II- LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG CÁC YÊU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỀ LUYỆN TẬP | Giáo Dục Thể Chất 7 | Phần một. Kiến thức chung - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

II- LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG CÁC YÊU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỀ LUYỆN TẬP


II- LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG CÁC YÊU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỀ LUYỆN TẬP

1. Lựa chọn và sử dụng các yếu tố của môi trường không khí để luyện tập

Không khi cần thiết cho cơ thể sống để hô hấp, có vai trò to lớn trong quá trình trao đổi chất và nhiệt, là điều kiện đảm bảo để hoạt động thể lực nói chung và hoạt động TDTT nói riêng đạt hiệu quả.

a) Nhiệt độ không khí

- Trong những ngày nắng nóng:

Nên luyện tập ở những nơi có nhiều bóng mát của cây xanh, vào thời điểm không khi dịu mát như sáng sớm hoặc cuối buổi chiều.

Luyện tập với các bài tập có vận động nhẹ nhàng, rút ngắn thời gian luyện tập. Sử dụng trang phục mông, nhẹ, dễ thấm mồ hôi.

Thả lòng và hồi phục tích cực sau luyện tập. Tuyệt đối không dội, tắm nước lạnh trong khi luyện tập hoặc ngay sau khi dùng luyện tập.

- Trong những ngày lạnh giá:

Không nên luyện tập vào các thời điểm không khí có nhiệt độ xuống thấp như sáng sớm hoặc cuối buổi chiều.

Lựa chọn địa điểm và trang phục phù hợp, Khởi động kĩ trước khi luyện tập.

b) Độ ẩm không khí

- Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm không khi giảm: Do mồ hôi bay hơi nhiều nên sự toả nhiệt của cơ thể sẽ thuận lợi. Trong điều kiện đó cơ thể chịu nóng tốt hơn, người tập có cảm giác dễ chịu khi hoạt động TDTT.

- Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí tăng cao:

Quá trình toả nhiệt của cơ thể bị hạn chế do sự bay hơi của mồ hôi trên bề mặt da gặp khó khăn, điều đó hạn chế đáng kể khả năng chịu nóng, mức độ và thời gian hoạt động thể lực của cơ thể.

Nên luyện tập TDTT vào thời điểm có thời tiết mát (sáng sớm hoặc cuối buổi chiều), thường xuyên lau mồ hôi bằng khăn sạch để cơ thể có thể dễ dàng toả nhiệt, kịp thời bù đủ lượng nước cơ thể đã mất do mồ hôi bằng cách uống nhiều lần, uống từ

- Trong những ngày lạnh giá, độ ẩm không khi tăng cao: Độ ẩm cao khi nhiệt độ không khí thấp sẽ làm tăng cường quá trình toả nhiệt, cơ thể sẽ dễ bị cảm lạnh. Khi luyện tập cần chú ý giữ ẩm cho cơ thể (đặc biệt là vùng cổ) bằng các trang phục phủ hợp (quần áo dài, đủ ẩm, dễ vận động), tránh nơi bị gió lùa.

c) Chuyển động của không khí (gió)

- Trong những ngày nắng nóng, tốc độ gió cao:

Quá trình toả nhiệt của cơ thể tăng nhanh do bay hơi mồ hôi. Trong điều kiện đó, mặc dù khả năng chịu nắng nóng tốt hơn nhưng cơ thể cũng đồng thời nhanh chóng bị mất nước và giảm khả năng hoạt động thể lực.

Khi luyện tập cần kịp thời bù đủ lượng nước đã mất do mồ hôi và duy trì các quãng nghỉ ngắn.

- Trong những ngày lạnh giá, tốc độ gió cao:

Khi trời lạnh, tốc độ gió càng cao sẽ làm cho cơ thể càng mất nhiệt nhanh, dễ bị cảm lạnh và làm giảm khả năng linh hoạt của cơ, khớp, dây chằng,

Khi luyện tập cần lựa chọn nơi không bị gió lùa, sử dụng trang phục đủ ẩm cho cơ thể.

2. Lựa chọn và sử dụng các yếu tố của ánh sáng mặt trời để luyện tập

Khi hoạt động ngoài trời với thời gian và thời điểm hợp li, ánh sáng mặt trời có nhiều tác động tích cực đối với cơ thể: Thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển xương; tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa một số loại ung thư, bệnh tật, tăng cường chức năng hoạt động của não bộ và hệ tim mạch,.

Tuy nhiên, khi hoạt động trong điều kiện ánh sáng mặt trời có cường độ cao, thời gian kéo dài sẽ có hại cho cơ thể và sức khoẻ: Tổn hại da và mắt, gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch....

Để ngăn ngừa tác hại của ánh sáng mặt trời đổi với cơ thể và sức khoẻ khi hoạt động TDTT ngoài trời cần:

- Luyện tập nơi có nhiều bóng mát của cây xanh, lựa chọn thời điểm ánh sáng mặt trời có cường độ không cao, hạn chế thời gian HO tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, C SONG

- Sử dụng các biện pháp tránh tác hại của ảnh sáng mặt trời. Bôi kem chống nắng, mặc áo quần phù hợp với hoạt động luyện tập, đeo kính mắt và 

hinh-anh-ii-lua-chon-va-su-dung-cac-yeu-to-cua-moi-truong-tu-nhien-de-luyen-tap-6353-0

Hình 1. Hoạt động ngoài trời với thời gian và thời điểm hợp lí

Nước có vai trò cực kì quan trọng đối với sự sống của con người và sinh vật. Nước sạch cung cấp các chất khoảng có lợi cho cơ thể và sức khoẻ, tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng cho tế bào, đào thải độc tố, trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường,... Do đó, cơ thể luôn cần được cung cấp đủ lượng nước sạch để duy trì và ổn định hoạt động sống.

Nước tạo ra độ ẩm trong không khí, với một tỉ lệ thích hợp, độ ẩm trong không khí giúp cơ thể điều hoà và ổn định thân nhiệt. Sử dụng nguồn nước thiếu các chất khoáng cần thiết, có nhiều độc tố, bị nhiễm khuẩn không những có hại đối với sự tồn tại và phát triển của cơ thể mà còn là nguyên nhân gây nên nhiều loại bệnh tật.

Sử dụng môi trường nước để luyện tập:

- Các bài tập đi, chạy, nhảy trong nước cạn có tác dụng phát triển thể lực, đặc biệt là sức mạnh, sức bền.

- Luyện tập bơi, lận có tác dụng phát triển toàn diện các tổ chất thể lực, nâng cao khả năng hoạt động của cơ hô hấp và độ sâu hô hấp.

Để nước thực sự trở thành môi trường rèn luyện thân thể có hiệu quả, ngoài việc phải có kiến thức, kĩ năng phòng chống đuối nước thì không nên luyện tập trong những điều kiện sau: Khi nước có nhiệt độ thấp (dễ bị cảm lạnh, "chuột rút”); ở những nơi nguy hiểm (nước sâu, có đá ngầm, có vật sắc nhọn,...); ở những nơi nước không sạch (nước đục, có mùi của thực vật và động vật thối rữa,...).

4. Lựa chọn, sử dụng các yếu tố của môi trường đất và địa hình để luyện tập

Đặc điểm của môi trường đất và địa hình không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến điều kiện khí hậu, đời sống xã hội, lao động sản xuất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và thể chất của con người.

Các yếu tố của bề mặt địa hình như độ cao, độ dốc, cấu tạo của đất (mức độ cứng, mềm), mức độ bằng phẳng.... là điều kiện để hình thành nên môi trường vận động:

- Chạy lên dốc rèn luyện sức mạnh đạp sau, chạy xuống dốc (với độ dốc thích hợp) rèn luyện tốc độ và độ dài bước chạy, chạy trên cát rèn luyện sức mạnh đôi chân. 

hinh-anh-ii-lua-chon-va-su-dung-cac-yeu-to-cua-moi-truong-tu-nhien-de-luyen-tap-6353-1

Hình 2. Sử dụng yếu tố địa hình để luyện tập

- Chạy trên địa hình quanh co, khúc khuỷu rèn luyện sức bền, năng lực phản xạ và tính linh hoạt trong xử lí tình huống.

- Luyện tập ở vùng núi cao (nơi có lượng oxygen trong không khí thấp) rèn luyện sức bền, khả năng hô hấp.

Câu hỏi gợi ý nội dung học tập và vận dụng chủ đề:

- Các yếu tố nào của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động luyện tập TDTT?

- Vì sao phải lựa chọn các yếu tố của môi trường tự nhiên có lợi cho sức khoẻ để luyện tập?

- Trong những ngày có thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao, khi luyện tập TDTT cần chú ý những điều gì?

- Trong những ngày có thời tiết lạnh giá, độ ẩm cao, khi luyện tập TDTT cần chú ý những điều gì?

- Vì sao phải cung cấp đủ nước cho cơ thể khi luyên tập TDTT?

- Chúng ta phải làm gi đề bảo vệ môi trường tự nhiên của Trái Đất?

 

Tin tức mới


Đánh giá

II- LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG CÁC YÊU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỀ LUYỆN TẬP | Giáo Dục Thể Chất 7 | Phần một. Kiến thức chung - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.