BÀI 2: XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA | Hóa học 12 | Chương 1: ESTER - LIPID - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Hóa học 12 - Bài 2 - I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA, II. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA - Tìm hiểu cấu tạo, sản xuất, tính chất và ứng dụng của xà phòng, chất giặt rửa.


(Trang 14)

MỤC TIÊU

- Nêu được khái niệm, đặc điểm về cấu tạo và tính chất chất giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp.

- Trình bày được một số phương pháp sản xuất xà phòng, phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp.

- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng xà phòng hoá chất béo.

- Trình bày được cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống.

? Tại sao xà phòng và chất giặt rửa có thể loại bỏ các vết bẩn trên quần áo, dầu mỡ ở chén bát.

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA

Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của các acid béo và các chất phụ gia. Thành phần chủ yếu của xà phòng thường là muối sodium của palmitic acid hoặc stearic acid.

Chất giặt rửa tổng hợp là các chất được tổng hợp hoá học, có tác dụng giặt rửa như xà phòng nhưng không phải là muối sodium, potassium của các acid béo. Những chất này thường là muối sodium alkylsulfate hoặc alkylbenzene sulfonate.

Ngoài ra, một số sản phẩm từ thiên nhiên cũng có tác dụng giặt rửa như nước quả bồ kết, quả bồ hòn,... (chất giặt rửa tự nhiên).

Cấu tạo của xà phòng và chất giặt rửa phổ biến thường gồm hai phần:

Phần phân cực (“đầu” ưa nước): là nhóm carboxylate (xà phòng) hoặc nhóm sulfate, sulfonate (chất giặt rửa tổng hợp). Phần này có thể hoà tan được trong nước.

Phần không phân cực (“đuôi” kị nước): là gốc hydrocarbon có mạch dài (R). Phần này không tan trong nước.

hinh-anh-bai-2-xa-phong-va-chat-giat-rua-13500-0

Xà phòng

Chất giặt rửa tổng hợp

Phần không phân cực (kị nước)

Phần phân cực (ưa nước)

Hình 2.1. Cấu tạo chung của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp phổ biến

(Trang 15)

Dưới đây là ví dụ về cấu tạo của xà phòng và chất giặt rửa:

hinh-anh-bai-2-xa-phong-va-chat-giat-rua-13500-1

đuôi kị nước

đầu ưa nước

Hình 2.2. Công thức cấu tạo của một số chất hoạt động bề mặt: xà phòng (a) và chất giặt rửa phổ biến (b)

1. Em hãy nêu sự giống và khác nhau về cấu tạo giữa xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.

2. Trong các chất sau, chất nào là xà phòng, chất nào là chất giặt rửa tổng hợp?

Xác định đầu ưa nước và đuôi kị nước của các chất này.

a) CH3 [CH2]14COONa;

b) CH3[CH2]10CH2OSO3Na.

II. TÍNH CHẤT GIẶT RỬA

Khi xà phòng, chất giặt rửa tan vào nước sẽ tạo dung dịch có sức căng bề mặt nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt. Đuôi kị nước trong xà phòng và chất giặt rửa thâm nhập vào vết bẩn (Hình 2.3b), phân chia vết bẩn thành những hạt rất nhỏ có đầu ưa nước quay ra ngoài (Hình 2.3c), các hạt này phân tán vào nước và bị rửa trôi (Hình 2.3d).

hinh-anh-bai-2-xa-phong-va-chat-giat-rua-13500-2

Đầu ưa nước

Đuôi kị nước.

Vết bẩn dầu mỡ.

Vật liệu

Hình 2.3. Tính chất giặt rửa

II. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA

1. Phương pháp sản xuất xà phòng

Xà phòng được sản xuất bằng cách đun chất béo với dung dịch NaOH đặc hoặc KOH đặc (phản ứng xà phòng hoá):

Chất béo + NaOH/KOH (đặc) hinh-anh-bai-2-xa-phong-va-chat-giat-rua-13500-3 Glyxerol + Muối sodium/potassium của acid béo

                                                                      (Thành phần chính của xà phòng)

(Trang 16)

hinh-anh-bai-2-xa-phong-va-chat-giat-rua-13500-4

chất béo

glycerol

sodium stearate (xà phòng)

(Trang 17)

Các muối của acid béo tách ra được đem trộn với chất diệt khuẩn, chất tạo hương,... rồi ép thành bánh với nhiều hình dạng khác nhau.

Xà phòng còn được sản xuất từ dầu mỏ theo sơ đồ sau:

Alkane (lấy từ dầu mỏ) hinh-anh-bai-2-xa-phong-va-chat-giat-rua-13500-5

Acid béo hinh-anh-bai-2-xa-phong-va-chat-giat-rua-13500-6 Muối sodium/potassium của acid béo

Thí nghiệm: Phản ứng xà phòng hoá chất béo

Chuẩn bị:

Hoá chất: chất béo (dầu thực vật hoặc mỡ động vật), dung dịch NaOH 40%, dung dịch NaCl bão hoà.

Dụng cụ: bát sứ, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, kiềng sắt, đèn cồn.

Tiến hành:

- Cho khoảng 2 g chất béo và khoảng 4 mL dung dịch NaOH 40% vào bát sứ. Đun hỗn hợp trong khoảng 10 phút và liên tục khuấy bằng đũa thuỷ tinh. Nếu thể tích nước giảm cần bổ sung thêm nước.

- Kết thúc phản ứng, đổ hỗn hợp vào cốc thuỷ tinh chứa khoảng 30 mL dung dịch NaCl bão hoà, khuấy nhẹ. Để nguội hỗn hợp, tách lấy khối xà phòng nổi lên ở trên.

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Tại sao phải khuấy liên tục hỗn hợp phản ứng?

2. Giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.

?

3. Viết phương trình phản ứng xà phòng hoá chất béo tripalmitin (tạo thành từ glycerol và palmitic acid).

2. Phương pháp sản xuất chất giặt rửa tổng hợp

Chất giặt rửa tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ theo sơ đồ sau:

Dầu mỏ hinh-anh-bai-2-xa-phong-va-chat-giat-rua-13500-7 hinh-anh-bai-2-xa-phong-va-chat-giat-rua-13500-8 hinh-anh-bai-2-xa-phong-va-chat-giat-rua-13500-9hinh-anh-bai-2-xa-phong-va-chat-giat-rua-13500-10

Muối sulfonate hoặc muối sulfate được trộn với một số chất phụ gia khác nhau để tạo thành chất giặt rửa tổng hợp.

(*) Quá trình có thể diễn ra qua nhiều giai đoạn.

(Trang 17)

EM CÓ BIẾT

Bột giặt tổng hợp có thành phần chính gồm: chất tạo hạt bột giặt, chất giặt rửa tổng hợp, chất tẩy trắng, enzyme. Ngoài ra, chúng còn có thêm chất chống lắng đọng, chất điều chỉnh bọt, chất tạo huỳnh quang, chất tạo hương, chất độn,...

IV. ỨNG DỤNG CỦA XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA

Xà phòng được sử dụng để tắm, rửa tay,... Chất giặt rửa tổng hợp được sử dụng để giặt quần áo, rửa chén bát, rửa tay, lau sàn,...

Hiện nay, chất giặt rửa tổng hợp được sử dụng phổ biến là do: chất giặt rửa dễ hoà tan trong nước hơn xà phòng; chất giặt rửa có thể sử dụng với nước cứng và môi trường acid, ngược lại xà phòng kém tác dụng trong môi trường này.

Nhược điểm của chất giặt rửa tổng hợp so với xà phòng là một số chất giặt rửa tổng hợp khó phân huỷ sinh học nên kém thân thiện với môi trường.

EM ĐÃ HỌC

  • Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của các acid béo và các chất phụ gia.
  • Chất giặt rửa tổng hợp là các chất được tổng hợp hoá học, có tác dụng giặt rửa như xà phòng nhưng không phải là muối sodium, potassium của các acid béo. Những chất này thường là muối sodium alkylsulfate hoặc alkylbenzene sulfonate.
  • Một số sản phẩm từ thiên nhiên có tác dụng giặt rửa như nước quả bồ kết, quả bồ hòn,...
  • Cấu tạo của xà phòng và chất giặt rửa phổ biến thường gồm hai phần: đầu ưa nước và đuôi kị nước.
  • Xà phòng được sản xuất bằng phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm hoặc sản xuất từ dầu mỏ.
  • Chất giặt rửa tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ.
  • Xà phòng được dùng để tắm, rửa tay,... Chất giặt rửa được sử dụng để giặt quần áo, rửa tay, rửa chén bát, nước lau kính, lau sàn,...

EM CÓ THỂ

  • Biết được đặc điểm cấu tạo, tính chất, các ưu, nhược điểm của xà phòng và chất giặt rửa để lựa chọn và sử dụng chúng hợp lí, an toàn trong đời sống.

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 2: XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA | Hóa học 12 | Chương 1: ESTER - LIPID - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Hóa học 12

  1. Chương 1: ESTER - LIPID
  2. CHƯƠNG 2: CARBOHYDRATE
  3. CHƯƠNG 3: HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN
  4. CHƯƠNG 4: POLYMER
  5. CHƯƠNG 5: PIN ĐIỆN VÀ ĐIỆN PHÂN
  6. CHƯƠNG 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
  7. CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỔ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA
  8. CHƯƠNG 8: SƠ LƯỢC VỀ DÃY KIM LOAI CHUYẾN TIẾP THỨ NHẤT VÀ PHỨC CHẤT

Tin tức mới

Môn Học Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Toán 12 - Tập 1

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12

Chuyên đề học tập Âm nhạc 12

Toán 12 - Tâp 2

Vật Lí 12

Hóa học 12

Sinh Học 12

Ngữ Văn 12 - Tập 1

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Lịch sử 12

Địa lí 12

Công Nghệ 12 (Công Nghệ Điện - Điện Tử)

Công Nghệ 12 (Lâm Nghiệp - Thủy Sản)

Tin học 12 - Định hướng tin học ứng dụng

Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính

Âm Nhạc 12

Mĩ Thuật 12 (Lí Luận Và Lịch Sử Mĩ Thuật)

Mĩ thuật 12 (Đồ họa_tranh in)

Mĩ Thuật 12 (Điêu Khắc)

Mĩ Thuật 12 (Hội Hoạ)

Mĩ Thuật 12 (Kiến Trúc)

Mĩ thuật 12 (Thiết Kế Công Nghiệp)

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Đồ Họa)

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Thời Trang)

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Mĩ Thuật Đa Phương Tiện)

Mĩ Thuật 12 (Thiết Kế Mĩ Thuật Sân Khấu, Điện Ảnh)

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 12

Giáo Dục Quốc Phòng và An Ninh 12

Giáo dục Kinh Tế và Pháp Luật 12

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Chuyền)

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Đá)

Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Rổ)

Giáo Dục Thể Chất 12 (Cầu Lông)

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.