BÀI 15: THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN | Lịch Sử và Địa Lí 4 | VÙNG TÂY NGUYÊN - Lớp 4 - Cánh Diều

BÀI 15: THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN


(Trang 81)

Học xong bài này, em sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên, các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên của vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được nét điển hình của khí hậu thông qua đọc bảng số liệu về lượng mưa, nhiệt độ của một địa điểm ở vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được vai trò của rừng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ở vùng Tây Nguyên.
  • Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ rừng ở Tây Nguyên.

Hãy quan sát hình 1 và cho biết cảm nhận của em về thác Prenn.

Theo em, vùng nào của nước ta có nhiều thác nước đẹp nổi tiếng?

hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-0

Hình 1. Thác Prenn

(thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng)

1 Vị trí địa lí

?

Quan sát hình 2, em hãy:

  • Chỉ ranh giới của vùng Tây Nguyên.
  • Cho biết vùng Tây Nguyên tiếp giáp với những vùng nào, quốc gia nào.

Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển; bao gồm 5 tỉnh, theo thứ tự từ bắc vào nam là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

(Trang 82)

2 Đặc điểm thiên nhiên

Địa hình

?

Quan sát hình 2 và bảng 1, em hãy:

  • Xác định vị trí các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên. Nêu tên cao nguyên cao nhất và cao nguyên thấp nhất.
  • Trình bày đặc điểm địa hình của vùng Tây Nguyên.

Địa hình của vùng Tây Nguyên bao gồm nhiều cao nguyên với mặt bằng rộng lớn và có độ cao khác nhau.

Bảng 1. Độ cao trung bình của các cao nguyên

Cao nguyên Độ cao trung bình (m)
Kon Tum 500
Pleiku 800
Đắk Lắk 500
Mơ Nông 800
Lâm Viên 1 500
Di Linh 1000

 

Hãy chia sẻ thông tin về một cao nguyên ở vùng Tây Nguyên mà em đã tìm hiểu.

hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-1

Hình 3. Một phần cao nguyên Kon Tum

(Trang 83)

Khí hậu

?

Dựa vào bảng 2, em hãy nhận xét về nhiệt độ trung bình tháng; lượng mưa vào mùa mưa và mùa khô ở Pleiku.

• Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy nêu nét điển hình của khí hậu ở vùng Tây Nguyên.

Bảng 2. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở Pleiku

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ (°C) 19 21 23 24 24 23 22 22 22 22 21 19
Lượng mưa (mm) 3 7 28 95 226 357 453 493 360 181 57 13
Mùa hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-2 hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-3 hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-4

hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-5

Mùa khô hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-6 Mùa mưa

Ở Tây Nguyên, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có những ngày mưa dầm kéo dài, thậm chí mưa cả tuần, nước tràn khắp nơi. Mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô khốc, vụn bở.

hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-7

Hình 4. Cảnh mùa mưa ở Tây Nguyên

hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-8

Hình 5. Cảnh mùa khô ở Tây Nguyên

Sông ngòi

?

Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:

  • Đọc tên một số sông ở vùng Tây Nguyên.
  • Trình bày đặc điểm sông ngòi ở vùng Tây Nguyên.

(Trang 84)

Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Do chảy qua các vùng có độ cao khác nhau nên sông ở Tây Nguyên nhiều thác ghềnh.

hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-9

Hình 6. Thác Đray Nur nằm trên hệ thống sông Srê Pôk

Rừng

Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy:

  • Kể tên một số kiểu rừng ở vùng Tây Nguyên.
  • Trình bày đặc điểm rừng ở vùng Tây Nguyên.

Tây Nguyên là vùng còn có nhiều rừng tự nhiên nhất nước ta. Ở đây có nhiều kiểu rừng, trong đó nhiều nhất là rừng rậm nhiệt đới. Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên đã giảm.

hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-10

A. Rừng khộp

hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-11

B. Rừng lá kim

hinh-anh-bai-15-thien-nhien-vung-tay-nguyen-10633-12

C. Rừng rậm nhiệt đới

Hình 7. Một số kiều rừng ở Tây Nguyên

(Trang 85)

3 Vai trò của rừng đối với tự nhiên, đời sống và sản xuất

?

Đọc thông tin và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy:

• Cho biết tại sao rừng có vai trò quan trọng đối với tự nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ở vùng Tây Nguyên.

• Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên.

Rừng có vai trò rất lớn đối với tự nhiên của vùng Tây Nguyên. Rừng giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu và hạn chế thiên tai. Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật. Bên cạnh đó, rừng còn cung cấp gỗ, nguyên liệu, dược liệu cho đời sống và hoạt động sản xuất.

Để bảo vệ rừng cần đẩy mạnh các biện pháp như: ngăn chặn tình trạng phá rừng; khai thác rừng hợp lí; giao đất, giao rừng cho người dân chăm sóc, bảo vệ;...

1. Xác định vị trí của vùng Tây Nguyên và các cao nguyên ở vùng này trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

2. Trình bày một đặc điểm thiên nhiên của vùng Tây Nguyên. Hãy tìm kiếm và chia sẻ thông tin về ảnh hưởng của đặc điểm đó đối với đời sống và sản xuất của người dân nơi đây.

3. Hãy vẽ vào vở sơ đồ thể hiện vai trò của rừng đối với tự nhiên, đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Tây Nguyên. Tìm một số ví dụ minh hoạ cho những vai trò đó.

Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

1. Nếu là học sinh ở vùng Tây Nguyên, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ rừng nơi đây?

2. Vẽ, viết hoặc sưu tầm thông điệp về bảo vệ rừng và chia sẻ với các bạn, những người xung quanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 15: THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN | Lịch Sử và Địa Lí 4 | VÙNG TÂY NGUYÊN - Lớp 4 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 4

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.