Nội Dung Chính
1.Ôn tập TĐN số 3
- Luyện tập cao độ:
- Luyện tập tiết tấu:
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 3.
2.Ôn tập TĐN số 4
- Luyện tập cao độ:
- Luyện tập tiết tấu:
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 4.
Kể chuyện âm nhạc
NGHỆ SĨ CAO VĂN LẦU
Nghệ sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) sinh năm 1892 tại Gia Định trong một gia đình nhà nho nghèo. Khi thành Gia Định thất thủ về tay quân Pháp, ông nội của ông cùng gia đình tản cư về tỉnh Long An và mất ở đây.
Cậu bé Lầu được học chữ nho do người cha dạy. Cậu đến trường học chữ quốc ngữ nhưng do nhà nghèo nên sớm phải thôi học. Với bản chất thông minh, ham học, khi được cha gửi đến học nhạc với ông thầy đàn tên là Nhạc Khị - một nghệ nhân nổi tiếng trong vùng, cậu bé Lầu được học đủ các môn như: đàn tranh, đàn kìm, đánh trống và ca.
Thấy Sáu Lầu là một học trò giỏi lại ngoan ngoãn, ông thầy rất yêu quý và đã tận tình truyền dạy những hiểu biết của mình. Thầy trò Nhạc Khị và Cao Văn Lầu gắn bó suốt gần mười năm. Trong đám bạn bè cùng học, Cao Văn Lầu là người học giỏi nhất, nổi tiếng là người hát hay, đàn giỏi. Lớn lên, ông làm việc ở Toà sứ Bạc Liêu và vẫn thường xuyên tham gia các nhóm đàn ca tài tử ở đây. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Cao Văn Lầu là bản Dạ cổ hoài lang ra đời khoảng năm 1919 - 1920. Theo lời nghệ sĩ Ba Du kể, vào khoảng thời gian này ở Huế có một đoàn nhạc gồm những nghệ nhân tên tuổi đi du lịch vào Nam Bộ. Sau khi tham quan, trao đổi nghệ thuật với các nhóm tài tử miền Đông và miền Trung Nam Bộ, nhóm tài tử Huế có đến gặp nhóm tài tử Bạc Liêu. Trong những buổi hoà nhạc thân ái, giọng ca tiếng đàn đã để lại cho nhóm tài tử Bạc Liêu những ấn tượng đẹp đẽ. Để ghi lại cuộc gặp gỡ đặc biệt đó, nhóm tài tử Bạc Liêu phân công ông Sáu Lầu sáng tác một bản nhạc trong thời gian ngắn để kịp tặng lại nhóm tài tử Huế và đồng thời cũng có ý như để đáp lại bản Hành vân, một bản nhạc hay nhất của nhóm nhạc Huế. Sau khi được phán công làm việc đó, ông Sáu Lầu rất lo, suy nghĩ miên man mà chưa ra một nét nhạc nào. Một hôm, như thường lệ, ông làm nhiệm vụ đứng gác bên cạnh Toà sứ. Giữa lúc đêm khuya vắng vẻ, tĩnh mịch, thỉnh thoảng chỉ nghe tiếng trống điểm canh bên cạnh nhà tù, ông xúc động nhớ đến hình ảnh người thiếu phụ đêm khuya tựa gối trông chồng và ông bắt đầu nghĩ ra một bản nhạc lấy tên là Dạ cổ hoài lang.
Dạ cổ hoài lang có một nhạc điệu buồn thương nhưng đầy nét chân thật, trong sár.g, không sướt mướt, ủ rũ, bế tắc như một số bản nhạc khác sau này. Có người cho rằng, bài ca như tâm sự của những thiếu phụ có chồng đi lính cho Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tuy nhiên, bài ca vẫn chứa chan niềm hi vọng. Nỗi buồn đau riêng đã được nâng lên thành nỗi đau chung, do vậy bài Dạ cổ hoài lang đã đi vào lịch sử âm nhạc dân tộc, trở thành bài vọng cổ được yêu thích cho tới hôm nay và đồng bào Nam Bộ coi như một tài sản tinh thần vô giá.
Tác giả bài Dạ cổ hoài lang mất ngày 13 - 8 - 1976. Tên tuổi Cao Văn Lầu trong lịch sử ca nhạc cải lương đã được khẳng định và nhân dân còn ghi nhớ mãi. Ở tỉnh Bạc Liêu có một đường phố mang tên Cao Văn Lầu.
Theo MINH HẢI, ĐẮC NHẪN, NGỌC THỚI.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn