Bài 2: Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân | Công Nghệ 9 (Định hướng nghề nghiệp) - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân


(Trang 10)

Sau bài học này, em sẽ:

  • Mô tả được cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam.
  • Nhận ra, giải thích được các thời điểm có sự phân luồng và cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục.
  • Hiểu được sau khi kết thúc trung học cơ sở có những hướng đi nào liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

hinh-anh-bai-2-co-cau-he-thong-giao-duc-quoc-dan-5730-0

Quan sát Hình 2.1 và cho biết Để nhận được tắm bằng tốt nghiệp đại học, các sinh viên trong hình cần phải trải qua những cấp học nào?

I. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

KHÁM PHÁ
Hãy cho biết: Em đang học ở cấp học nào? Cấp học đó nằm trước và sau những cấp học nào trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam?
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (Hình 2.2), cụ thể như sau:
- Giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ (từ 3 đến 36 tháng tuổi) và mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi).

- Giáo dục phổ thông bao gồm: (1) Giáo dục tiểu học bao gồm 5 (lớp từ lớp 1 đến lớp 5); (2) Giáo dục trung học cơ sở bao gồm 4 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9); (3) Giáo dục trung học phổ thông bao gồm 3 lớp (từ lớp 10 đến lớp 12).

- Giáo dục nghề nghiệp bao gồm: (1) Trình độ sơ cấp đào tạo từ 3 tháng đến dưới 1 năm học; (2) Trình độ trung cấp dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đào tạo (từ 2 đến 3 năm); (3) Trình độ cao đẳng dành cho người học tốt nghiệp trung học phổ thông (từ 2 đến 3 năm) hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (từ 1 đến 2 năm).
- Giáo dục đại học bao gồm: (1) Trinh độ đại học dành cho người học tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp mà đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hoá trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục

(Trang 11)

và Đào tạo, hoặc tốt nghiệp trình độ cao đẳng (đào tạo từ 3 đến 5 năm); (2) Trinh độ thạc sĩ dành cho người tốt nghiệp trình độ đại học (đào tạo từ 1 đến 2 năm); (3) Trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc đại học nếu đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo (đào tạo từ 3 đến 4 năm).
- Giáo dục thường xuyên dành cho người ở các lứa tuổi và trình độ, có thể học tập, phát triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phù hợp.

(Nguồn: Luật Giáo dục, 2019)

hinh-anh-bai-2-co-cau-he-thong-giao-duc-quoc-dan-5730-1

(Trang 12)

LUYỆN TẬP
Với mỗi thông tin ở cột A, em hãy xác định nội dung mô tả tương ứng về các thành phần của hệ thống giáo dục Việt Nam ở cột B trong Bảng 2.1

hinh-anh-bai-2-co-cau-he-thong-giao-duc-quoc-dan-5730-2

II. Phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân

Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hưởng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.

(Nguồn: Luật Giáo dục, 2019)

(Trang 13)

hinh-anh-bai-2-co-cau-he-thong-giao-duc-quoc-dan-5730-3

Giáo dục phổ thông có hai thời điểm phân luồng: (1) Sau tốt nghiệp trung học cơ sở; (2) Sau tốt nghiệp trung học phổ thông.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có 3 hướng đi để lựa chọn: (1) Vào học tại các trường trung học phổ thông (công lập hoặc tư thục); (2) Vào học các nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; (3) Vừa học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, vừa tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân.

Sau khi tốt nghiệp chương trình giáo dục trung học phổ thông, học sinh có thể tiếp tục học các nghề nghiệp trình độ cao đẳng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hoặc vào học trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học.

(Trang 14)

LUYỆN TẬP
Bạn em muốn theo học nghề sửa chữa, lắp ráp máy tính sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Em hãy lựa chọn phương án được cho là khả thi đối với mong muốn của bạn đó.

A. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trong các trường trung học phổ thông.

B. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.

C. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các trường cao đẳng có đào tạo ngành nghề này sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học phổ thông.

D. Học ngành Kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

Theo Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mô hình đào tạo 9+ là mô hình học song song chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông kết hợp với học nghề hệ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Đây là hướng đi phù hợp với những học sinh mong muốn nhanh chóng tham gia vào thị trường lao động.

(Nguồn: www.fcdn.gov.vn, 2021)

III. Cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục

KHÁM PHÁ
Em hãy cho biết các cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong
hệ thống giáo dục.

Cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ của học sinh có thể thực hiện ở cả hai thời điểm phân luồng.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể lựa chọn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trình độ sơ cấp và trung cấp như trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng. Học sinh cũng có thể lựa chọn vào học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên đề vừa học chương trình giáo dục trung học phổ thông, vừa học các nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trình độ sơ cấp

Đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, các em có thể lựa chọn học các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, chương trình đào tạo nghề nghiệp khác đáp ứng nhu cầu nhân lục trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ, trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học.

(Trang 15)

LUYỆN TẬP
Em hãy cho biết các trình độ đào tạo tương ứng với cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau tốt nghiệp trung học cơ sở.

IV. Những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau tốt nghiệp trung học cơ sở

KHÁM PHÁ
Quan sát Hình 2.4 và cho biết: Sau tốt nghiệp trung học cơ sở, lựa chọn học theo trình độ nào trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân để trở thành công nhân hoặc kĩ sư?

hinh-anh-bai-2-co-cau-he-thong-giao-duc-quoc-dan-5730-4

Các ngành nghề đào tạo về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ rất đa dạng với các nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của quốc gia. Trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ được đào tạo với nhiều trình độ như sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, và tiến sĩ. Một số ngành đào tạo thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có đào tạo từ trình độ trung cấp đến tiến sĩ như: nhóm ngành công nghệ thông tin bao gồm ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin có đào tạo; nhóm ngành công nghệ kĩ thuật kiến trúc và công trình xây dựng công nghệ kĩ thuật vật liệu xây dựng, công nghệ kĩ thuật giao thông....; nhóm ngành công nghệ kĩ thuật cơ khí: công nhệ chế tạo máy, công nghệ kĩ thuật cơ điện tử,...; nhóm ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử, viễn thông công nghệ kĩ thuật điều khiển và tự động hoá, công nghệ kĩ thuật điện tử – viễn thông,...
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể lựa chọn theo ba hướng đi liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau:
(1) Theo học các ngành thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ các trình độ sơ cấp, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo.

(Trang 16)

(2) Theo học tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên để vừa học chương trình trung học phổ thông kết hợp với học một nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
(3) Tiếp tục học trung học phổ thông và định hưởng lựa chọn các môn học liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Nếu lựa chọn hướng đi học trung học phổ thông, sau khi tốt nghiệp cấp học này, học sinh có thể lựa chọn các trường cao đẳng hoặc đại học có đào tạo các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để theo học các trình độ đào tạo cao đẳng hoặc đại học. Sau khi tốt nghiệp các trình độ này, người học có thể tham gia lao động với các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Khung trình độ quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành bởi Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 bao gồm 8 bậc tương ứng với 6 trình độ đào tạo là sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Trong đó, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp và cao đẳng (bậc 4, 5), còn Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học (bậc 6, 7, 8).

LUYỆN TẬP
Em hãy cho biết: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, có những hướng đi nào có thể lựa chọn để theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
KẾT NỐI NGHỀ NGHIỆP
Quản trị cơ sở dữ liệu và mạng máy tính là ngành thiết kế, xây dựng, kiểm soát, hỗ trợ các hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo vận hành và an toàn, bao gồm cả dữ liệu, phần cứng, phần mềm, mạng và hệ điều hành. Những người làm trong ngành nghề này được gọi là nhà quản trị cơ sở dữ liệu và mạng máy tính. Những người này được đảo tạo chuyên sâu về mạng máy tính, an ninh mạng, cơ sở dữ liệu, quản trị dữ liệu. Họ có thể làm việc tại các công ty chuyên về dữ liệu, các bộ phận quản trị mạng và dữ liệu của công ty, các công ty viễn thông lớn, hay các ngân hàng.

(Nguồn: Danh mục ngành nghề thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo, 2022; Sách tra cứu nghề, Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO, 2020)

VẬN DỤNG
Dựa vào kiến thức về cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, em hãy tìm hiểu sau tốt nghiệp trung học cơ sở có những hướng đi nào để có thể làm việc trong ngành quản trị dữ liệu và mạng máy tính?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân | Công Nghệ 9 (Định hướng nghề nghiệp) - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.