Nội Dung Chính
(Trang 125)
Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế.
- Phân tích, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế đơn giản liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế.
MỞ ĐẦU
Tổ chức WTO được thành lập ngày 01-01-1995, có trụ sở tại Giơnevơ (Thuy Sỹ) với trên 160 nước thành viên, có chức năng quản lí việc thực hiện các hiệp định thương mại của WTO, tạo khuôn khổ thể chế cho các vòng đàm phán thương mại, giải quyết tranh chấp, giám sát các chính sách thương mại của các nước thành viên, hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển, hợp tác với các tổ chức quốc tế khác,... với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Em hãy cho biết Việt Nam gia nhập WTO năm nào. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về ) năm nào. Hãy chia sẽ lợi ích của Việt Nam khi khi gia nhập WTO.
KHÁM PHÁ
1. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Nguyên tắc cơ bản của WTO được thể hiện trong các hiệp định quan trọng như: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT); Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS); Hiệp định về một số khía cạnh của quyền sở hữu trítuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) và trong quy định pháp luật của các quốc gia thành viên.
a) Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử
Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử gồm hai nội dung: đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia.
(Trang 126)
Quy chế đối xử tối huệ quốc (đối xửbình đẳng với các nước khác): Các nước thành viên WTO không được phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình, nghĩa là nếu một nước thành viên trao cho một nước thành viên khác một đặc quyền thương mại nào đó (đối với hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu; việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân của các nước thành viên) thì cũng phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các thành viên còn lại của WTO ngay lập tức và không điều kiện (trừ những trường hợp được miễn). Ngoại lệ của quy định này cho phép nếu các nước kí kết, đàm phán các hiệp định thương mại tự do, chẳng hạn như CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU),... thì có thể dành cho nhau (nội bộ nhóm) những ưu đãi về thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do đó tốt hơn ưu đãi trong WTO mà không bị coi là vi phạm quy chế đối xử tối huệ quốc. Chế độ đối xử quốc gia (đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài với sản phẩm trong nước): Nước thành viên sẽ dành cho sản phẩm tương tự, dịch vụ tương tự, nhà cung cấp tương tự của các nước thành viên khác của WTO những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình (quy định trên chỉ áp dụng khi một sản phẩm, dịch vụ hay một yếu tố sở hữu trí tuệ đã gia nhập vào thị trường nội địa). | EM CÓ BIẾT? Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947) Điều I. Quy định chung về Đối xử tối huệ quốc (trích) 1. Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kì bên kíkết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kì một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên kí kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện. Điều II. Biểu nhân nhượng (trích) 1.(a) Mỗi bên kí kết sẽ dành cho thương mại của các bên kí kết khác sự đối xửkhông kém phần thuận lợi hơn những đối xử đã nêu trong phần tương ứng thuộc Biểu nhân nhượng tương ứng là phụ lục của Hiệp định này. Điều III*. Đối xử quốc gia về thuế và quy tắc trong nước (trích) 1. Các bên kí kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỉ trọng xác định, không được áp dụng với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.* |
(Trang 127)
Ngoại lệ của quy định này cho phép các thành viên WTO không cần áp dụng quy chế đối xử quốc gia trong mua sắm Chính phủ phục vụ cho mục đích tiêu dùng của Chính phủ (không phải để bán lại nhằm mục đích thương mại hay đưa vào sản xuất nhằm mục đích thương mại). | 2. Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên kí kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự. Hơn nữa, không một bên kí kết nào sẽ áp dụng các loại thuế hay khoản thu khác trong nội địa trái với các nguyên tắc đã nêu tại khoản 1.* |
Trường hợp 1
Nước G và nước S đều là thành viên của WTO. Hai nước này đã đàm phán với nhau và đồng ý cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng thịt bò là 10%, nhưng không đồng ý mức cắt giảm thuế quan 10% với các nước thành viên khác của WTO vì lí do đây là hiệp định song phương giữa nước G và nước S.
