BÀI 9: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH | Khoa Học 4 | CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG - Lớp 4 - Cánh Diều

BÀI 9: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH


(Trang 37)

• Lấy được ví dụ thực tế, làm được thí nghiệm để minh hoạ các vật phát ra âm thanh đều rung động.

• Nêu được dẫn chứng về âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất rắn, chất lỏng.

• So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm.

Vì sao khi gảy đàn ghi ta thì nghe được tiếng đàn?

1. Sự phát ra âm thanh

hinh-anh-bai-9-su-lan-truyen-am-thanh-10831-0

1. Tìm hiểu về sự rung động của mặt trống với việc phát ra âm thanh

Chuẩn bị: Trống, dùi trống, vụn giấy.hinh-anh-bai-9-su-lan-truyen-am-thanh-10831-1

Tiến hành:

• Rắc ít vụn giấy lên mặt trống (hình 2). Dự đoán hiện tượng xảy ra với các vụn giấy khi gõ vào mặt trống.

• Gõ trống, nghe âm thanh do trống phát ra và quan sát vụn giấy trên mặt trống.

• So sánh kết quả quan sát được với dự đoán ban đầu của em. Giải thích vì sao có hiện tượng đó.

• Em có nhận xét gì về mối liên quan giữa sự phát ra âm thanh và rung động của mặt trống?

2. Tìm hiểu sự rung động ở cổ họng khi nói

• Đặt tay vào cổ như hình 3.

• Khi nói (phát ra âm thanh), tay em có cảm giác gì?

• Nói với các bạn về cảm giác này.

Nếu đặt tay lên cổ khi nói, tay có cảm giác rung rung, đó là do dây thanh quản trong cổ họng rung động.

(Trang 38)

Nêu ví dụ khác cho thấy vật phát ra âm thanh thì rung động.

2. Âm thanh lan truyền qua chất khí, chất rắn và chất lỏng

1. Khi thầy cô giáo giảng bài, các em nghe được tiếng nói (âm thanh) của thầy cô. Điều này có cho thấy âm thanh lan truyền qua không khí không? Khi đó, âm thanh đã lan truyền từ đâu tới đâu?

hinh-anh-bai-9-su-lan-truyen-am-thanh-10831-2

2. Nêu thêm một số ví dụ về âm thanh lan truyền qua không khí từ nguồn âm tới tai người.

Âm thanh lan truyền từ nguồn âm (nơi phát ra âm thanh) tới tai, làm màng nhĩ rung động, nhờ vậy chúng ta nghe được.

1. Tìm hiểu sự lan truyền âm thanh qua chất rắn

• Ở một đầu của bàn, một bạn gõ nhẹ tay vào mặt bàn.

• Ở đầu kia của bàn, em áp một tai vào mặt bàn để nghe và bịt tai còn lại. Em có nghe được âm thanh không?

• Từ kết quả thực hiện, hãy cho biết âm thanh đã truyền từ chỗ gõ qua vật nào đến tai em.

(Trang 39)

2. Tìm hiểu sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng

• Một bạn cầm hai thanh sắt nhúng vào cốc nước rồi gõ nhẹ hai thanh sắt vào nhau (hình 5).hinh-anh-bai-9-su-lan-truyen-am-thanh-10831-3

• Em áp một tai vào mặt bàn và bịt tai còn lại (hình 5). Em có nghe được tiếng gõ của hai thanh sắt không?

• Từ kết quả thí nghiệm, em có nhận xét gì?

 

1. Khi đứng gần ti vi hay khi đứng xa ti vi thì chúng ta nghe thấy âm thanh to hơn?

2. Người đứng bên đường nghe thấy tiếng ồn từ động cơ xe thay đổi như thế nào khi xe chạy lại gần và chạy ra xa dần?

3. Khi ra xa nguồn âm thì âm thanh nghe to hơn hay nhỏ hơn (độ to của âm thanh tăng lên hay giảm đi)?

Nêu ví dụ cho thấy âm thanh truyền qua chất khí, chất rắn và chất lỏng.

Em có biết?

• Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa từ xa, người ta có thể áp tai xuống đất để nghe.

• Khi đánh cá, người dân gỗ vào mạn thuyền nhằm tạo ra âm thanh truyền qua nước để lùa cá vào lưới.

 

• Các vật phát ra âm thanh đều rung động.

• Âm thanh có thể lan truyền qua chất khí, chất rắn và chất lỏng.

• Khi âm thanh lan truyền ra xa nguồn âm thì độ to của âm thanh giảm đi.

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 9: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH | Khoa Học 4 | CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG - Lớp 4 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.