BÀI 20: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | Lịch Sử và Địa Lí 4 | VÙNG NAM BỘ - Lớp 4 - Cánh Diều

BÀI 20: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


(Trang 107)

Học xong bài này, em sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Kể được một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trình bày được một số sự kiện lịch sử có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử, như: chuyện về Bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước,...
  • Sử dụng tư liệu lịch sử và địa lí, nêu được Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng và là thành phố lớn nhất của Việt Nam. Em hãy chia sẻ những điều em biết về Thành phố Hồ Chí Minh.

1 Vị trí địa lí và tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh

?

  • Quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trên lược đồ.
  • Kể các tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh trong lịch sử.

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vùng Nam Bộ, tiếp giáp với năm tỉnh, thành phố và có cửa ngõ thông ra biển.

Trước khi mang tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976, Thành phố còn có tên gọi khác như: Gia Định, Sài Gòn – Gia Định, Sài Gòn Chợ Lớn.

(Trang 108)

hinh-anh-bai-20-thanh-pho-ho-chi-minh-10786-0

Hình 1. Lược đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh

2 Một số sự kiện gắn với Thành phố Hồ Chí Minh

Trải qua hơn 300 năm, Thành phố Hồ Chí Minh đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc.

(Trang 109)

Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định (1698)

?

Phủ Gia Định được thành lập như thế nào?

Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại tỉnh Quảng Bình, là một danh tướng thời chúa Nguyễn.

Năm 1698, ông được cử vào cai quản vùng đất phía nam. Vượt qua khó khăn, gian khổ, Nguyễn Hữu Cảnh đã tổ chức nhân dân khai hoang, lập ra phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long (xứ Đồng Nai) và Tân Bình (xứ Sài Gòn). Sau sự kiện này, vùng đất Gia Định phát triển nhanh chóng.

hinh-anh-bai-20-thanh-pho-ho-chi-minh-10786-1

Hình 2. Tượng thờ Nguyễn Hữu Cảnh (Thành phố Hồ Chí Minh)

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng (1911)

?

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước như thế nào?

Năm 1910, với ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã vào Sài Gòn. Lúc bấy giờ, Sài Gòn là cửa ngõ của Nam Kì có những công ty tàu biển lớn rất thuận lợi cho việc sang Pháp.

hinh-anh-bai-20-thanh-pho-ho-chi-minh-10786-2

Hình 3. Tàu Đô đốc La-tu-sơ To-rê-vin (Latouche-Tréville)

Được một người quen giới thiệu, Nguyễn Tất Thành đã tìm đến vị thuyền trưởng con tàu Đô đốc La-tu-so To-rê-vin để xin việc. Ban đầu, vị thuyền trưởng định từ chối vì cho rằng một thư sinh như Nguyễn Tất Thành không thể chịu nổi công việc làm bếp rất nặng nhọc, hằng ngày phải lo những bữa ăn cho cả trăm người với nhiều khẩu phần khác nhau. Nguyễn Tất Thành đã chia hai bàn tay đầy những vết chai sạn của mình và thuyết phục được thuyền trường bởi sự tự tin, quyết tâm mạnh mẽ.

(Theo Sơn Tùng, Búp sen xanh, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2020, tr.338 – 339)

(Trang 110)

Ngày 5-6-1911, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin nhổ neo rời Bến cảng Nhà Rồng đến cảng Mác-xây (Marseille) của Pháp, đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba rời Tổ quốc bắt đầu hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Em có biết?

Nhà Rồng ban đầu là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế – một trong những công trình đầu tiên do người Pháp xây dựng khi chiếm được Sài Gòn. Để ghi nhớ sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đây, ngôi Nhà Rồng được giữ lại làm Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

hinh-anh-bai-20-thanh-pho-ho-chi-minh-10786-3

Hình 4. Bến cảng Nhà Rồng ngày nay

Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập (1975)

?

Nêu ý nghĩa của sự kiện quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập (1975) đối với lịch sử dân tộc.

Vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, xe tăng của quân Giải phóng đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập. Đúng 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam phấp phới tung bay trên Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi.

hinh-anh-bai-20-thanh-pho-ho-chi-minh-10786-4

Hình 5. Xe tăng số hiệu 390 húc đổ

cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975

(hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng tăng – thiết giáp)

3 Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam

?

Đọc thông tin và quan sát từ hình 6 đến hình 9, tìm các dẫn chứng để chứng minh Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam.

(Trang 111)

Kinh tế

Với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có đóng góp nhiều nhất vào tổng thu ngân sách nhà nước, đứng đầu cả nước về phát triển dịch vụ và công nghiệp.

hinh-anh-bai-20-thanh-pho-ho-chi-minh-10786-5

Hình 6. Một góc Thành phố Hồ Chi Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước với các ngành chủ yếu như: điện tử – tin học, thực phẩm - đồ uống, cơ khí, dệt may, da giày....

hinh-anh-bai-20-thanh-pho-ho-chi-minh-10786-6

Hình 7. Bên trong một nhà máy ở khu công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

n hoá

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều di tích lịch sử và bảo tàng như: Bến cảng Nhà Rồng, Nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Mĩ thuật, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh,... Đây còn là nơi hội tụ cư dân từ khắp nơi, góp phần tạo sự đa dạng về văn hoá.

hinh-anh-bai-20-thanh-pho-ho-chi-minh-10786-7

Hình 8. Nhà thờ Đức Bà

(Trang 112)

Giáo dục

Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm khoa học – công nghệ thuộc các lĩnh vực khác nhau, làm nòng cốt cho sự phát triển giáo dục của vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

hinh-anh-bai-20-thanh-pho-ho-chi-minh-10786-8

Hình 9. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Vẽ sơ đồ tóm tắt lại nội dung bài học Thành phố Hồ Chí Minh theo gợi ý dưới đây.

hinh-anh-bai-20-thanh-pho-ho-chi-minh-10786-9

Hãy viết một bức thư cho một người bạn để giới thiệu về Thành phố Hồ Chí Minh với các thông tin về vị trí địa lí, lịch sử, kinh tế, văn hoá, giáo dục.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 20: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | Lịch Sử và Địa Lí 4 | VÙNG NAM BỘ - Lớp 4 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.