Nội Dung Chính
Bài 19
ÔN TẬP CUỐI NĂM
Tiết 1
1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 75 – 80 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
2. Tìm từ có nghĩa giống mỗi từ dưới đây. Đặt câu với một từ em tìm được.
a) đất nước
b) yêu dấu
c) chăm chỉ
3. Chọn từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm để hoàn thành các câu dưới đây:
a) Trên kính nhường.
b) Hẹp nhà bụng.
c) Tuổi – chí lớn.
d)
Anh em như thể chân tay Rách đùm bọc, dở đỡ đần.
Tiết 2
1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
2. Đọc và làm bài tập:
Tết Bun-pi-may
Bun-pi-may là Tết năm mới của người Lào. Đến Lào vào dịp Tết, bạn sẽ được té nước cầu may. Người Lào cho rằng nước gột rửa hết mọi ưu phiền, bệnh tật và đem đến một năm mới mạnh khoẻ, an lành và hạnh phúc. Vì vậy, trong những ngày Tết, ai được té nước nhiều sẽ gặp nhiều may mắn.
Ngoài tục lệ té nước, người Lào còn có tục lệ buộc chỉ cổ tay. Người ta buộc những sợi chỉ màu lên cổ tay khách và chúc người được buộc chỉ mạnh khoẻ, hạnh phúc.
Dù là buộc chỉ cổ tay hay té nước, người Lào không cầu phúc cho mình mà chỉ cầu cho người khác. Bởi theo họ, khi làm điều tốt lành cho người khác thì điều tốt lành ấy cũng sẽ đến với mình.
Theo tạp chí Thời Đại
Lào: nước láng giềng ở phía tây nước ta, có thủ đô là Viêng Chăn.
Cầu may: cầu mong có được những điều may mắn.
Ưu phiền: lo buồn.
Cầu phúc: cầu mong có được những điều tốt lành, hạnh phúc.
1) Tết năm mới của người Lào được gọi là gì?
2) Vì sao người dân Lào có tục lệ té nước cho nhau vào đầu năm mới?
3) Người dân Lào buộc chỉ cổ tay cho khách để làm gì?
4) Các tục lệ té nước, buộc chỉ cổ tay thể hiện đức tính gì của người dân Lào? Chọn ý đúng:
a) Nhân hậu
b) Cần cù
c) Dũng cảm
5) Chọn dấu câu thích hợp với ô trống: dấu chấm hay dấu phẩy?
Tết Bun-pi-may diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch hằng năm, khi bầu trời xanh cao, các dòng sông lớn dồi dào nước tượng trưng cho một năm mới nhiều lộc người dân đón Tết trong ba ngày ngày đầu, người ta quét dọn nhà cửa chuẩn bị nước thơm và hoa. Ngày thứ hai là giao thời giữa năm cũ và năm mới hội bắt đầu vào ngày cuối với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi.
Theo tạp chí Thời Đại
Tiết 3
1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
2. Viết đoạn văn kể về một hoạt động em đã được tham gia hoặc chứng kiến (hoạt động học tập hoặc lao động, thể thao, nghệ thuật,...).
Tiết 4
1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
2. Nghe – viết
Rừng xuân
Trời xuân chỉ hơi lạnh, vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh với nhiều sắc độ khác nhau. Nhưng giữa đám lá xanh vẫn rớt lại những đốm lá già đỏ như hồng ngọc. Ở phía xa, những chùm hoa chói chang như những ngọn lửa thắp sáng một vùng.
Theo NGÔ QUÂN MIỆN
3. Xếp các hình ảnh so sánh trong đoạn văn Rừng xuân vào bảng dưới đây:
Sự vật 1
Đặc điểm ||
Từ so sánh
Sự vật 2
một vệt sương
mỏng
một ngày hội của màu xanh
những đốm lá già
chói chang
Tiết 5
1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
2. Nghe và nói lại thông tin sau:
Múa sạp
Theo sách Tiếng Anh 3 (Celebrate 3)
a) Bài viết kể về điệu múa ở nước nào?
b) Người ta sử dụng hai cây sào tre trong điệu múa sạp như thế nào?
c) Người múa phải nhảy giữa hai cây sào tre như thế nào?
d) Theo truyền thuyết, điệu múa này bắt nguồn từ đâu?
e) Kể tên một số điệu múa ở nước ta mà em biết.
3. Chọn dấu câu phù hợp với ô trống:
Đường vô xứ Nghệ
-Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường về quê Bác. Giữa khung cảnh vẫn non xanh nước biếc như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng mơn mởn, những chiếc cầu sắt duyên dáng, những mái trường tươi roi rói,...
Theo HOÀI THANH – THANH TỊNH
Tiết 6
(Bài luyện tập đọc hiểu)
Đọc và làm bài tập:
Cửa sổ
Cửa sổ là mắt của nhà Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài Cửa sổ là bạn của người Giơ lưng che cả khoảng trời bão mưa Cửa sổ còn biết làm thơ Tiếng chim cùng ánh nắng ùa vào em Tắt đèn, cửa mở ban đêm Trời cao thành bức tranh riêng treo tường Cho em màu sắc, hương thơm Nhận về nắng gió bất thường ngày đêm.
Cửa là đôi cánh đầu tiên Mở ra đất nước, thiên nhiên, con người.
PHAN THỊ THANH NHÀN
1. Điền vào bảng sau những từ ngữ thích hợp thể hiện 2 hình ảnh so sánh ở 4 dòng thơ đầu:
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
2. Chọn câu trả lời đúng:
a) Vì sao tác giả bài thơ viết: “Cửa sổ còn biết làm thơ"?
? Vì cửa sổ biết nhìn ra trời rộng, sông dài.
? Vì cửa sổ biết che chắn bão mưa cho người.
? Vì qua cửa sổ, em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên thiên.
b) Em hiểu “bức tranh riêng treo tường” ở dòng thơ 8 là gì?
? Là bức tranh vẽ bầu trời đêm treo trên tường.
? Là bầu trời đêm hiện ra trong khung cửa sổ.
? Là ánh nắng sớm ùa vào, đẹp như tranh.
c) Em hiểu hai dòng thơ cuối khổ thơ 1 như thế nào?
? Mỗi dòng thơ đúc kết một ý đã được nói ở những dòng thơ trước đó.
? Cả hai dòng thơ đều khen cửa sổ đã đưa thiên nhiên tươi đẹp đến với em.
? Cả hai dòng thơ đều khen cửa sổ luôn che chắn nắng gió, bão mưa cho người.
3. Dựa theo gợi ý từ 2 dòng thơ cuối bài, hãy viết tiếp 1 trong 2 câu sau:
a) Hai cánh cửa sổ là đôi mắt cho em...
b) Hai cánh cửa sổ là đôi cánh cho em...
Tiết 7
(Bài luyện tập viết)
Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Viết đoạn văn tả chiếc cửa sổ nhà em.
2. Viết đoạn văn kể về một sinh hoạt trong gia đình em (bữa cơm gia đình hoặc nghe ông bà kể chuyện, chăm sóc cây xanh, lau dọn nhà cửa,...).
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn