Nội Dung Chính
Bài 16
Bảo vệ Tổ quốc
CHIA SẺ
1. Nói điều em biết về những người trong mỗi tranh dưới đây.
1
Hải quân
2
Bộ binh
3
Pháo binh
Đặc công
2. Nghe hoặc hát một bài hát về chú bộ đội.
BÀI ĐỌC 1
Chú hải quân
Vững vàng trên đảo nhỏ Bồng súng gác biển trời Áo bạc nhàu nắng gió Chú mỉm cười rất tươi.
Giữa trập trùng xa khơi Hải âu vờn quanh chú Bên đảo đá chơi vơi Dạt dào ngàn sóng vỗ.
Dù nắng mưa, bão tố Các chú vẫn hiên ngang Bao tàu thuyền qua đó Kéo còi chào ngân vang.
Lá cờ đỏ sao vàng Phấp phới bay trong gió Ước mai này như chú Giữ yên biển quê hương.
HOÀI KHÁNH
6
– Trập trùng: lớp nọ nối tiếp lớp kia thành dãy dài và cao thấp không đều nhau.
Chơi vơi: trơ trọi giữa khoảng trống rộng, như không bám víu vào đâu.
Dạt dào: tràn đầy, tràn ngập do dâng lên nhiều và liên tục.
Hiên ngang: đàng hoàng, tự tin, không chịu cúi đầu trước những sự đe doạ.
? ĐỌC HIỂU
1. Những hình ảnh nào nói lên khó khăn, gian khổ của chú hải quân?
2. Tìm những hình ảnh đẹp của chú hải quân đứng gác.
3. Hình ảnh nào trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam?
4. Hai dòng thơ cuối nói lên ước mong gì của bạn nhỏ?
? LUYỆN TẬP
1. Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:
a) Trước những khó khăn, gian khổ của chú hải quân.
b) Trước những hình ảnh đẹp của chú hải quân.
2. Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép hay dấu chấm than?
Trên boong tàu, các chú thuỷ thủ bỗng reo ầm lên "Cá heo". Cá heo là bạn của hải quân đấy! Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển. Các chuyên gia cho biết: Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thuỷ lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc.. Theo HOÀNG TRANG
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
1. Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về bảo vệ Tổ quốc.
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về bảo vệ Tổ quốc.
2. Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc SỰ việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
– Cảm nghĩ của em.
BÀI VIẾT 1
Ôn chữ viết hoa: U, U
1. Viết tên riêng:
Uông Bí
2. Viết câu:
Ước mai này như chú Giữ yên biển quê hương.
HOÀI KHÁNH
KỂ CHUYỂN
28
Chàng trai làng Phù Ủng
1. Nghe và kể lại câu chuyện:
Theo sách Nghìn xưa văn hiến
Gợi ý
a) Chàng trai ngồi đan sọt ở đâu?
b) Quân lính phải làm gì để dẹp đường?
c) Vị vương hầu và chàng trai đã trò chuyện thế nào?
d) Câu chuyện kết thúc ra sao?
2. Trao đổi:
Phạm Ngũ Lão là người như thế nào?
– Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?
BÀI ĐỌC 2
Hai Bà Trưng
Thuở xưa, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Giặc ngoại xâm thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng.... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi
võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, lập mưu giết chết Thi Sách.
Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:
– Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà.
Theo VĂN LANG
Nhà Hán: triều đại ở Trung Quốc, cách đây hơn 2 000 năm.
Đô hộ: thống trị nước khác.
Luy Lâu: vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Trẩy quân: đoàn quân lên đường.
Giáp phục: đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận để che đỡ, bảo vệ thân thể.
Lưu danh: để lại tên tuổi và tiếng tốt.
? ĐỌC HIỂU
1. Tìm đoạn văn ứng với mỗi ý sau:
a) Tội ác của giặc ngoại xâm.
b) Chí lớn giành lại non sông.
c) Khí thế của nghĩa quân.
d) Khởi nghĩa thắng lợi.
2. Giặc ngoại xâm gây ra những tội ác như thế nào đối với dân ta?
3. Tìm những chi tiết thể hiện:
a) Tài năng và chí lớn của Hai Bà Trưng.
b) Khí phách hiên ngang của Hai Bà Trưng.
4. Những hình ảnh nào nói lên khí thế oai hùng và thắng lợi vang dội của đoàn quân khởi nghĩa?
? LUYỆN TẬP
1. Tìm các tên người, tên địa lí trong bài.
2. Các tên người, tên địa lí nói trên được viết hoa như thế nào?
BÀI VIẾT 2
Viết về người anh hùng
1. Viết đoạn văn về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết.
Gợi ý
Người đó là ai?
Người đó tài giỏi và có chí lớn như thế nào?
Người đó có công lao hoặc đóng góp gì?
Tình cảm của em đối với người anh hùng đó?
Gắn tranh ảnh em sưu tầm vào đoạn viết.
2. Giới thiệu và bình chọn những đoạn văn hay.
BÀI ĐỌC 3
Trận đánh trên không
Hai chiếc Mích bám theo nhau cùng vút lên trong khoảng trời xanh loa nắng. Phía dưới Lương và Sáu, mây đã mỏng và thưa đi, để lộ rõ những dãy núi phơi sống lưng lởm chởm.
- Thăng Long! Mục tiêu phía trước, 12 cây.
– Thăng Long nghe rõ! – Tiếng Sáu đanh gọn trả lời.
Thấp thoáng trong mây mỏng, một thằng địch đang bay là là trên những ngọn núi.
Xin phép công kích.
Cho công kích!
Lương đâm xuống ngay trên lưng thằng địch, bắn một loạt đạn. Những đốm lửa đỏ phùn phụt bay về phía trước. Lương vọt lên, vượt qua thằng địch. Nó vẫn bay ngoằn ngoèo.
Chiếc Mích vòng lại, nghiêng cánh bổ xuống lần thứ hai. Chiếc máy bay địch màu vàng bẩn cứ mỗi giây một to thêm, lấp đầy cả vòng kính ngắm. Lương bóp cò. Những đốm đỏ xuyên thẳng vào đầu và cánh chiếc máy bay Mỹ. Những mảnh kim khí và mi ca bắn tung toé. Một bên cánh của nó văng rời hẳn ra, lửa bốc lem lém lẫn với khói.
Cháy rồi! Nó nhảy dù! – Tiếng Sáu reo liên tiếp.
Lương vọt lên cao. Anh còn kịp thấy mở ra hai rồi ba chiếc dù đung đưa.
Theo NGUYỄN ĐÌNH THI
:
Mích: tên một loại máy bay chiến đấu.
Cây (cây số): ki-lô-mét.
Thăng Long: mật danh (tên bí mật) của tốp máy bay chiến đấu trong câu chuyện.
Công kích: tiến công bằng vũ khí.
Mảnh kim khí: mảnh kim loại.
? ĐỌC HIỂU
1. Chú Lương và chú Sáu là ai? Họ có nhiệm vụ gì?
2. Em hiểu những lời đối thoại ở đoạn 1 và đoạn 2 là của ai?
3. Máy bay địch đã bị chiếc Mích của ta hạ gục như thế nào?
4. Những chi tiết nào nói lên lòng dũng cảm và quyết tâm của các chiến sĩ hạ gục máy bay địch?
?
LUYỆN TẬP
1. Những câu nào trong bài đọc là lời nói của nhân vật? Dấu câu nào cho em biết điều đó?
2. Chọn dấu câu phù hợp để thay trong câu dưới đây:
Câu chuyện Trận đánh trên không phản ánh một mặt trận lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta mặt trận trên cao.
3. Chuyển câu trong dấu ngoặc kép thành lời nói trực tiếp được đánh dấu bằng dấu gạch ngang:
Lương gọi: "Báo cáo Trường Sơn, Hai Mươi Hai đã nhảy dù.".
NGUYỄN ĐÌNH THI
BÀI VIẾT 3
1. Nghe – viết:
Chính tả
Trần Bình Trọng
Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc.". Giặc tức giận giết ông. Khi ấy, ông mới 26 tuổi.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam
Trần Bình Trọng (1259 – 1285): một danh tướng thời Trần.
Tước vương: bậc cao nhất trong các tước vị được vua phong thời xưa.
Khảng khái: cứng cỏi, không chịu khuất phục.
(2). Chọn chữ phù hợp với ô trống:
a) Chữ I hay n?
Các anh về
Xôn xao màng bé nhỏ.
Tấm òng rộng mở
Nhà má đơn sơ Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.
ồi cơm ấu dở
Bát ước chè xanh
HOÀNG TRUNG THÔNG
b) Chữ v hay d?
Rừng xa mọng tiếng chim gù Ngân nga tiếng suối, miu gió ngàn.
Mùa xuân đẫm lá nguỵ trang Đường ra tiền tuyến nở màng hoa mai.
Ba lô nặng, súng cầm tay Đường xa biết mấy mặm mài nhớ thương.
LÊ ANH XUÂN
(3). Thi tìm nhanh những từ gồm 2 tiếng:
a) Cả 2 tiếng đều bắt đầu bằng I hoặc n. (M) long lanh, no nê
b) Cả 2 tiếng đều bắt đầu bằng v hoặc d. (M) vững vàng, dẻo dai
TRAO ĐỔI 28
Em đọc sách báo
1. Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về đề tài bảo vệ Tổ quốc mà em đã đọc ở nhà.
M
Gửi theo các chú bộ đội
Cháu nghe chú đánh những đâu Những tàu chiến cháy, những tàu bay rơi Đến đây chỉ thấy chú cười Chú đi gánh nước, chú ngồi đánh bị.
Rồi từ nhà cháu, chú đi Lúa chiêm vào mẩy, chim ri bay về Nghiêng nghiêng buồng chuối bên hè Rặng tre, bãi mía bốn bề vẫy theo...
Chú qua bao suối bao đèo Đến nay chắc đã thêm nhiều chiến công Ngoài này cháu đứng cháu trông Những đêm súng nổ, lửa hồng chân mây.
Cháu về lớp cũ, tường xây Thông hào luồn dưới bóng cây xanh rờn Chú đi phá nốt bốt đồn Cuối trời còn giặc, chú còn ra đi.
Vẫn mong ngày chú trở về Lại ngồi với cháu bên hè đánh bi...
TRẦN ĐĂNG KHOA
:
Tàu chiến: tàu thuỷ có trang bị vũ khí chuyên làm nhiệm vụ chiến đấu.
Lúa chiêm: lúa gieo cấy vào đầu mùa lạnh, khô và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều.
(Hạt lúa) mẩy: (hạt lúa) to và chắc.
Thông hào (giao thông hào): đường đào sâu dưới đất để đi lại trong chiến tranh.
Bốt đồn: vị trí đóng quân của địch.
2. Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc.
Gợi ý
Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó? Vì sao?
Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?
BÀI ĐỌC 4
ở lại với chiến khu
Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng:
– Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc
còn gian khổ nhiều hơn. Các em sẽ khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào?
Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, bọn trẻ lặng đi. Tự nhiên, ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại.
Lượm bước tới gần đống lửa. Giọng em rung lên:
– Em xin ở lại.
Cả đội nhao nhao:
Chúng em xin ở lại.
Mừng nói như van lơn:
Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm...
Những lời van xin thơ ngây mà thống thiết, van xin được chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi làm trung đoàn trưởng rơi nước mắt.
Ông nói:
– Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy.
Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát vang:
“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi Nào có mong chi đâu ngày trở về Ra đi, ra đi, bảo tồn sông núi
Ra đi, ra đi, thà chết không lui..."
Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.
Theo PHÙNG QUÁN
6
– Trung đoàn trưởng: người chỉ huy trung đoàn (đơn vị bộ đội tương đối lớn).
Lán: nhà dựng tạm, sơ sài, thường bằng tre nứa.
Chi: gì.
Vệ quốc quân (Vệ quốc đoàn): tên của quân đội ta sau Cách mạng tháng Tám và trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bảo tồn: bảo vệ và gìn giữ lâu dài.
2 ĐỌC HIỂU
1. Trung đoàn trưởng nói gì với các chiến sĩ nhỏ?
2. Vì sao các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói?
3. Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng như thế nào?
4. Chi tiết nào trong bài khiến em cảm động? Vì sao?
? LUYỆN TẬP
1. Tìm trong lời của nhân vật Mừng một câu khiến.
2. Chuyển câu “Chúng em xin ở lại." thành một câu khiến.
3. Tìm các bộ phận của câu ứng với mỗi cột trong bảng dưới đây:
Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
Sự vật 1
Đặc điểm
Từ so sánh
Sự vật 2
GÓC SÁNG TẠO
Người chiến sĩ
Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc ở lại với chiến khu. Trang trí cho bài viết hoặc gắn tranh vẽ của em.
Gợi ý
Câu chuyện ở lại với chiến khu diễn ra vào thời gian nào?
Vì sao trung đoàn cho phép các chiến sĩ nhỏ rời chiến khu, về với gia đình?
Các chiến sĩ trả lời trung đoàn trưởng như thế nào?
Em có cảm xúc gì khi đọc những lời nói tha thiết của các chiến sĩ?
Đoạn cuối của câu chuyện đem lại cho em cảm xúc gì?
2. Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về một chiến sĩ quân đội. Gắn ảnh em sưu tầm hoặc tranh vẽ của em.
Gợi ý
Em muốn viết về ai?
- Vì sao em biết người chiến sĩ ấy? M Đó là người thân của em; là người em đã gặp gỡ hoặc biết qua phim ảnh,...
Em yêu thích người chiến sĩ ấy ở những điểm nào?
M Em thích khuôn mặt, nụ cười, hành động dũng cảm,... của người chiến sĩ ấy.
- Em có suy nghĩ gì về những chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân?
Nguyễn Viết Xuân (1933-1964)
Nguyễn Thị Định (1920-1992)
Bộ đội tham gia chống dịch
TỤ ĐÁNH GIÁ
Sau Bài 16, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Hãy hoàn chỉnh bảng dưới đây và tự đánh giá theo gợi ý:
Đã biết những gì?
Đã làm được những gì?
a) Ôn chữ viết hoa: U, U
Một)
b) Tên người, tên địa lí Việt Nam
b) ...
c) Từ ngữ về bảo vệ Tổ quốc
c) Sử dụng ...
d) Truyện, thơ, tranh ảnh về đề tài Bảo vệ Tổ quốc
d) – Kể lại câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về đề tài Bảo vệ Tổ quốc
Viết đoạn văn về nhân vật trong các câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe; viết đoạn văn về người chiến sĩ
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn