ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT | Ngữ Văn 8 - Tập 2 | Bài 31 - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Củng cố những kiến thức Tiếng Việt đã học trong học kì II: các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định; hành động nói; lựa chọn trật tự từ trong câu.


I – KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH

1. Đọc những câu sau và cho biết mỗi câu thuộc kiểu câu nào trong số các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. (Các câu được đánh số để tiện theo dõi).

Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi (1). […]. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất (2). Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận (3).

(Nam Cao, Lão Hạc)

2. Dựa theo nội dung của câu (2) trong bài tập 1, hãy đặt một câu nghi vấn.

3. Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như vui, buồn, hay, đẹp,…

4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi bật cười bảo lão (1):

– Sao cụ lo xa quá thế (2)? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ (3)! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4)! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5)?

– Không, ông giáo ạ (6) ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)?

(Nam Cao, Lão Hạc)

a) Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn?

b) Câu nào trong số những câu nghi vấn trên được dùng để hỏi (điều băn khoăn cần được giải đáp)?

c) Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không được dùng để hỏi? Nó được dùng làm gì?

II – HÀNH ĐỘNG NÓI

1. Hãy xác định hành động nói của các câu đã cho theo bảng sau đây:

STT Câu đã cho Hành động nói
1 Tôi bật cười bảo lão:  
2 - Sao cụ lo xa quá thế?  
3 Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!  
4 Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!  
5 Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?  
6 - Không, ông giáo ạ!  
7 Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?  

2. Hãy xếp các câu nêu ở bài tập 1 vào bảng tổng kết theo mẫu sau:

STT Kiểu câu Hành động nói được thực hiện Cách dùng
(1)      
(2)      
(3)      
(4)      
(5)      
(6)      
(7)      

3. Hãy viết một hoặc vài ba câu theo một trong những yêu cầu nêu dưới đây. Xác định mục đích của hành động nói.

a) Cam kết không tham gia các hoạt động tiêu cực như đua xe trái phép, cờ bạc, nghiện hút,…

b) Hứa tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả tốt trong năm học mới.

III – LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

1. Giải thích lí do sắp xếp trật tự của các bộ phận câu in đậm nối tiếp nhau trong đoạn văn sau:

Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua.

(Thánh Gióng)

2. Trong những câu sau, việc sắp xếp cấc từ ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì?

a) Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha như thế nào, không ai đoán được.

(Bánh chưng, bánh giầy)

b) Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

(Phạm Văn Đồng, Đức tính giản dị của Bác Hồ)

3. Đọc, đối chiếu hai câu sau (chú ý các cụm từ in đậm) và cho biết câu nào mang tính nhạc rõ ràng hơn.

a) Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.

b) Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên khúc nhạc đồng quê man mác.

Tin tức mới


Đánh giá

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT | Ngữ Văn 8 - Tập 2 | Bài 31 - Lớp 8 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn 8 - Tập 2

  1. Bài 18
  2. Bài 19
  3. Bài 20
  4. Bài 21
  5. Bài 22
  6. Bài 23
  7. Bài 24
  8. Bài 25
  9. Bài 26
  10. Bài 27
  11. Bài 28
  12. Bài 29
  13. Bài 30
  14. Bài 31
  15. Bài 32
  16. Bài 33
  17. Bài 34

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 8

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.