Trường hợp 2
Kể từ khi trở thành thành viên của WTO, nước V đã từng bước xoá bỏ tất cả những biện pháp theo cam kết mà trước đây nước V áp dụng để bảo hộ đối với hàng hoá và dịch vụ của nước mình, hạn chế việc xâm nhập của hàng hoá, dịch vụ tương tự của nước ngoài.
1/ Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử bao gồm những nội dung cơ bản gì?
2/ Nước G và nước S, nước V trong trường hợp trên có tuân thủ đúng nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử hay không? Vì sao?
b) Nguyên tắc mở cửa thị trường (tự do hoá thương mại từng bước và bằng con đường đàm phán)
Nguyên tắc mở cửa thị trường quy định các nước thành viên WTO phải cam kết xoá bỏ các rào cản trong thương mại quốc tế như cấm áp dụng biện pháp hạn chế về số lượng; giảm và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan; xoá bỏ hàng rào phi thuế quan. Các nước chỉ có thể hạn chế sản phẩm của các nước khác thông qua thuế quan hoặc các khoản thu khác mà không được cấm hay hạn chế (trừ những trường hợp thật cần thiết và mang tính chất tạm thời) việc xuất hay nhập khẩu các sản phẩm của nước mình hay của các nước khác thuộc WTO.
Trường hợp
Từ khi là thành viên của WTO, Việt Nam đã tạo điều kiện cho hàng hoá của các nước thành viên WTO được nhập khẩu với số lượng không hạn chế vào thị trường Việt Nam.
(Trang 128)
?
1/ Em hãy nêu nội dung cơ bản của nguyên tắc mở cửa thị trường của WTO.
2/ Việc làm của Việt Nam trong trường hợp trên có phù hợp với nguyên tắc tự do hoá thương mại không? Vì sao?
c) Nguyên tắc thương mại công bằng
Nguyên tắc thương mại công bằng là thương mại quốc tế được tiến hành trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng như nhau giữa các thành viên của WTO, hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như bán phá giá (bán với giá thấp hơn giá thành sản phẩm), trợ cấp của Chính phủ dành cho hàng xuất khẩu,... nhằm mục đích chiếm thị phần.
Trường hợp 1
Nước V là thành viên của WTO đã tính đủ, tính đúng giá thành sản xuất, chế biến, vận chuyển và các phụ thu khác vào giá thành của sản phẩm gạo chất lượng cao để bán cho nước B (cũng là thành viên của WTO) với giá bán cao hơn giá trị thông thường.
Trường hợp 2
Nước M đã không dưới một lần xem xét các đơn kiện của các doanh nghiệp M khi họ cho rằng mặt hàng tôm đông lạnh của nước P, nước A đã bán phá giá ở thị trường nước M, cạnh tranh không công bằng.
1/ Nguyên tắc thương mại công bằng mà WTO đã đưa ra đề cập đến những nội dung cơ bản gì?
2/ Việc làm của nước V, nước M trong các trường hợp trên có phù hợp với nguyên tắc thương mại công bằng của WTO không? Vì sao?
d) Nguyên tắc minh bạch
Nguyên tắc minh bạch quy định để tránh sự tuỳ tiện và có thể dự đoán được trước đòi hỏi các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO.
EM CÓ BIẾT?
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ – GATS
Điều 3: Tính minh bạch (trích)
1. Các thành viên phải nhanh chóng công bố mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành Hiệp định này, chậm nhất trước khi các biện pháp đó có hiệu lực thi hành, trừ những trường hợp khẩn cấp. Những Hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà các thành viên tham gia cũng phải được công bố.
(Trang 129)
Trường hợp 1
Việt Nam là thành viên của WTO nên hằng năm đều thực hiện việc thông báo cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO và cho các thành viên khác những biện pháp mà nước mình áp dụng có ảnh hưởng đến việc thực hiện hiệp định thương mại quốc tế đã được Việt Nam kí kết.
Trường hợp 2
Nước Q (thành viên của WTO) ban hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng và cho rằng luật này chỉ liên quan đến người tiêu dùng của nước mình nên đã không thông báo cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO.
2. Trong trường hợp việc công bố quy định tại khoản 1 của Điều này không thể thực hiện được, các thông tin đó phải được công khai theo cách thức khác.
3. Các thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kì sửa đổi nào trong các luật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này.
4. Mỗi thành viên phải trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kì một Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp dụng chung hoặc hiệp định quốc tế nêu tại khoản 1...
5. Các thành viên có thể thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ bất kì biện pháp nào do một thành viên khác áp dụng được coi là có tác động đến việc thực thi Hiệp định này.
1/ Nguyên tắc minh bạch của WTO đề cập tới những nội dung cơ bản gì?
2/ Để bảo đảm nguyên tắc minh bạch trong thương mại quốc tế, các nước thành viên của WTO phải làm gì?
3/ Việt Nam và nước Q trong các thông tin trên có thực hiện đúng nguyên tắc minh bạch của WTO không? Vì sao?
e) Nguyên tắc ưu đãi dành cho các nước đang phát triển
Để khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế đối với các nước đang và chậm phát triển, trong các hiệp định của WTO có nhiều điều khoản dành cho các nước nói trên một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ hơn (đối xử đặc biệt và đối xử ưu đãi). Các nước đang và chậm phát triển có thể được hưởng một số ưu đãi (như thời gian để thực hiện các cam kết dài hơn; được đối xử ưu ái hơn so với các nước phát triển...); được miễn thực hiện nghĩa vụ trong một thời gian nhất định, được trợ giúp về kĩ thuật, được hỗ trợ pháp lítừ phía Ban thư kí, được tham dự các khoá đào tạo về thương mại,...
(Trang 130)
Thông tin
Việt Nam khi tham gia WTO đã được các chuyên gia của WTO hỗ trợ rất nhiều để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của WTO.
1/ WTO dành cho các nước đang phát triển những ưu đãi cơ bản gì?
2/ Ở thông tin trên, việc Việt Nam được các chuyên gia của WTO giúp đỡ để hoàn thiện hệ thống pháp luật có phù hợp với nguyên tắc của WTO không? Vì sao?
Các nguyên tắc cơ bản của WTO gồm:
Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử thể hiện qua hai chế độ pháp lílà đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Theo chế độ đối xử tối huệ quốc, nếu một nước thành viên WTO dành cho một nước thành viên khác các ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ thì nước này cũng phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Theo chế độ đối xử quốc gia, các nước thành viên WTO phải dành những ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ cho các nước thành viên khác không kém thuận lợi hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước mình.
Nguyên tắc mở cửa thị trường (tự do hoá thương mại từng bước và bằng con đường đàm phán) yêu cầu các nước thành viên WTO phải từng bước mở cửa thị trường, xoá bỏ các rào cản trong thương mại quốc tế để các hoạt động thương mại được tự do hơn.
Nguyên tắc thương mại công bằng cho phép các nước thành viên WTO được tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau, thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng, hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh (trợ giá, bán phá giá, cấm vận, hạn ngạch) nhằm mục đích chiếm thị phần.
Nguyên tắc minh bạch yêu cầu các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO.
Nguyên tắc ưu đãi dành cho các nước đang phát triển cho phép các nước đang và chậm phát triển được hưởng một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ hơn trong các hoạt động thương mại quốc tế.
2. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thoả thuận giữa các bên, trong đó có ít nhất một bên phải là thương nhân, quốc gia hoặc các tổ chức kinh tế; đối tượng của hợp đồng phải là động sản (có thể di chuyển được qua biên giới các nước); có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ liên quan đến các lĩnh vực của thương mại quốc tế.
(Trang 131)
Hợp đồng thương mại quốc tế được giao kết dựa trên những nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ “Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế” (PICC) năm 2004 (sửa đổi năm 2010, 2016) do Viện Thống nhất tư pháp quốc tế (UNIDROIT) xây dựng và trong các quy định của pháp luật các quốc gia.
a) Nguyên tắc tự do hợp đồng
Nguyên tắc tự do hợp đồng được thể hiện ở việc các bên tham gia giao kết hợp đồng thương mại được tự do giao kết hợp đồng (các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào trong việc giao kết hợp đồng), được quyền tự do lựa chọn đối tác, tự do thiết lập các điều khoản của hợp đồng và thoả thuận nội dung của hợp đồng, hình thức của hợp đồng (trừ những trường hợp mà pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế có quy định về hình thức hợp đồng), tự do chọn luật điều chỉnh, cơ quan giải quyết tranh chấp.
Cam kết, thoả thuận giữa các bên giao kết hợp đồng phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không gây thiệt hại cho bên thứ ba, cho lợi ích công cộng, cho lợi ích của một trong các bên trong hợp đồng hoặc cả hai bên trong hợp đồng.
EM CÓ BIẾT?
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005
Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế (trích)
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mĩ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.
Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Trường hợp 1
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của các bên, sau khi thoả thuận, thống nhất Công ty X của Nhật Bản đã giao kết hợp đồng bằng văn bản bán cho Công ty V của Việt Nam 1.000 xe ôtô với giá là 30.000 USD/một xe. Công ty X giao xe cho Công ty V tại cảng Hải Phòng, Công ty V sau khi nhận đủ số xe như đã thoả thuận thì thanh toán cho Công ty X thông qua chuyển khoản. Các bên thống nhất không áp dụng Công ước Viên (CISG 1980) mà chọn luật của Singapore để điều
(Trang 132)
chỉnh hợp đồng và Trọng tài thương mại của Việt Nam để giải quyết nếu có tranh chấp. Các bên đã nghiêm chỉnh thực hiện một cách trung thực, đầy đủ, chính xác các cam kết trong hợp đồng cho nhau như đã thoả thuận.
Trường hợp 2
Tại khu chợ mua bán gia súc ở nước A, thương nhân từ các nước khác nhau đã giao dịch với nhau về giá cả và số lượng hàng hoá bằng việc nắm tay nhau trong một chiếc túi (khăn) kín để đưa ra kí hiệu thoả thuận.
1/ Nội dung cơ bản của nguyên tắc tự do hợp đồng đề cập đến những vấn đề gì trong hợp đồng thương mại quốc tế?
2/ Ở trường hợp 1, những nội dung nào của nguyên tắc tự do hợp đồng được thể hiện trong hợp đồng thương mại giữa Công ty X và Công ty V?
3/ Theo quy định của pháp luật quốc tế thì hợp đồng thương mại trong trường hợp 2 có tuân thủ đúng về hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế hay không? Vì sao?
b) Nguyên tắc thiện chí và trung thực
Nguyên tắc thiện chí và trung thực trong đó quy định: Các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại ở tất cả các giai đoạn (xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mình) đều phải hoạt động với tinh thần thiện chí và trung thực, không bên nào được lừa dối bên nào.
Trường hợp 1
Do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên Công ty K (nước V) đã đề nghị Công ty N (nước D) cho phép kéo dài thời hạn thanh toán số tiền hàng mà Công ty đã mua của Công ty N chưa thực hiện được. Sau khi kiểm tra tình hình thực tế, Công ty N đã đồng ý kéo dài thời hạn thanh toán thêm 6 tháng.
Trường hợp 2
Doanh nghiệp D (nước Y) do quá tin tưởng vào công ty môi giới nên đã bỏ qua công đoạn kiểm tra thông tin đối tác, đồng ý bán cho Công ty G (nước E) 300 tấn hạt điều. Sau khi Doanh nghiệp D gửi 300 tấn hạt điều đi cho Công ty G thì mới phát hiện Công ty G không có khả năng thanh toán, đang chờ tuyên bố phá sản.
EM CÓ BIẾT?
1/ PICC năm 2004 (sửa đổi năm 2010, 2016)
Điều 1.7 (trích)
1. Các bên trong hợp đồng phải hành động phù hợp với tinh thần thiện chívà trung thực trong các giao dịch thương mại quốc tế.
2/ Bộ luật Dân sự năm 2015
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (trích)
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
(Trang 133)
1/ Nội dung của nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động thương mại?
2/ Trong các trường hợp trên, công ty nào tuân thủ, công ty nào vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại? Vì sao?
c) Nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết và xử lí việc không thực hiện hợp đồng
Nguyên tắc giao kết và tuân thủ hợp đồng thương mại quốc tế đã giao kết được quy định:
Hợp đồng thương mại hợp pháp, có hiệu lực có giá trị ràng buộc, bắt buộc các bên tham gia kí kết phải tôn trọng và thực hiện. Hợp đồng chỉ có thể được thay đổi, chấm dứt hiệu lực từng phần hoặc toàn bộ theo quy định của chính hợp đồng đó hoặc theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp một bên không thực hiện các cam kết, thoả thuận vì hợp đồng được kí kết trên cơ sở lừa dối, xuyên tạc, lỗi, cưỡng ép, có sự bất bình đẳng về năng lực đàm phán giữa các bên kí kết hoặc trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản làm cho một bên không thể thực hiện được vì không lường trước được hoàn cảnh thay đổi hoặc vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của bên đó).
Mọi cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Không thực hiện hợp đồng là việc một bên không hoàn thành một hoặc nhiều nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, kể cả việc thực hiện không đúng quy cách, thực hiện chậm so với quy định.
Khi một bên không thực hiện hợp đồng thì bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên không thực hiện: buộc phải thực hiện đúng hợp đồng; phải chịu phạt do vi phạm hợp đồng; buộc phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm (trừ những trường hợp được miễn trách nhiệm do xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; xảy ra sự kiện bất khả kháng; miễn trách nhiệm do các bên tự thoả thuận,... Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm). Bên bị vi phạm cũng có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; huỷ bỏ hợp đồng; hoặc áp dụng các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế.
Tình huống 1
Khi giá gạo thu mua ở trong nước tăng cao, nhận thấy nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì sẽ không có lãi nên Công ty G (nước C) đã dừng không tiếp tục thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo như đã giao kết với Công ty A (nước T).
(Trang 134)
Tình huống 2
Công ty D (nước V) kí hợp đồng cung cấp cho Công ty H (nước Q) 150 tấn quả vải thiều, giao hàng tại Ga đường sắt B (nước Q). Khi quả vải thiều chuẩn bị được chuyển đi thì cửa khẩu giữa nước V và nước Q bị đóng do dịch bệnh và không biết khi nào sẽ mở lại, Công ty D đã tìm mọi cách nhưng vẫn không thực hiện được việc giao hàng đúng thời hạn theo quy định của hợp đồng.
1/ Nội dung cơ bản của nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết và xử lí việc không thực hiện hợp đồng là gì?
2/ Ở tình huống trên, việc làm của Công ty G có phù hợp với nguyên tắc tuân thủ hợp đồng thương mại đã giao kết? Vì sao?
3/ Ở tình huống trên, Công ty D có phải chịu trách nhiệm khi đã không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng không? Vì sao? Công ty H có thể áp dụng chế tài đối với Công ty D được không? Vì sao?
Các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm:
Nguyên tắc tự do hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng thương mại được tự do giao kết, được quyền tự do lựa chọn đối tác, tự do thiết lập các điều khoản của hợp đồng, thoả thuận nội dung, hình thức của hợp đồng, tự do chọn luật điều chỉnh, cơ quan giải quyết tranh chấp. Cam kết, thoả thuận giữa các bên giao kết hợp đồng phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không gây thiệt hại cho bên thứ ba, cho lợi ích công cộng, cho lợi ích của một trong các bên trong hợp đồng hoặc cả hai bên trong hợp đồng.
Nguyên tắc thiện chí và trung thực: Các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại ở tất cả các giai đoạn đều phải hoạt động với tinh thần thiện chí và trung thực, không bên nào được lừa dối bên nào.
Nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết và xử lí việc không thực hiện hợp đồng: Hợp đồng thương mại hợp pháp, không trái đạo đức xã hội, có hiệu lực thì bắt buộc các bên tham gia kí kết phải tôn trọng và thực hiện. Hợp đồng chỉ có thể được thay đổi, chấm dứt hiệu lực từng phần hoặc toàn bộ theo quy định của chính hợp đồng đó hoặc theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật (trừ một số trường hợp nhất định). Khi một bên không thực hiện hợp đồng thì bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên không thực hiện: buộc phải thực hiện đúng hợp đồng; chịu phạt do vi phạm hợp đồng; buộc phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm (trừ những trường hợp được miễn trách nhiệm).
(Trang 135)
LUYỆN TẬP
1. Em hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Một nước thành viên của WTO có thể đối xử thuận lợi đối với nhà cung cấp dịch vụ của nước thành viên khác, nhưng lại có thể đối xử kém thuận lợi hơn đối với nhà cung cấp dịch vụ tương tự của nước mình.
b. Các nước thành viên của WTO có thể giới hạn số lượng đối với một loại hàng hoá nhập khẩu nào đó từ các nước thành viên khác vào nước mình tuỳ thuộc vào nhu cầu của nước mình đối với loại hàng hoá đó bằng việc áp dụng các biện pháp thuế quan.
c. Chính phủ của một nước thành viên WTO có thể được phép trợ cấp cho những mặt hàng mà nước đó lần đầu tiên xuất khẩu sang các nước thành viên khác.
d. Các bên khi giao kết hợp đồng thương mại quốc tế không được phép chọn luật của nước mình mà phải chọn luật điều chỉnh từ các điều ước quốc tế.
2. Em hãy cho biết các hành vi dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của WTO. Vì sao?
a. Công ty X của nước Q (nước Q là thành viên của WTO) bào chế được một loại vắc-xin ngừa dịch bệnh và đã chuyển giao công nghệ, cho phép nước T (thành viên của WTO) bào chế loại vắc-xin này nhưng lại từ chối cung cấp cho một số nước khác không phải là thành viên của WTO khi các nước đó có yêu cầu.
b. Nước A (thành viên của WTO) chỉ thực hiện giảm thuế đối với mặt hàng thép hộp mạ kẽm cho nước B (không là thành viên của WTO), mà không thực hiện giảm thuế với cùng mặt hàng trên cho các thành viên khác của WTO.
c. Việt Nam (thành viên của WTO) đã đàm phán với M (nước M không phải thành viên của WTO) và đồng ý cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng tôm đông lạnh là 8%, nhưng không đồng ý mức cắt giảm thuế quan 8% với các nước thành viên khác của WTO với lí do đây là hiệp định song phương giữa Việt Nam và nước M.
d. Nước thành viên X đã đánh thuế nhập khẩu rất cao đối với rượu vang nhập khẩu từ các nước thành viên khác của WTO, làm cho rượu vang nhập khẩu vào nước X không thể cạnh tranh được về giá cả so với rượu vang sản xuất trong nước.
3. Em hãy cho biết các hành vi dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của hợp đồng thương mại quốc tế. Vì sao?
a. Doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê C (nước V) đã chủ động tìm kiếm, chào hàng và giao kết hợp đồng với đối tác là Công ty M (nước Z) về việc doanh nghiệp sẽ cung cấp cà phê đóng gói để tiêu thụ tại thị trường nước Z.
(Trang 136)
b. Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu tôm thương phẩm vào nước N, công ty xuất nhập khẩu của nước X đã bơm thêm tạp chất vào tôm để tăng trọng lượng.
c. Công ty dịch vụ H đã nhập khẩu một loại khăn lụa từ nước ngoài, xoá bỏ thương hiệu của nước ngoài trên khăn, thay bằng nhãn thương hiệu của Công ty H, rồi xuất khẩu sang nước thứ ba.
d. Công ty Y đã kí hợp đồng nhập khẩu 100.000 hộp phấn rôm dùng cho trẻ em của Hãng dược phẩm nước ngoài D với điều kiện phấn rôm phải có chất lượng tốt như đã thoả thuận và bảo đảm an toàn khi sử dụng. Sau khi nhập về 10.000 hộp phấn rôm và bán ra thị trường, một số trẻ em sử dụng phấn rôm nói trên đã bị dị ứng nặng. Thấy vậy, Công ty Y đã không tiếp nhận số phấn rôm còn lại đã được giao kết trong hợp đồng với Hãng dược phẩm D.
VẬN DỤNG
Em hãy viết bài chia sẻ về một (hoặc một số) điều mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO và ý nghĩa của việc thực hiện những cam kết đó.
(Trang 137)
MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG SÁCH
Thuật ngữ | Giải thích thuật ngữ | Trang |
Phần một: GIÁO DỤC KINH TẾ | ||
Cơ cấu kinh tế | là mối quan hệ tỉ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế; đó cũng là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế. | 11, 13, 14, 16, 19, 23
|
FTA | là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area, dịch ra có nghĩa là Hiệp định thương mại tự do. Đây là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia và nhờ các hiệp định này mà các rào cản về thuế quan và phi thuế quan sẽ được giảm hoặc xoá bỏ. Nhờ có các hiệp định thương mại tự do mà các quốc gia trên thế giới có thể từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hoá và dịch vụ. | 19 |
Hợp đồng bảo hiểm | là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả bảo hiểm hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng. |
28 |
Người được bảo hiểm | là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng, sức khoẻ, nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. | 28 |
Người thụ hưởng | là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để hưởng quyền lợi bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. |
38 |
Phí bảo hiểm | là khoản tiền bên mua bảo hiểm phải đóng cho tổ chức bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. | 28, 30 |
Sự kiện bảo hiểm | là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì tổ chức bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. | 27, 28 |
Tổ chức bảo hiểm (bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm) | là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. | 27, 28 |
(Trang 138)
Phần hai: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT | ||
Bán phá giá | một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế, được hiểu là việc bán sản phẩm ra nước ngoài với giá thấp hơn giá thông thường của nó, mà trong hầu hết các trường hợp là giá tại thị trường nội địa của nhà xuất khẩu. | 128 |
Cổ vật | là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. | 98,99,101,102 |
Hồ sơ thuế | là hồ sơ đăng kí thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, không thu thuế; hồ sơ hải quan; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. | 63 |
Mã số thuế | là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và kí tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lí thuế. | 62,63 |
Mua sắm Chính phủ | là việc chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ một quốc gia. Khoản mua sắm Chính phủ được xác định bằng tổng chi tiêu Chính phủ trừ đi các khoản thanh toán chuyển khoản và trả lãi nợ. | 127 |
Sự cố môi trường | là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng. | 99 |
Thuế quan | là nhữnglà thuế do hải quan của một quốc gia thu đối với hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu khi vận chuyển qua cửa khẩu của quốc | 21,122,125,126,127,135 |
Tập quán thương mại quốc tế | gia đó.quy tắc, khuôn mẫu xử sự được hình thành trong hoạt động thương mại quốc tế có tính chất lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài thành thói quen, được áp dụng một cách thường xuyên trong hoạt động thương mại quốc tế. Tập quán thương mại quốc tế thường có ba nhóm: các tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán chung và các tập quán khu vực. | 133 |
(Trang 139)
WTO | là Tổ chức Thương mại Thế giới được thành lập và hoạt động từ 01 – 01 – 1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. WTO kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). Nhiệm vụ của WTO gồm: Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có); Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, kí kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại; Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; Rà soát định kì các chính sách thương mại của các thành viên. | 22, 109, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 135, 136 |
DANH SÁCH TRANH ẢNH SỬ DỤNG
Trang | Số thứ tự ảnh | Nguồn trích dẫn |
33 | 1 | Báo Quân khu 5 |
2 | Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn