Nội Dung Chính
1. Xác định nghề ở địa phương
- Tham gia trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương.
- Tập hợp tên các nghề thành danh sách nghề hiện có ở địa phương và sắp xếp theo nhóm nghề.
Gợi ý:
1. Nhóm các nghề sản xuất, chế biến
2. Nhóm các nghề kinh doanh
3. Nhóm các nghề dịch vụ
2. Đặc điểm một số nghề ở địa phương
- Chọn một nghề cụ thể trong danh sách nghề ở địa phương đã lập để tìm hiểu đặc điểm thông qua bàn mô tả nghề nghiệp.
Gợi ý:
BẢN MÔ TẢ NGHỀ
Tên nghề: Giáo viên
Công việc | Thời gian, địa điểm | Trang thiết bị, | Ghi chú |
Dạy học | Từ thứ Hai đến thứ Bảy, giờ hành chính Trường học | Sách, phấn, bằng, máy tính, bản đồ,... | Tùy từng môn học mà giáo viên dạy sẽ có thiết bị, dụng cụ lao động khác nhau |
? | ? | ? | ? |
? | ? | ? | ? |
- Chia sẻ và nhận xét về các bản mô tả nghề.
3. Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương
- Lựa chọn một nghề hiện có ở địa phương để nhận diện các nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề.
- Đề xuất cách thức em sẽ áp dụng để giữ an toàn cho mình và mọi người.
Gợi ý:
Tên nghề | Nguy hiểm | Cách giữ an toàn |
Xây dựng | Ngã từ trên cao | - Luôn đội mũ bảo hiểm và mặc quần áo bảo hộ lao động theo quy định - Đặt biển báo chú ý khu vực xây dựng |
Rơi nguyên vật liệu từ trên cao | ||
? | ? | ? |
4. Hùng biện: “Nếu em là lãnh đạo địa phương...”
- Hùng biện theo nhóm về chủ đề:
"Nếu là lãnh đạo địa phương, em sẽ làm gì để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp?"
Hùng biện theo nhóm
• Mỗi nhóm cứ 3 đến 4 người tham gia;
• Chia bài hùng biện thành các phần tương ứng với số người tham gia;
• Mỗi thành viên trong nhóm phụ trách một phần trong bài hùng biện;
• Một thành viên chịu trách nhiệm dẫn dắt (mở đầu, kết thúc) bài hùng biện.
- Chia sẻ cảm nhận về các bài hùng biện
Thông điệp
• Mỗi địa phương đều có những nghề đặc trưng.
• Tìm hiểu thông tin về các nghề địa phương giúp chúng ta có thêm lựa chọn trong định hướng nghề nghiệp.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn