Nội Dung Chính
Bài 14
Anh em một nhà
CHIA SẺ
1. Mỗi tấm ảnh dưới đây thể hiện hoạt động hoặc trang phục của một dân tộc ở Việt Nam. Hãy nói điều em thích trong một tấm ảnh.
Người Ba-na
Người Chăm
4
(2)
Người Dao
Người Khmer
5
Người Kinh
Người Mông (Hmông)
6
2. Kể thêm tên một số dân tộc khác ở Việt Nam mà em biết.
BÀI ĐỌC 1
Rừng gỗ quý
Xưa, có một ông lão đi tìm gỗ làm nhà. Một đêm, ông nằm mơ thấy mình được tiên ban cho một chiếc hộp. Nàng tiên bảo:
– Về đến nhà, ông hãy mở nhé!
Ông lão cảm ơn nàng tiên rồi mang hộp về. Dọc đường, không nén nổi tò mò, ông mở chiếc hộp ra. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé mở thì bao nhiêu cột gỗ, ván gỗ tuôn ra ào ào, rồi lao xuống suối, trôi đi mất.
Cầm cái hộp không trong tay, ông lão tiếc ngẩn ngơ.
Ông đành quay lại tìm nàng tiên. Thấy ông lão nằn nì, nàng tiên
đưa cho ông cái hộp khác và dặn:
Thứ đựng trong hộp này quý hơn nhiều. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra đấy!
Về đến nhà, ông lão mở hộp ra, chỉ thấy những hạt cây nhỏ tí.
Nghe tiếng chim hót sau túp lều, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ. Nghĩ mãi về giấc mơ, ông chợt hiểu ra: "Lúa ngô phải gieo trồng mới có thì gỗ rừng cũng vậy.”.
Thế rồi ông lão bảo các con và dân làng tìm hạt cây về gieo trồng.
Chẳng bao lâu, những mảnh đồi trọc đã trở thành rừng. Từ đó, dân làng có gỗ để làm nhà, đóng bàn, đóng ghế.
Nằn nì: nài xin tha thiết.
Truyện dân gian Tày – Nùng
Đồi trọc: đồi không có cây hoặc chỉ có cây nhỏ, mọc thưa.
?
ĐỌC HIỂU
1. Ông lão mơ thấy nàng tiên cho ông thứ gì trong chiếc hộp thứ nhất?
2. Qua chi tiết cột gỗ, ván gỗ nhanh chóng trôi tuột đi, câu chuyện muốn
nói lên điều gì? Chọn ý đúng:
a) Vội vàng sẽ không mang lại kết quả tốt.
b) Cột gỗ, ván gỗ ông lão thấy chỉ là giấc mơ.
c) Chỉ chặt cây có sẵn thì bao nhiêu gỗ cũng hết.
3. Vì sao nàng tiên trong giấc mơ nói rằng thứ đựng trong chiếc hộp thứ hai quý hơn nhiều?
4. Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
?
LUYỆN TẬP
1. Dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi:
a) Ông lão đi tìm gỗ để làm gì?
b) Để có gỗ dùng lâu dài, chúng ta cần làm gì?
2. Hãy nói lời ông lão khuyên các con (hoặc dân làng) trồng cây.
TU ĐỌC SÁCH BÁO
1. Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về các dân tộc anh em.
– 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các dân tộc anh em.
2. Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc SỰ việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
Cảm nghĩ của em.
BÀI VIẾT 1
Ôn chữ viết hoa: E, V
1. Viết tên riêng:
Trà Vinh
2. Viết câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Tục ngữ
KỂ CHUYỆN 28
Rừng gỗ quý
1. Kể lại câu chuyện Rừng gỗ quý theo lời của ông lão.
a) Kể đoạn 1 và 2:
(M) Mấy hôm nay, tôi đi tìm gỗ làm nhà. Một đêm...
1
2
b) Kể các đoạn tiếp theo:
(M) Tôi đành quay lại tìm nàng tiên...
2. Trao đổi:
Theo em, rừng đem lại ích lợi gì:
a) Đối với vùng có rừng?
b) Đối với các vùng khác?
BÀI ĐỌC 2
Bên ô cửa đá
Buổi sáng em ngồi học Mây rủ nhau vào nhà Ông Mặt Trời khó nhọc Đang leo dốc đằng xa.
Lảnh lót tiếng chim ca Kéo nắng lên rạng rỡ Cả khoảng trời bao la Hiện dẫn qua ô cửa.
Trong bếp còn đỏ lửa Hương ngô thoảng ra ngoài Rìa đường dăm chú ngựa Đứng nghe em học bài.
Bản Mông em sơ sài Chênh vênh trên núi đá Vẫn có bao điều lạ Từ sách hồng bước ra.
HOÀI KHÁNH
Lảnh lót: (âm thanh) cao, trong và âm vang.
Bao la: vô cùng rộng lớn.
Rìa đường: ven đường.
Sơ sài: ý nói đơn giản, mộc mạc.
? ĐỌC HIỂU
1. Tìm những hình ảnh trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao.
2. Các khổ thơ 3, 4 cho em biết điều gì về cuộc sống của đồng bào Mông?
3. Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào?
a) Bản Mông sơ sài nhưng vẫn có rất nhiều điều lạ.
b) Trên núi đá chênh vênh có rất nhiều điều lạ.
c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.
4. Bài thơ cho thấy tình cảm của bạn nhỏ với quê hương mình như thế nào?
? LUYỆN TẬP
1. Dựa vào nội dung bài thơ, em hãy đặt câu nói về cảnh thiên nhiên buổi sáng ở bản Mông:
a) Một câu kể.
b) Một câu cảm.
2. Viết tên các dân tộc được nêu ở phần Chia sẻ (trang 45).
BÀI VIẾT 2
Viết về nhân vật yêu thích
Chọn 1 trong 2 đề:
1. Viết đoạn văn tả hình dáng, điệu bộ của 1, 2 nhân vật trong tranh minh hoạ câu chuyện Rừng gỗ quý (trang 48)
Gợi ý
a) Em chọn nhân vật (những nhân vật) nào?
b) Nhân vật (các nhân vật) đó đang làm gì?
c) Nét mặt, cử chỉ, dáng điệu của nhân vật (các nhân vật) đó thế nào?
2. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện em đã đọc hoặc bộ phim em đã xem.
Gợi ý
Tên truyện (phim) đó là gì?
Em thích nhân vật nào trong truyện (phim) đó?
Nhân vật ấy có đặc điểm hoặc hoạt động gì khiến em yêu thích?
M
Phim Sự tích trái dưa hấu
Truyện Nàng tiên ốc
BÀI ĐỌC 3
Hội đua ghe ngo
Hội đua ghe ngo diễn ra vào dịp lễ hội Cúng Trăng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm.
Ghe ngo được làm từ gỗ cây sao, dài khoảng 30 mét, chứa được trên dưới 50 tay chèo. Ghe được chà nhẵn bóng để lướt nhanh trên dòng sông. Mũi và đuôi ghe cong vút, tạo hình rắn thần. Thân ghe về hoa văn và sơn màu sặc sỡ. Mỗi ghe ngo là của một hoặc một vài phum, sóc. Ghe được cất giữ ở chùa, mỗi năm chỉ được hạ thuỷ một lần vào dịp hội. Trước ngày hội, các tay đua còn phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.
Vào cuộc đua, mỗi ghe có một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi chỉ huy và một người đứng giữa ghe giữ nhịp. Theo hiệu lệnh, những mái chèo đưa nhanh thoăn thoắt, đều tăm tắp, đẩy chiếc ghe lướt
nhanh trên sông. Tiếng trống hội, tiếng hò reo cổ vũ vang dội cả một vùng sông nước.
Theo PHƯƠNG NGHI
:
– Lễ hội Cúng Trăng (Ok Om Bok): lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer để tỏ lòng biết ơn đối với Thần Mặt Trăng.
Hoa văn: hình trang trí trên các đồ vật.
Phum, sóc: xóm, làng ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.
Hạ thuỷ: đưa tàu, thuyền xuống nước.
Tay đua: người tham gia cuộc đua.
? ĐỌC HIỂU
1. Hội đua ghe ngo diễn ra vào dịp nào?
2. Những chiếc ghe ngo có gì đặc biệt?
3. Vì sao trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn?
4. Cuộc đua ghe ngo diễn ra sôi động như thế nào?
? LUYỆN TẬP
1. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây:
a) Đồng bào Khmer tổ chức lễ hội Cúng Trăng để tỏ lòng biết ơn đối với Thần Mặt Trăng.
b) Ghe ngo được chà nhẵn bóng để lướt nhanh trên dòng sông.
2. Sử dụng câu hỏi Để làm gì?, hỏi đáp với bạn theo nội dung các câu sau:
a) Một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi ghe để chỉ huy các tay đua.
b) Một người đứng giữa ghe để giữ nhịp cho các tay đua chèo thật đều.
c) Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.
BÀI VIẾT 3
Chính tả
1. Nghe – viết: Hội đua ghe ngo (từ "Vào cuộc đua” đến hết)
(2). Chọn chữ và dấu thanh phù hợp:
a) Chữ r, d hay gi?
Đây con sông xuôi mòng nước chảy Bốn mùa soi từng mảnh mây trời Từng ngọn ừa mó đưa phe phẩy Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.
Đây con sông như mòng sữa mẹ Nước về xanh muộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày.
HOÀI VŨ
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Dòng suối nho trôi nhanh, Chơ niềm vui đi mai Cây nêu vừa dựng lại Duyên dáng khoe sắc màu.
Sân rộng, còn vút cao, Tiếng cười vang khắp ban Đu quay tròn, loáng thoáng Các em mừng, vây tay.
NGUYỄN LONG
(3). Giúp chú kiến tha bánh về đúng chỗ:
a) r, d hay gi?
for
tham
lấy
giày
mạch
đi
dành
da
rành
gia
giành
ra
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
vui
học
cơn
dạy
nóng
lúc
vẽ
vẻ ngoài
bảo
bão
nảy
nãy
TRAO ĐỔI
28
Em đọc sách báo
1. Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về các dân tộc anh em trên đất nước ta mà em đã đọc ở nhà.
M
Bảo tàng Dân tộc học
BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM MUSÉE VIETNA
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm ở một quận phía tây Thủ đô Hà Nội. Toà nhà chính của bảo tàng giống như một chiếc trống đồng khổng lồ.
Bảo tàng là nơi trưng bày những hiện vật và hình ảnh tiêu biểu về 54 dân tộc anh em trên đất nước ta. Đến đây, có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày: con dao, chiếc gùi, ống sáo, cây đàn,... Đây là căn nhà sàn của người Thái thấp thoáng những cô gái ngồi bên khung dệt thổ cẩm. Kia là mô hình nhà rông bên những bộ cồng chiêng, giáo mác cổ kính,...
Ngồi trong bảo tàng, có thể xem những cuốn phim về lễ hội Ka-tê của người Chăm, cảnh chơi xuân của người Mông hay hội cồng chiêng của người Mường,... Khách tham quan còn được hướng dẫn làm bánh, làm đèn Trung thu,...
Đi khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Theo HƯƠNG THUỶ
Dân tộc học: khoa học nghiên cứu về các dân tộc.
Thổ cẩm: vải dệt bằng nhiều sợi màu sắc sặc sỡ, tạo thành những hình khác nhau.
2. Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc.
Gợi ý Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó? Vì sao?
Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?
BÀI ĐỌC 4
Ta về, mình có nhớ ta
Nhớ Việt Bắc
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
TỐ HỮU
Việt Bắc: chiến khu của ta thời kì đấu tranh giành độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp, gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang.
Đèo: chỗ thấp, dễ vượt qua nhất trên đường đi qua núi.
Chuốt: làm cho một vật thật nhẵn bằng cách đưa nhẹ nhiều lần một lưỡi sắc sát bề mặt vật đó.
Giang: cây thuộc loại tre nứa, thân dẻo, dùng để đan lát hoặc làm lạt buộc.
Phách: một loại cây thân gỗ, lá ngả màu vàng vào mùa hè.
? ĐỌC HIỂU
1. Bài thơ là lời của ai nói với ai? Chọn ý đúng:
a) Là lời của người sắp xa Việt Bắc nói với người dân Việt Bắc.
b) Là lời của người dân Việt Bắc nói với người sắp xa Việt Bắc.
c) Là lời của người dân Việt Bắc nói với nhau về quê hương.
2. Tìm những hình ảnh đẹp về núi rừng Việt Bắc trong bài thơ.
3. Tìm những hình ảnh đẹp về người dân Việt Bắc cần cù lao động.
4. Những câu thơ nào nói lên lòng yêu nước của người dân Việt Bắc?
• Học thuộc lòng 8 dòng thơ cuối.
?
LUYỆN TẬP
1. Có thể thay trong mỗi câu dưới đây bằng dấu câu nào? Dấu câu ấy được dùng làm gì?
a) Mười dòng thơ đầu là một bức tranh đẹp về cảnh và người Việt Bắc cảnh Việt Bắc nên thơ, người Việt Bắc cần cù, tình nghĩa.
b) Ở những dòng thơ cuối, cảnh với người như hoà làm một núi rừng cùng con người sát cánh bên nhau, bảo vệ Tổ quốc.
2. Dựa theo nội dung bài đọc, em hãy viết tiếp vào vở câu dưới đây, trong câu có sử dụng dấu hai chấm:
Bài thơ Nhớ Việt Bắc đã khắc hoạ nên hình ảnh đồng bào các dân tộc Việt Bắc với những phẩm chất đáng quý...
GÓC SÁNG TẠO
Nét đẹp trăm miền
1. Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn về một ngày tết hoặc lễ hội ở địa phương em.
Gợi ý
Đó là ngày tết (lễ hội) nào?
Ngày tết (lễ hội) diễn ra vào thời gian nào trong năm?
Mọi người thường làm gì trong những ngày đó?
- Vào những ngày đó, em có cảm xúc như thế nào?
Lễ hội ở Tây Nguyên
Tết của người Mường
b) Viết đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết.
Gợi ý
- Đó là trang phục của dân tộc nào?
Trang phục đó gồm có những gì (áo, quần, váy, khăn,...)?
Trang phục đó có gì đặc biệt (chất liệu vải, hình dáng, màu sắc,...) khiến em yêu thích?
Trang phục của phụ nữ Vân Kiều
Trang phục của phụ nữ Thái
Gắn vào bài viết tranh ảnh em sưu tầm, vẽ hoặc cắt dán.
1. Viết về gì?
Tết (lễ hội) của dân tộc nào?
Trang phục của dân tộc nào?
5. Hoàn chỉnh
Sửa lỗi.
Bổ sung ý hay.
4. Viết
Viết theo ý đã sắp xếp.
Viết câu đúng, liền mạch.
2. Tìm ý
Tết (lễ hội): thời gian, địa điểm, hoạt động; cảm xúc của em.
Trang phục: hình dáng, màu sắc; cảm nghĩ của em.
3. Sắp xếp ý
Theo gợi ý ở sách giáo khoa. Theo suy nghĩ của em.
2. Giới thiệu và bình chọn các đoạn văn hay.
TỰ ĐÁNH GIÁ
Sau Bài 14, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Hãy hoàn chỉnh bảng dưới đây và tự đánh giá theo gợi ý:
Đã biết những gì?
Đã làm được những gì?
a) Ôn chữ viết hoa: C, V
Một)
b) Dấu hai chấm
b) Sử dụng ...
c) Câu hỏi Để làm gì?
c) ..
d) Thơ, truyện, văn miêu tả, thông tin, tranh ảnh về một số dân tộc ở Việt Nam
d) – Nghe và nói lại thông tin về một số dân tộc ở Việt Nam
Kể chuyện đã học; nói, viết về nhân vật yêu thích, về phong tục tập quán,... của một số dân tộc ở Việt Nam
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn