1.Ôn tập bài hát: Con chim hay hót
- Hai câu hát đầu tiên, từ Con chim đến cành tre: đồng ca.
- Từ câu Nó hót le te đến vô nhà: lĩnh xướng.
- Từ câu Ấy nó ra đến ơi chim ơi: đồng ca.
2. Ôn tập TĐN số 1
- Luyện tập cao độ:
- Làm quen với cách đánh nhịp 2 4.
- Đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 1 kết hợp tập đánh nhịp 2 4.
3.Ôn tập TĐN số 2
- Luyện tập cao độ:
- Làm quen với cách đánh nhịp 3 4.
- Đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 2 kết hợp tập đánh nhịp 3 4.
Bài đọc thêm
CHIẾC CỒNG CỦA NỮ THẦN A-TÊ-NA
Héc-quyn là con trai của thần Dớt và hoàng hậu An-kmen. Chàng được thần Héc-méc cho bú trộm dòng sữa bất tử của nữ thần Hê-ra. Héc-quyn lớn rất nhanh và trở thành một người có sức khoẻ vô địch.
Héc-quyn đã lập nên nhiều kì tích, chàng chiến thắng con mãnh thú hung ác ở Nê-mê, con mãng xà bảy đầu dữ tợn ở Hi-đrơ, con lợn rừng nguy hiểm ở núi Ê-ri-măng-tơ để cứu những người dân trong vùng.
Vua ơ-ri-xtê, người luôn ganh ghét với tài năng và lòng dũng cảm của Héc-quyn, ra lệnh cho Héc-quyn đi tiêu diệt đàn ác điểu ở hồ Xtanh-phan. Vào một buổi chiều, Héc-quyn đến gần hồ, nơi đây bị bao phủ bởi màu tang tóc ghê rợn: những con voi, sư tử, lợn rừng... bị những chiếc lông cứng như mũi tên của đàn ác điểu bắn chết, nằm ngổn ngang. Héc-quyn tìm đến nhà những người dân trong vùng. Một cụ già nói với chàng : “Đã có nhiều dũng sĩ đến đây để chiến đấu với bầy ác điểu nhưng đều bị chúng giết chết bằng những chiếc lông cứng. Ban ngày, mọi người và loài vật đều phải trốn tránh, ẩn náu, đêm tối mới dám đi lại, làm ăn”.
Héc-quyn xin nghỉ lại một đêm, chàng rất lo cho số phận người dân ở đây. Trong giấc ngủ, chàng mơ thấy thần Dớt đến nói : “Con hãy đến cầu xin nữ thần A-tê-na giúp đỡ”. Tỉnh dậy, Héc-quyn tìm đến nữ thần A-tê-na. Nữ thần trao cho chàng một chiếc cồng bằng đồng và dặn cách sử dụng.
Héc-quyn xách chiếc cồng và chạy như bay đến hồ Xtanh-phan. Chàng vung dùi, khua ba hồi chín tiếng. Âm thanh vang rền làm bầy ác điểu náo loạn. Chúng rời tổ và lao về phía Héc-quyn, con đầu đàn phóng về phía chàng những chiếc lông cứng, cả đàn cùng phóng theo, lông chim bay như tên bắn, dày đặc như mưa rào. Héc-quyn giơ cồng lên đỡ. Lạ thay, chiếc cồng tự xoay quanh người chàng như chiếc lá chắn kì diệu, không chiếc lông nào lọt qua được. Lông chim va vào lá chắn tạo thành âm thanh kì lạ, lũ ác điểu càng thêm điên cuồng, chúng bay thấp xuống và dồn dập phóng những chiếc lông còn lại.
Chờ bầy ác điểu không còn lông cứng nữa, Héc-quyn liền giương cung bắn liên tiếp. Con đầu đàn bị chết, nhiều con rơi xuống, cả đàn tan tác mỗi con một phương bay mất.
Héc-quyn chiến thắng, những người dân trong vùng mở cửa ra đón chàng. Họ coi Héc-quyn như vị thần cứu mạng. Chàng nói cho họ biết tác dụng của chiếc cổng thần. Nhờ chiếc cồng của nữ thần A-tê-na, chàng mới thắng nổi bầy ác điểu.
Từ đó, người dân vùng ven hồ Xtanh-phan trở lại cuộc sống thanh bình và hạnh phúc. Họ mời thợ lành nghề về đúc những chiếc cồng khác. Họ coi cồng là một vật thiêng liêng như lá bùa hộ mệnh, về sau, người ta dùng cồng làm lá chắn trong lúc chiến đấu. Tiếng cồng còn được vang lên trong những ngày hội mừng chiến thắng. Ngày nay, cồng là một nhạc khí của nhiều dân tộc.
Theo TRUYỆN CỔ HY-LẠP, Nguyễn Văn Khoả, NXB Văn học, 2004.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn