CHIA SẺ
1. Kể tên một đô thị ở địa phương (huyện, tỉnh, thành phố) của em.
2. Trò chơi Hái táo
Chọn những quả táo chứa từ ngữ chỉ đặc điểm nổi bật của cuộc sống đô thị:
đông đúc
tấp nập
năng động
ồn ào
nhộn nhịp
sầm uất
lặng lē
yên tĩnh
náo nhiệt
vắng vẻ
BÀI ĐỌC 1
Phố phường Hà Nội
(Trích)
Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà,
Quanh đi đến phố Hàng Da,
Trải xem phường phố, thật là cũng xinh...
Ca dao
Một phố ở Hà Nội ngày xưa
- Long Thành: thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay).
- Rành rành: rõ ràng, ai cũng biết, cũng thấy.
- Trải: trải qua, đi qua.
ĐỌC HIỂU
1. Tên bài ca dao cho em biết bài này nói về điều gì?
2. Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có bao nhiêu phố?
3. Đọc các tên phố sau đây, em hiểu ngày xưa phố đó chuyên làm hoặc bán mặt hàng gì?
Hàng Giày
Hàng Giấy
Hàng Gà
Hàng Bạc
Hàng Muối
Hàng Nón
4. Bài ca dao ghép tên các phố ở Hà Nội thành thơ. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì? Chọn ý em thích:
a) Phố phường Hà Nội là một bài thơ đẹp.
b) Hà Nội đẹp như một bài thơ.
c) Tác giả rất yêu mến Hà Nội.
d) Một ý khác (nêu ý đó).
LUYỆN TẬP
1. Tên các phố trong bài ca dao được viết như thế nào? Chọn ý đúng:
a) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ nhất: Hàng mã.
b) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ hai: hàng Mã.
c) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó: Hàng Mã.
2. Viết tên 2 thành phố ở Việt Nam mà em biết.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
1. Tìm đọc thêm ở nhà:
2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về cuộc sống ở đô thị.
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về cuộc sống ở đô thị.
2. Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc Sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
– Cảm nghĩ của em.
BÀI VIẾT 1
Ôn chữ viết hoa: R, S
1. Viết tên riêng:
Sầm Sơn
2. Viết câu:
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình, thuỷ chung.
TỐ HỮU
TRAO ĐỔI 28
Bảo vệ môi trường đô thị
1. Nghe thông tin và trả lời câu hỏi:
1. Vì sao môi trường ở đô thị dễ bị ô nhiễm?
2. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước là gì?
3. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là gì?
4. Ô nhiễm nước và không khí gây ra những bệnh gì?
5. Để giảm ô nhiễm, chúng ta cần làm gì?
Môi trường: điều kiện tự nhiên ở nơi con người sinh sống (nghĩa trong bài).
Ô nhiễm: nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại.
2. Thảo luận: Em đã và sẽ làm gì để góp phần giảm ô nhiễm môi trường?
BÀI ĐỌC 2
Những tấm chân tình
Lần đầu tới Thành phố Hồ Chí Minh, tôi bị choáng ngợp bởi thành phố khác xa nơi tôi sống. Thành phố đón tôi bằng cơn mưa rào bất chợt. Mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, chẳng rả rích như những cơn mưa ngoài Bắc.
Lần thứ hai trở lại, thành phố đón tôi bằng cái nắng chói chang. Tôi ghé quán hủ tiếu ven đường. Thấy tôi ngồi xe lăn, chú chủ quán vẫy tay gọi con: “Út ơi, mang cho chị cái mâm nhỏ để đặt tô lên nhen!". Tôi cảm ơn, chú xua tay: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”.
Có lần đi ăn tối, tôi đang loay hoay với bậc vỉa hè cao mà không lăn nổi xe thì bốn người ngồi uống cà phê ven đường ùa ra giúp. Sao mà thương và cảm động đến vậy! Tôi lại nghĩ tới câu nói của chú bán hủ tiếu: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”. Tôi thấy người nơi đây không chỉ “trông nhau” mà còn thương nhau nhiều lắm.
Ở thành phố ít ngày nhưng tôi nhận được biết bao ân tình. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi yêu thành phố này và muốn trở lại nhiều lần nữa.
Theo LÊ HÀ
Tấm chân tình: tấm lòng chân thành, tình cảm chân thành.
Choáng ngợp: bị tác động mạnh và bất ngờ trước sự lộng lẫy, náo nhiệt.
Hủ tiếu: món ăn làm bằng mì gạo với thịt lợn, tôm,... chan nước dùng hoặc xào khô.
Tô: loại bát to.
Nhen: nhé.
Trông nhau: nhìn nhau, để ý đến nhau.
Nhiêu: bấy nhiêu, bao nhiêu.
? ĐỌC HIỂU
1. Lần đầu đến Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả có ấn tượng gì?
2. Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về điều gì?
3. Câu nói của chú chủ quán “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống." thể hiện cách sống như thế nào?
4. Bài viết thể hiện tình cảm của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Tìm những chi tiết hoặc câu văn cho biết điều đó.
? LUYỆN TẬP
1. Tìm trong bài đọc 2 câu có sử dụng từ bằng.
2. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:
a) Về thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Về người Thành phố Hồ Chí Minh.
BÀI VIẾT 2
@
Thư điện tử
1. Quan sát hình minh hoạ một thư điện tử dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Chủ đề thư
Lời đầu thư
Bích Hằng Trần
Địa chỉ người nhận
(phụ huynh)
Dặn dò
Thân gửi các em học sinh lớp 3A!
Nội dung thư
Để chuẩn bị cho tiết học Góc sáng tạo, các em hãy tìm hiểu trước về một cảnh đẹp hoặc một di tích lịch sử, di tích văn hoá ở địa phương nhé.
Các em có thể tìm đọc thông tin trong sách báo hoặc hỏi người thân (ông bà, bố mẹ, anh chị,...). Nếu cần cũng có thể trao đổi với cô nữa.
Cô chúc các em một buổi tối vui vẻ và không quên chuẩn bị bài đầy đủ nhé!
Chào các em.
Cô Mai Lan
Cuối thư
Bấm gửi thư
52
Sans Serif
TBUA
Gửi
MỘT
a) Bức thư trên là của ai gửi cho ai?
b) Thư gồm những phần nào?
c) Muốn viết và gửi thư điện tử, cần có phương tiện gì?
2. Giả sử em nhận được bức thư trên, em sẽ viết thư trả lời như thế nào để nhờ bố mẹ gửi cô giáo?
Gợi ý
1. Viết thư gửi ai, về việc gì?
Gửi cô giáo.
Về việc chuẩn bị bài.
5. Hoàn chỉnh
Sửa lỗi.
Bổ sung ý cần thiết.
2. Tìm ý
Hứa chuẩn bị theo lời cô.
Nêu việc cần hỏi cô.
4. Viết
Viết theo ý đã sắp xếp.
Viết câu đúng, liền mạch.
3. Sắp xếp ý
Sắp xếp ý theo suy nghĩ của em.
BÀI ĐỌC 3
Trận bóng trên đường phố
Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang lấy được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi, Vũ chuyền bóng cho Long. Long dốc bóng nhanh về phía
khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng “kít... ít” làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Sợ quá, cả bọn chạy tán loạn.
Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút. Quả bóng đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác mắng:
- Chỗ này là chỗ chơi bóng à?
Đám học trò sợ hãi bỏ chạy. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi dìu ông cụ lên xe. Quang sợ tái cả người. Cậu bỗng thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi...! Cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ.".
Theo NGUYỄN MINH
Bấm: chuyển bóng bổng qua đầu đối phương để đến cầu thủ đội mình.
Cánh phải: phía bên phải sân bóng.
Dốc bóng: đẩy bóng và chạy theo với tốc độ nhanh.
Húi cua: (tóc) cắt cao và ngắn.
Tông: va, đâm.
Đứng tuổi: (người) không còn trẻ nhưng chưa già.
? ĐỌC HIỂU
1. Tìm đoạn văn ứng với mỗi ý sau:
a) Trận bóng gây nguy hiểm cho người chơi bóng.
b) Sự ân hận của Quang.
c) Trận bóng gây nguy hiểm cho người đi đường.
2. Vì sao Quang cảm thấy ân hận? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó.
3. Em có đồng tình với hành động chơi bóng trên đường phố không? Vì sao?
4. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì?
? LUYỆN TẬP
1. Tìm các dấu ngoặc kép trong bài. Mỗi dấu ngoặc kép đó được dùng để làm gì?
2. Truyện vui sau đây còn thiếu một số dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ hoặc câu được trích dẫn. Em hãy chỉ ra những chỗ cần có dấu ngoặc kép.
Đặt câu
Hùng:
Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó!
Hiếu:
– Câu của mình là: Bạn Quang chạy theo xích lô, vừa khóc vừa nói. Hùng:
Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt.
Hiếu:
Có mà: Vừa khóc vừa nói có nghĩa là mếu máo rồi!
HÀ THU
BÀI VIẾT 3
1. Nghe – viết
Chính tả
Chiều trên thành phố Vinh
Chiều hè, nắng như rót mật. Những dãy phố chìm trong sắc vàng óng ả. Bên vòm cổng thành Vinh trầm mặc, những cây cổ thụ xanh um đứng im lìm. Thoảng trong không gian một làn điệu ví dặm ngân vang rồi hoà tan trong nhịp chèo trên sông Lam gợn sóng.
Theo HƯỜNG NHUNG
(2). Chọn chữ phù hợp với ô trống:
a) Chữ ch hay tr?
Gió đưa cành múc la đà Tiếng muông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói toả ngàn sương Nhịp mày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Ca dao
b) Chữ thay ch?
Hương thí ngắm thành phố từ trên boong tàu. Khi biển lặng, cô thấy thành phố như xíu lại gần. Những ánh đèn chi chí, lấp lánh tựa sao sa. Tháp nhà thờ chênh chế trên nền trời đêm. Gió đưa tiếng chuông ngân nga văng vẳng.
Theo THU HÀ
(3). Tìm từ ngữ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:
– Đồ dùng bằng bông, len, dạ, vải,... đắp lên người khi ngủ cho ấm.
Cây cùng họ với cam, quả có nước chua, dùng làm gia vị hay pha nước uống.
– Tác phẩm nghệ thuật được thể hiện bằng đường nét và màu sắc.
b) Chứa tiếng có vẫn it hoặc ích, có nghĩa như sau:
(Tiếng cười) nhỏ, liên tục, biểu lộ sự thích thú.
(Tiếng khóc) nhỏ và rời rạc, xen với tiếng xịt mũi.
Có thái độ nhã nhặn, lễ độ.
KỂ CHUYỆN 22
Trận bóng trên đường phố
1. Chọn 1 trong 2 để:
a) Dựa vào tranh, kể lại đoạn 1 của câu chuyện Trận bóng trên đường phố theo lời nhân vật Long.
(M) Tôi là Long. Hôm ấy, chúng tôi chơi bóng trên đường phố...
1
Long và các bạn chơi bóng ở đâu?
Trận đấu diễn ra thế nào?
2
Chuyện gì xảy ra với Long?
b) Dựa vào tranh, kể lại đoạn 2 và 3 của câu chuyện theo lời nhân vật Quang.
0
Sau khi tiếp tục chơi, Quang đã gây ra chuyện gì?
②
Nhìn cụ già được dìu lên xích lô, Quang cảm thấy thế nào? Quang đã làm gì?
2. Trao đổi
a) Vì sao không nên chơi bóng trên đường phố?
b) Khi đi đường, em cần chú ý những gì để bảo đảm an toàn?
BÀI ĐỌC 4
Con kênh xanh giữa lòng thành phố
Giữa thủ đô Xơ-un của Hàn Quốc có một con kênh rất thanh bình. Ít ai biết là nó đã từng bị ô nhiễm nặng.
Để hạn chế mùi hôi từ con kênh và để phát triển giao thông, năm 1977, con kênh được cống hoá. Trên mặt cống là hệ thống đường cao tốc nhiều tầng.
Đến năm 2003, thành phố cho dỡ đường cao tốc, làm sống lại con kênh xưa. Các đường dẫn nước thải được chuyển đi hướng khác. Người ta bơm nước sạch vào, biến dòng nước đen ngòm thành con kênh xanh dài gần 6 km. Hai bên bờ kênh trở thành công viên. Con kênh đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị, tạo điều kiện để người dân được tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên giữa lòng thành phố.
NGUYỄN HOÀNG
Hàn Quốc: một nước châu Á, có thủ đô là Xơ-un.
Thanh bình: yên ả.
Cống hoá: làm cống bê tông để che kín dòng kênh.
Đường cao tốc: đường dành riêng cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao.
? ĐỌC HIỂU
1. Những thông tin sau được nêu ở đoạn văn nào? Ghép đúng:
a) Con kênh bị ô nhiễm.
1) Đoạn 1
b) Con kênh được làm sạch.
2) Đoạn 2
c) Con kênh được cống hoá.
3) Đoạn 3
2. Người dân được hưởng lợi ích gì khi con kênh ô nhiễm và hai bên bờ được cải tạo thành công viên?
3. Theo em, lợi ích nói trên có quan trọng không? Vì sao?
4. Bài đọc gợi cho em suy nghĩ gì? Chọn ý em thích:
a) Cần giữ cho môi trường đô thị luôn xanh, sạch, đẹp.
b) Cần làm sạch kênh rạch để hạn chế ô nhiễm mạch nước ngầm.
c) Em mong con kênh (dòng sông) nơi em ở cũng được cải tạo sạch đẹp.
d) Suy nghĩ khác (nêu cụ thể suy nghĩ đó).
?
LUYỆN TẬP
1. Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp:
thị trấn
thanh bình
thành phố
hiện đại
công viên
thị xã
thuận tiện
đô thị
Ô nhiễm
phát triển
Từ chỉ sự vật
giao thông
Từ chỉ
đặc điểm
tráng lệ
2. Thi đặt câu
Mỗi nhóm gồm 3 học sinh thi đặt câu với nhóm khác.
Mỗi học sinh trong nhóm đặt 1 câu chứa 1 từ ở bài tập 1.
GÓC SÁNG TẠO
Đô thị của em
1. Vẽ hoặc sưu tầm tranh, ảnh về một trong những đề tài sau:
a) Thành phố (thị xã, thị trấn) em yêu.
b) Giữ gìn vệ sinh đô thị.
c) Tôn trọng quy tắc giao thông đô thị.
d) Trẻ em có chỗ vui chơi.
2. Viết một đoạn văn nêu cảm xúc của em về con người, cảnh vật thể hiện trong bức tranh (ảnh) đó.
Gợi ý
Bức tranh (ảnh) thể hiện cảnh gì? Cảnh đó có những ai, những gì?
Người vẽ (người chụp) gửi vào đó tình cảm, mong muốn gì?
Cảm xúc của em (vui, buồn, yêu mến,...) khi xem bức tranh (ảnh) đó?
3. Chia sẻ trước lớp về sản phẩm của em. Nêu những điều em thích, những điều em chưa làm được hoặc chưa hài lòng về sản phẩm đó.
TỰ ĐÁNH GIÁ
Sau Bài 13, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Hãy hoàn chỉnh bảng dưới đây và tự đánh giá theo gợi ý:
Đã biết những gì?
Đã làm được những gì?
a) Ôn chữ viết hoa: R, S
... Một)
b) Từ ngữ về đô thị
b) ...
c) Tên địa lí Việt Nam
c) ...
d) Thư điện tử
d) Nhận và tập trả lời thư điện tử
e) Thơ, truyện, văn miêu tả, thông tin, tranh ảnh về cuộc sống ở đô thị
e) Kể chuyện, trao đổi về an toàn giao thông, khắc phục ô nhiễm môi trường đô thị; viết, vẽ về đô thị
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn