻ Open-local, chọn Reaction Rates.

Bước 2. Nháy chuột vào Concentration and rate (ảnh hưởng của nồng độ lên tốc độ phản ứng). Một mô phỏng đã được thiết kế xuất hiện ở màn hình bên phải.

Bước 3. Nháy chuột vào các quả bóng có màu khác nhau, kéo thả vào cuối ống dẫn khí ở các ống nghiệm có nồng độ khác nhau (Hình 10.3a).

Bước 4. Nháy chuột vào nút Pause để thực hiện mô phỏng. Sau khoảng 9 giây nháy chuột lại vào nút Pause để dừng mô phỏng (Hình 10.3b).

hinh-anh-bai-10-thuc-hanh-thi-nghiem-hoa-hoc-ao-13220-3

Hình 10.3. Các bước mô phỏng thí nghiệm về ảnh hưởng của nồng độ lên tốc độ phản ứng

?

2. Khi khí thoát ra, các quả bóng to dần lên. Hãy quan sát tốc độ tăng dần kích thước của các quả bóng và cho biết tốc độ thoát khí CO2 ở ống nghiệm nào nhanh nhất, ở ống nghiệm nào chậm nhất? Nồng độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

3. Sử dụng thẻ Open-local để mô phỏng các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ của phản ứng (giữa CaCO3(s) và HCl(aq)).

- Thí nghiệm ảnh hưởng của chất xúc tác MnO2 đến tốc độ phản ứng phân huỷ H2O2(aq).

(Trang 64)

2. Tự thiết kế mô phỏng một thí nghiệm

Để thiết kế một mô phỏng thí nghiệm hoá học với phần mềm Yenka, các hoá chất (Chemicals) và thiết bị, dụng cụ thí nghiệm (Equipments) sẽ được lấy trong thẻ New (Hình 10.4).

hinh-anh-bai-10-thuc-hanh-thi-nghiem-hoa-hoc-ao-13220-4

Hình 10.4. a) Giao diện hoá chất; b) giao diện thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.

  • Chemical (Hoá chất)

Kho hoá chất chứa các loại hoá chất bao gồm kim loại (metal), acid, alkali (base), oxide, halide, sulfide, sulfate, carbonate, nitrate, các loại muối khác...

- Dạng bột (powder), dạng cục, miếng (lump), dạng lỏng (liquid), dạng khí (gas).

- Dạng bột mịn (fine), mịn vừa (medium), thô (coarse).

Cách chọn hoá chất: Mở kho hoá chất, nháy chuột vào biểu tượng hoá chất cần lấy, kéo ra vùng thực hiện thí nghiệm.

  • Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm (Equipment, Glassware)

Kho thiết bị, dụng cụ thí nghiệm bao gồm đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm hoá học thông dụng dùng trong các nhà trường phổ thông.

Cách chọn thiết bị, dụng cụ: Nháy chuột vào dụng cụ thí nghiệm cần chọn, kéo vào vùng thực hiện thí nghiệm và đặt tại vị trí thích hợp.

(Trang 65)

Hoạt động 3: Sử dụng thẻ New để mô phỏng thí nghiệm copper tác dụng với dung dịch nitric acid.

Cách tiến hành:

  • Bước 1. Nháy chuột vào thẻ New, chọn hoá chất (Chemicals).

Nháy chuột vào Chemicals → Metals → Lumps → Copper, kéo thả sang màn hình mô phỏng. Để chọn nitric acid, nháy chuột vào Chemical → Acids. Nháy chuột vào Nitric acid, kéo thả sang màn hình mô phỏng (Hình 10.5).

hinh-anh-bai-10-thuc-hanh-thi-nghiem-hoa-hoc-ao-13220-5

Hình 10.5. Chọn hoá chất copper và nitric acid

  • Bước 2. Chọn thiết bị, dụng cụ.

Nháy chuột vào công cụ Glassware → Standard, sau đó nháy chuột vào Beaker 100 mL (cốc thuỷ tinh 100 mL), kéo và thả sang màn hình mô phỏng (Hình 10.6a).

  • Bước 3. Mô phỏng phản ứng.

Nháy chuột vào copper, kéo thả vào cốc thuỷ tinh; nháy chuột vào bình nitric acid, kéo thả vào cốc thuỷ tinh (Hình 10.6b).

(Trang 66)

hinh-anh-bai-10-thuc-hanh-thi-nghiem-hoa-hoc-ao-13220-6

Hình 10.6. Thiết kể mô phỏng thí nghiệm copper tác dụng với acid nitric

a) Chọn hoá chất, thiết bị, dụng cụ; b) Mô phỏng phản ứng

?

4. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng giữa copper và nitric acid.

EM ĐÃ HỌC

Cách thực hiện một số thí nghiệm hoá học ảo, phân tích và lí giải được các thí nghiệm đó.

EM CÓ THỂ

Sử dụng phần mềm để mô phỏng một số thí nghiệm hoá học ảo. So sánh ưu điểm và nhược điểm của việc tiến hành thí nghiệm hoá học trên máy tính và trong thực tế.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 10: Thực Hành Thí Nghiệm Hóa Học Ảo | Chuyên đề học tập Hóa học 10 | Chuyên Đề 3: Thực Hành Hóa Học Và Công Nghệ Thông Tin - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Toán 10

Chuyên đề học tập Vật lí 10

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10

Chuyên đề học tập Hóa học 10

Chuyên đề học tập Sinh học 10

Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Chuyên đề học tập Địa lí 10

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Chuyên đề học tập Âm nhạc 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Công nghệ trồng trọt)

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng khoa học máy tính)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng tin học ứng dụng)

Vật Lí 10

Hóa học 10

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Công nghệ trồng trọt 10

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.