Nội Dung Chính
(Trang 63)
• Nhận ra được nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống rất khác nhau. • Nêu được tên, hình dạng, màu sắc của một số nắm được dùng làm thức ăn. • Vẽ được sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) và ghi chú được tên các bộ phận của nấm. • Có ý thức không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc. |
Kể tên một số nấm mà em biết.
1 Nấm
1. Nêu tên, hình dạng, màu sắc và nơi sống của nấm trong các hình 1, 2, 3 và 4.
Nấm mọc trên lớp lá mục dưới tán rừng (ví dụ nắm tràm).
Nấm mọc ở đất rừng hoặc ven rừng (ví dụ nấm tán trắng và nấm đỏ).
(Trang 64)
Nấm mọc trên thân cây (ví dụ nấm hương).
Nấm mọc trên cơ thể động vật (ví dụ nấm đông trùng hạ thảo mọc trên cơ thể ấu trùng bướm).
2. Hãy cho biết nơi sống của nấm men và nấm mốc dựa vào thông tin dưới đây.
Nấm men thường sống trên bề mặt trái cây, quả mọng, trong dạ dày, trên da của động vật (như chó, mèo) và con người,... Nấm men có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được. Khi phóng to hình ảnh của nấm men nhiều lần, ta có thể thấy chúng có dạng hình trứng.
|
Nấm mốc thường sống ở những nơi ẩm ướt, trên thức ăn, hoa quả để lâu ngày,... Nấm mốc chỉ nhìn thấy được bằng mắt thường khi chúng phát triển thành rất nhiều sợi nấm nối liền và đan xen nhau. |
Em có biết? Để quan sát nấm men, nấm mốc,... có kích thước rất nhỏ mà mắt thường của con người không thể nhìn thấy được, người ta phải sử dụng kính hiển vi. Từ những loại nấm trên, em có nhận xét gì về hình dạng, kích thước và nơi sống của nấm? |
(Trang 65)
Hãy nói về hình dạng, màu sắc, kích thước và nơi sống của một trong số những nấm mà em biết.
Mỗi loại nấm có hình dạng, màu sắc, kích thước khác nhau. Nấm men, nấm mốc có kích thước nhỏ bé, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Nấm hương, nấm sò,... có kích thước lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nấm có thể sống ở trong đất, xác sinh vật, trên thực vật, động vật, con người;... |
2. Một số nấm được dùng làm thức ăn
1. Chỉ và nói tên các bộ phận của nấm hương trong hình 7.
2. Nêu tên, hình dạng và màu sắc của một số nấm ăn dưới đây.
Nấm rơm có màu xám trắng, xám, xám đen,... Khi còn non, nấm có hình trứng. Khi trưởng thành, nấm có hình như cái ô.
Nấm kim châm có màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành từng cụm, mũ nấm hình cầu, thân nắm dài.
Nấm đùi gà có mũ nấm màu nâu, hình cầu; thân nấm màu trắng, dài, có hình giống đùi gà.
(Trang 66)
Nấm mèo (mộc nhĩ) thường có màu nâu sẵm, có hình như cái tai.
Nấm sò có màu trắng, tím, nâu. Mũ nắm xoè ra như hình phễu lệch.
Nấm mỡ có màu trắng hoặc nâu. Khi còn non, mũ nấm có hình như chiếc khuy áo.
Có nhiều loại nấm ăn được nhưng cũng có nhiều loại nấm ăn vào sẽ bị ngộ độc. Ngộ độc nấm có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, hôn mê và tử vong. Nấm độc thường có màu sặc sỡ nhưng cũng có màu xám, trắng như nấm tán trắng nên khó phân biệt nấm độc và nấm ăn được trong tự nhiên. Vì vậy, tuyệt đối không thu hái, chế biến và ăn nấm lạ. |
1. Hãy vẽ sơ đồ đơn giản và ghi chú tên bộ phận của một loại nấm ăn.
2. Em sẽ làm gì trong tình huống dưới đây?
Ở đây có nhiều nấm quá, mình chưa nhìn thấy nấm này bao giờ. Mình có nên hải nó về ăn không nhỉ?
Quan sát nấm ăn, chúng ta thường nhìn thấy mũ nấm, thân nấm và chân nắm. Các loại nấm ăn khác nhau về hình dạng và màu sắc. Không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn