Bài 17: Lao Động Và Việc Làm | Địa Lý 12 | Địa Lý Dân Cư - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Địa lý 12 - Bài 17


1. Nguồn lao động

Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân. Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

Bảng 17.1. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, năm 1996 và năm 2005

Trình độ Năm 1996 2005
Đã qua đào tạo 12,3 25,0
Trong đó:    
– Có chứng chỉ nghề sơ cấp 6,2 15,5
– Trung học chuyên nghiệp 3,8 4,2
– Cao đẳng, đại học và trên đại học 2,3 5,3
Chưa qua đào tạo 87,7 75,0

Từ bảng 17.1, hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta.

2. Cơ cấu lao động

a) Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta, nhưng sự phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến.

Bảng 17.2. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000 – 2005

(Đơn vị : %)

Khu vực kinh tế Năm 2000 2002 2003 2004 2005
Nông - lâm - ngư nghiệp 65,1 61,9 60,3 58,8 57,3
Công nghiệp - xây dựng 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2
Dịch vụ 21,8 22,7 23,2 23,9 24,5
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Từ bảng 17.2, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2005.

b) Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

Bảng 17.3. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2005

(Đơn vị : %)

Thành phần kinh tế Năm 2000 2002 2003 2004 2005
Nhà nước 9,3 9,5 9,9 9,9 9,5
Ngoài Nhà nước 90,1 89,4 88,8 88,6 88,9
Có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,1 1,3 1,5 1,6

Từ bảng 17.3, hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2005.

c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

Bảng 17.4. Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn năm 1996 và năm 2005

(Đơn vị : %)

Năm Tổng Nông thôn Thành thị
1996 100 79,9 20,1
2005 100 75,0 25,0

Từ bảng 17.4, nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị nước ta.

Nhìn chung, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng, song vẫn còn thấp so với thế giới. Phần lớn lao động có thu nhập thấp, làm cho quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến. Mặt khác, quỹ thời gian lao động trong nông nghiệp nông thôn và nhiều xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng triệt để.

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

Việc làm là một vấn đề kinh tế – xã hội lớn ở nước ta hiện nay. Sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. Năm 2005, tỉnh trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1% ; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.

Những năm qua, nước ta đã tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo các hướng :

– Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

– Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.

– Thực hiện đa dạng hoả các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.

– Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

– Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.

– Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu hỏi và bài tập

1. Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.

2. Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay.

3. Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ở địa phương em nói riêng.

hinh-anh-bai-17-lao-dong-va-viec-lam-2862-0

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 17: Lao Động Và Việc Làm | Địa Lý 12 | Địa Lý Dân Cư - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Địa Lý 12

  1. Địa Lý Tự Nhiên
  2. Địa Lý Dân Cư
  3. Địa Lý Kinh Tế
  4. Địa Lý Các Ngành Kinh Tế
  5. Địa Lý Các Vùng Kinh Tế
  6. Địa Lý Địa Phương

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.