Bài 1: Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ | Công Nghệ 9 (Định hướng nghề nghiệp) - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ


(Trang 5)

hinh-anh-bai-1-nghe-nghiep-trong-linh-vuc-ki-thuat-va-cong-nghe-5728-0

Sau bài học này, em sẽ:

  • Trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.
  • Kể tên và phân tích được đặc điểm, những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
    Quan sát Hình 1.1 và cho biết mỗi người trong hình làm nghề gì? Em hãy mô tả công việc của những nghề đó.

I. Khái quát về nghề nghiệp

KHÁM PHÁ

Dựa vào các thẻ dưới đây, em hãy mô tả nghề nghiệp của một người thân trong gia đình.

hinh-anh-bai-1-nghe-nghiep-trong-linh-vuc-ki-thuat-va-cong-nghe-5728-1

1. Khái niệm nghề nghiệp

Nghề nghiệp là tập hợp các công việc được xã hội công nhận. Trong đó, nhờ được đào tạo mà con người có năng lực, tri thức, kĩ năng để tạo ra các sản phẩm vật chất hay tinh thần đáp ứng nhu cầu của xã hội, qua đó mang lại thu nhập ổn định và tạo nên giá trị cho bản thân.

Nghề nghiệp thường được hiểu là một việc làm có tính chất ổn định, gắn bó lâu dài với mỗi người, mang lại thu nhập và những cơ hội để họ phát triển các giá trị bản thân, đóng góp chung cho cộng đồng và xã hội.

(Trang 6)

2. Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội

- Đối với con người: nghề nghiệp không chỉ mang lại cho chúng ta nguồn thu nhập ổn định, bền vững để chăm lo cho bản thân, gia đình mà còn tạo ra môi trường đề chúng ta phát triển nhân cách, phát huy năng lực, sở trường, giúp chúng ta thoả mãn đam mê, khát khao và tạo nên niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
- Đối với xã hội: nghề nghiệp góp phần tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại phồn vinh cho xã hội. Nghề nghiệp góp phần giảm các tệ nạn xã hội, đảm bảo kỉ cương, ổn định xã hội.

3. Ý nghĩa của việc chọn đúng nghề nghiệp của mỗi người

Ý nghĩa đối với cá nhân:
- Lựa chọn một nghề phù hợp sẽ giúp chúng ta có động lực trong học tập, nghiên cứu, sáng tạo để hoàn thiện các phẩm chất, kĩ năng của bản thân, đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp sau này.
- Chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích, cá tính là nền tảng để có được sự thành công trong công việc cũng như sự hài lòng, hạnh phúc với công việc mình đã chọn. - Chọn nghề đúng sở trường, phù hợp với năng lực và sở thích sẽ giúp chúng ta nhanh chóng thích ứng và phát triển nghề nghiệp, giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn lao động qua đó tạo ra nguồn thu nhập không chỉ đảm bảo nuôi sống bản thân, gia đình mà còn đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
Ý nghĩa đối với gia đình:
- Chọn đúng nghề sẽ giúp cá nhân nhanh chóng có được cơ hội việc làm, tạo ra thu nhập đảm bảo cho không chỉ cá nhân mà còn gánh vác một phần chi phi cho gia đình.

- Có nghề nghiệp ổn định là cơ hội để mỗi cá nhân xây dựng được kế hoạch gia đình tương lai một cách chắc chắn.
Ý nghĩa đối với xã hội: 
- Việc mỗi cá nhân tìm được việc làm phù hợp sẽ giúp họ phát triển nghề nghiệp, tạo ra chỗ đứng vững chắc trong nghề, tạo ra thu nhập ổn định, tránh xa được các tệ nạn xã hội.
- Chọn đúng nghề, học đúng ngành và làm đúng chuyên môn sẽ giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành, trái nghề gây ra những lãng phí cho xã hội.

- Học sinh chọn đúng nghề theo sự định hướng, phân luồng trong giáo dục góp phần đảm bảo công tác quy hoạch và phát triển thị trường lao động, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
LUYỆN TẬP
Theo em, lựa chọn đúng nghề nghiệp có ý nghĩa gì? Em hãy lấy ví dụ thực tế để minh hoạ.

(Trang 7)

Phân biệt nghề nghiệp và việc làm
Nghề nghiệp và việc làm có những điểm giống nhau như cùng phản ánh một lĩnh vực lao động cụ thể, cần sử dụng kĩ năng, kĩ xảo, kiến thức để tạo ra sản phẩm, đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, giữa nghề nghiệp và việc làm có nhiều điểm khác nhau. Nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạo chuyên biệt, có kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, chuyên môn nhất định. Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp, con người có thể tạo ra sản phẩm, thoả mãn những nhu cầu của cá nhân và xã hội. Việc làm được hiểu là công việc được giao cho làm và được trả công. Như vậy, bất cứ việc làm nào cũng gắn với một nghề cụ thể (hoặc chuyên môn), song không thể coi việc làm là nghề nghiệp được. Những công việc nhất thời, đáp ứng nhu cầu kiếm sống thì không phải là nghề nghiệp.
KẾT NỐI NĂNG LỰC
Hãy kể tên một nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ mà em biết.

II. Đặc điểm, yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

KHÁM PHÁ
Em hãy quan sát Hình 1.2 và cho biết đặc điểm nghề nghiệp của những người trong hình.

hinh-anh-bai-1-nghe-nghiep-trong-linh-vuc-ki-thuat-va-cong-nghe-5728-2

(Trang 8)

1. Đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

Những nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật công nghệ có những đặc điểm như sau:

Sản phẩm lao động:
Trực tiếp tạo ra các sản phẩm cơ khi, kĩ thuật, các ứng dụng, phầm mềm sử dụng cho các thiết bị điện tử phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xã hội.
Đối tượng lao động:
Vận dụng các nguyên lí vật lí, kĩ thuật, khoa học công nghệ vào quá trình thiết kế, bảo trì, sáng tạo những ứng dụng, phần mềm, những thiết bị máy móc trong hệ thống cơ khi phục vụ cho ngành công nghiệp và các lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Môi trường làm việc:
- Môi trường làm việc năng động, hiện đại, luôn biến đổi và đầy thử thách,

- Đối với lĩnh vực kĩ thuật môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao,
- Tiếp xúc nhiều với các thiết bị, công nghệ hiện đại, áp lực công việc lớn.

2. Yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

a) Năng lực

- Trình độ chuyên môn: Hiểu biết về các nguyên lí cơ bản của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ, có khả năng sử dụng các phương tiện, thiết bị đúng cách và hiệu quả, có năng lực;
- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; 
- Có năng lực tự học, tự nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; có khả năng học tập ngoại ngữ, tin học.
- Đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài trong điều kiện của các tổ chức công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất các công ty công nghệ; chống chỉ định y học với những người bị bệnh phổi, hen phế quản, nhiễm xạ cơ thể,...

b) Phẩm chất
- Có tính kỉ luật, ý thức tuân thủ các quy định, quy tắc trong quy trình làm việc; có ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo trong an toàn lao động,
- Cần cù, chăm chỉ, chịu được áp lực công việc và nhiệm vụ được giao,
- Có ý thức phấn đấu, rèn luyện, học tập phát triển nghề nghiệp, chuyên môn.

LUYỆN TẬP
Em hãy lựa chọn 3 nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ mà em biết, phân tích đề chỉ ra những đặc điểm và yêu cầu chung của chúng đối với người lao động?

(Trang 9)
KẾT NỐI NĂNG LỰC
Hãy chọn một nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ mà em biết và mô tả các đặc điểm của nghề nghiệp đó.
KẾT NỐI NGHỀ NGHIỆP
Nghề lập trình viên

Lập trình viên còn được gọi là nhà phát triển phẩm mềm. Lập trình viên được đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin đề sử dụng các ngôn ngữ lập trình viết, sửa lỗi và cho chạy các đoạn mã nhằm tạo ra các sản phẩm phần mềm, ứng dụng cài đặt trên các thiết bị điện tử thông minh như máy vi tính, máy tính bảng, laptop, điện thoại di động thông minh, ...
Công việc của lập trình viên

hinh-anh-bai-1-nghe-nghiep-trong-linh-vuc-ki-thuat-va-cong-nghe-5728-3
Hình 1.3. Kĩ sư công nghệ thông tin
- Phối hợp với các bộ phận khác để đưa ra ý tưởng cho các mẫu thiết kế phần mềm, ứng dụng mới.

- Xây dựng phần mềm, ứng dụng mới bằng các ngôn ngữ lập trình thích hợp.
- Phát triển và xây dựng các tính năng mới cho ứng dụng.
- Nâng cấp phần mềm và các hệ thống để đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả hơn.

- Phối hợp với những người viết ra nội dung/kĩ thuật (Content/Technical Writers) để viết các tài liệu hỗ trợ người dùng.
- Kiểm tra và bảo trì các chương trình, ứng dụng định kì, tiến hành sửa lỗi khi có vấn để xảy ra.
Môi trường làm việc
- Môi trường làm việc năng động, nhiều cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn.

- Làm việc với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, luôn được tiếp cận với các thành tựu mỗi nhất của khoa học công nghệ.
Yêu cầu công việc
- Hiểu biết và vận dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình.
- Luôn học hỏi, cập nhật kiến thức, kĩ năng.
- Yêu thích khoa học máy tính và các thành tựu mới về công nghệ.
- Khả năng làm việc độc lập với cường độ cao, chịu được thử thách và áp lực công việc.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ | Công Nghệ 9 (Định hướng nghề nghiệp) - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.