Bài 7: Hóa Học Về Phản Ứng Cháy, Nổ | Chuyên đề học tập Hóa học 10 | Chuyên Đề 2: Hóa Học Trong Việc Phòng Chống Cháy, Nổ - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Hóa học 10 - Bài 7: Hóa Học Về Phản Ứng Cháy, Nổ - Khám phá bản chất hóa học của phản ứng cháy, nổ, từ các chất tham gia đến cơ chế và sản phẩm tạo thành.


(Trang 38)

MỤC TIÊU

  • Tính được ΔH° một số phản ứng cháy, nổ để dự đoán mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ.
  • Tính được sự thay đổi của tốc độ phản ứng cháy, tốc độ phản ứng hô hấp theo giả định về sự phụ thuộc vào nồng độ oxygen.

?

Phản ứng cháy, nổ đặc trưng bởi hiệu ứng toả nhiệt mạnh, tốc độ phản ứng nhanh, phản ứng trước cung cấp nhiệt cho phản ứng sau và xảy ra nối tiếp. Vậy, hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy một số nhiên liệu phổ biến được xác định như thế nào và giá trị thu được có ý nghĩa gì?

I. BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA MỘT SỐ PHẢN ỨNG CHÁY, NỔ

Việc xác định được biến thiên enthalpy của phản ứng cháy, nổ giúp sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn và phòng tránh sự cố hoá hoạn.

Phần dưới đây trình bày cách tính biến thiên enthalpy hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-0

của một số phản ứng đốt cháy nhiên liệu phổ biến thông qua nhiệt tạo thành hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-1 hoặc năng lượng liên kết (Eb).

1. Đốt cháy than đá

Than đá được mệnh danh là “vàng đen” và được sử dụng làm nhiên liệu ở nhiều nhà máy nhiệt điện, ở các cơ sở sản xuất và hộ gia đình nước ta.

Phản ứng đốt cháy carbon trong than đá: hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-2

Biến thiên enthalpy hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-3 của phản ứng được tính thông qua các giá trị nhiệt tạo thành:


Chất
C(s) O2(g) CO2(g)
hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-4 (kJ/mol) 0 0 –394

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-5

2. Đốt cháy khí thiên nhiên

Khí thiên nhiên (thành phần chính là methane) được dùng làm nhiên liệu ở nhà máy nhiệt điện khí và cung cấp chất đốt ở nhiều hộ gia đình vùng ôn đới.

Khí thiên nhiên được vận chuyển trong các đường ống dẫn khí và gây nguy cơ cháy nổ khi bị rò rỉ. Đặc biệt, methane gây ra một số vụ nổ lớn ở mỏ than khí gặp nguồn lửa.

(Trang 39)

Phản ứng đốt cháy methane:

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-6

Biến thiên enthalpy chuẩn hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-7 của phản ứng được tính thông qua các giá trị năng lượng liên kết (Eb):

Liên kết
C–H
O=O
C=O
O–H
Eb (kJ/mol)
418
494
732
459

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-8

Khí thiên nhiên hiện nay còn được nén ở áp suất cao (compressed natural gas – CNG) để tiện bảo quản và sử dụng làm nhiên liệu cho phương tiện giao thông.

3. Đốt cháy gas

Gas được dùng khá phổ biến làm nhiên liệu đun nấu ở nhiều gia đình, có thành phần chính là propane (C3H8) và butane (C4H10). Ở 25 °C, gas tồn tại ở thể khí. Tuy nhiên, gas được hoá lỏng để tiện lợi khi bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

Ví dụ: Đốt cháy một loại gas chứa propane và butane với tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3.

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-9

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-10

Biến thiên enthalpy chuẩn hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-11 của phản ứng đốt cháy 1 mol gas được tính thông qua các giá trị năng lượng liên kết:

Liên kết
C–H
C–C
O=O
C=O
O–H
Eb (kJ/mol)
418
346
494
732
459

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-12

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-13

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy gas:

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-14

Như vậy, nhiệt lượng giải phóng ra khi đốt cháy 1 mol gas trên cao gấp gần 3 lần so với đốt cháy 1 mol methane.

4. Đốt cháy xăng

Xăng là hỗn hợp các hydrocarbon no có chứa từ 7 đến 12 nguyên tử carbon. Xăng được sử dụng làm nhiên liệu cho nhiều loại phương tiện có động cơ đốt trong như ô tô, xe máy.

Ví dụ: Phản ứng đốt cháy octane, chất có nhiều trong xăng.

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-15

(Trang 40)

Biến thiên enthalpy chuẩn hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-16 của phản ứng được tính thông qua các giá trị năng lượng liên kết:

Liên kết
C–H
C–C
O=O
C=O
O–H
Eb (kJ/mol)
418
346
494
732
459

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-17

Phản ứng đốt cháy xăng toả ra nhiệt lượng lớn. Xăng là loại nhiên liệu phổ biến, kinh tế nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hoả hoạn.

5. Đốt cháy cồn

Cồn (ethanol) hiện được dùng để sản xuất xăng sinh học E5 (chứa 5% thể tích ethanol). Ngoài ra, cồn còn được dùng làm nhiên liệu cho đèn cồn, làm chất đốt để nướng thực phẩm ở nhiều gia đình.

Phản ứng đốt cháy ethanol:

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-18

Biến thiên enthalpy chuẩn hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-19 của phản ứng được tính thông qua các giá trị nhiệt tạo thành chuẩn:

Chất
C2H5OH(l)
O2(g)
CO2(g)
3H2O(g)
hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-20
(kJ/mol)
–276
0
–394
–242

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-21

Phản ứng đốt cháy cồn toả rất nhiều nhiệt, do vậy cần hết sức cẩn thận khi bảo quản, vận chuyển và sử dụng cồn, đề phòng nguy cơ gây bỏng.

?

1. Xét phản ứng: CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g)         hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-22

Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy CH4(g), biết hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-23 của CO2(g) và H2O(g)  lần lượt là –394 kJ/mol và –242 kJ/mol.

2. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 kg một loại củi khô, biết củi khô chứa 54% khối lượng cellulose và phần tử cellulose được cấu tạo bởi các gốc glucose.

Giả thiết toàn bộ nhiệt lượng toả ra được tính từ biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy glucose:

C6H10O5(s) + 6O2(g) → 6CO2(g) + 5H2O(l)           hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-24

3. Ngày 04 tháng 8 năm 2020 đã xảy ra một vụ nổ kinh hoàng ở nhà kho tại cảng Beirut của Lebanon. Đây là nhà kho chứa khoảng 2 700 tấn NH4NO3, một loại hoá chất vừa được sử dụng làm phân bón, vừa được dùng làm thuốc nổ do có khả năng phân huỷ thành khí và hơi, kèm theo toả nhiệt mạnh: hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-25

a) Tính hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-26 của phản ứng, biết hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-27 của NH4NO3(s) và hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-28 của H2O(g) lần lượt là –365,6 kJ/mol và –242 kJ/mol.

b) Tính nhiệt lượng toả ra giải phóng ra từ vụ nổ khi toàn bộ lượng NH4NO3 bị phân huỷ.

(Trang 41)

II. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG CHÁY VÀ TỐC ĐỘ "PHẢN ỨNG HÔ HẤP"

1. Phản ứng đốt cháy

Xét phản ứng đốt cháy than đá trong không khí: C(s) + O2(g) → CO2(g)

Giả thiết tốc độ phản ứng phụ thuộc nồng độ oxygen trong không khí theo phương trình:

v = k · hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-29

Ở điều kiện thường, oxygen chiếm 21% thể tích không khí và có áp suất là 0,21 atm. Khi phần trăm thể tích oxygen trong không khí giảm từ 21% xuống 14% thì tốc độ phản ứng cháy sẽ giảm. Do nồng độ oxygen tỉ lệ thuận với phần trăm thể tích oxygen trong khí quyển nên tốc độ phản ứng cháy giảm so với điều kiện bình thường là:

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-30

Như vậy, khi nồng độ oxygen giảm thì tốc độ phản ứng cháy giảm và nguyên tắc này được ứng dụng rộng rãi để dập tắt đám cháy.

2. "Phản ứng hô hấp"

Quá trình hô hấp cung cấp oxygen cho sự sống của các loài sinh vật. Đối với con người, việc hít thở không khí trong lành, giàu oxygen là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.

Xét "phản ứng hô hấp":

O2 (không khí) → O2 (cơ thể)

Giả thiết tốc độ "phản ứng hô hấp" phụ thuộc nồng độ oxygen trong không khí theo phương trình: v = k . hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-31

Ví dụ 1: Trong một phòng ngủ nhỏ và kín, phần trăm thể tích oxygen trong không khí lúc gần sáng giảm còn 18%.

Tốc độ "phản ứng hô hấp" giảm so với điều kiện bình thường là:

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-32

Ví dụ 2: Một bệnh nhân được điều trị trong buồng oxygen cao áp ở 25 °C với áp suất khí O2 là 2,52 atm.

Do nồng độ oxygen tỉ lệ thuận với áp suất nên tốc độ "phản ứng hô hấp" tăng so với điều kiện bình thường là:

hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-33

Con người thường bị thiếu oxygen khí ở lâu trong không gian kín, chật hẹp, ở trên cao, nơi tập trung đông người, nơi có nhiều khí thải, nơi diễn ra sự cháy... Việc giảm lượng oxygen sẽ ảnh hưởng đến tốc độ "phản ứng hô hấp" và tác động trực tiếp tới sức khoẻ.

(Trang 42)

Bảng 7.1. Ảnh hưởng của hàm lượng oxygen trong không khí tới sức khoẻ

Phần trăm thể tích oxygen
Ảnh hưởng
18%
Bắt đầu có cảm giác ngột ngạt
16%
Tăng hô hấp, tăng nhịp tim, đau đầu, buồn nôn
12%
Chóng mặt, mất thăng bằng
10%
Sắc mặt xanh xao, bất tỉnh, ói mửa
8%
Bất tỉnh, hôn mê

?

4. Một người ngủ quên trong ô tô tắt máy, đóng kín cửa. Sau một thời gian, khi phần trăm thể tích oxygen giảm xuống còn 16% thì rất may có người kịp thời phát hiện, phá vỡ kính xe để đưa đi cấp cứu. Hỏi tại thời điểm đó người dân cứu, tốc độ "phản ứng hô hấp" của người trong xe giảm bao nhiêu lần so với bình thường? Giả thiết Vhô hấp = k . hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-34.

5. Đỉnh Fansipan (có độ cao 3 147 m so với mực nước biển) là ngọn núi cao nhất Việt Nam. Giả thiết không khí trên đỉnh Fansipan có áp suất 0,66 atm và chứa 21% thể tích oxygen. Hỏi tốc độ "phản ứng hô hấp" giảm bao nhiêu lần so với điều kiện bình thường? Giả thiết Vhô hấp = k . hinh-anh-bai-7-hoa-hoc-ve-phan-ung-chay-no-13217-35

.

EM ĐÃ HỌC

  • Phản ứng cháy, nổ kèm theo sự giải phóng năng lượng lớn và tốc độ phản ứng nhanh.
  • Nồng độ oxygen ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phản ứng cháy, nổ và "phản ứng hô hấp" ở sinh vật.

EM CÓ THỂ

  • Tính được hiệu ứng nhiệt của phản ứng cháy, nổ từ các giá trị năng lượng liên kết hoặc nhiệt hình thành, dự đoán được mức độ mãnh liệt của các phản ứng đó.
  • Duy trì không gian thông thoáng để đảm bảo lượng oxygen cho cơ thể.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 7: Hóa Học Về Phản Ứng Cháy, Nổ | Chuyên đề học tập Hóa học 10 | Chuyên Đề 2: Hóa Học Trong Việc Phòng Chống Cháy, Nổ - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Toán 10

Chuyên đề học tập Vật lí 10

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10

Chuyên đề học tập Hóa học 10

Chuyên đề học tập Sinh học 10

Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Chuyên đề học tập Địa lí 10

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Chuyên đề học tập Âm nhạc 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Công nghệ trồng trọt)

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng khoa học máy tính)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng tin học ứng dụng)

Vật Lí 10

Hóa học 10

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Công nghệ trồng trọt 10

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.