Bài 4: Quy trình lựa chọn nghề nghiệp | Công Nghệ 9 (Định hướng nghề nghiệp) - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Quy trình lựa chọn nghề nghiệp


(Trang 24)

Sau bài học này, em sẽ:

  • Tóm tắt được một số lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp.
  • Giải thích được các bước trong quy trình lựa chọn nghề nghiệp.
  • Nhận ra và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

hinh-anh-bai-4-quy-trinh-lua-chon-nghe-nghiep-5739-0

Quan sát Hình 4.1 và cho biết: Ba yếu tố trong hình có ảnh hưởng như thế nào tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp?

I. Một số lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp

KHÁM PHÁ

Em hãy tóm tắt các lí thuyết cơ bản về lựa chọn nghề nghiệp dưới đây và chỉ ra cách áp dụng
lí thuyết trong chọn nghề cho bản thân.

1. Lí thuyết mật mã Holland

Lí thuyết mật mã Holland được xây dựng trên nền tảng lí thuyết đặc tính nghề nghiệp của John Lewis Holland (1919 – 2008) với những luận điểm cơ bản sau:

- Nếu một người chọn được nghề nghiệp phù hợp với tính cách của mình thì sẽ dễ thích ứng với các yêu cầu công việc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, qua đó dễ đạt được thành công và hài lòng với nghề nghiệp.
- Thiên hướng nghề nghiệp chính là biểu hiện của tính cách, hầu như ai cũng có thể được xếp vào một trong sáu kiểu tính cách. Có sáu môi trường nghề nghiệp tương ứng với sáu kiểu tính cách, đó là: nhóm kĩ thuật; nhóm nghiên cứu; nhóm nghệ thuật; nhóm xã hội; nhóm quản lí; nhóm nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong thực tế, tính cách của nhiều người không nằm trọn trong một nhóm tính cách mà có thể là sự kết hợp của hai hay ba nhóm tính cách khác nhau.

(Trang 25)

Nội dung cơ bản sau của sáu nhóm tính cách được thể hiện trong hình 4.2 dưới đây:

hinh-anh-bai-4-quy-trinh-lua-chon-nghe-nghiep-5739-1

Ý nghĩa lí thuyết mật mã Holland trong việc chọn nghề:
Việc tìm hiểu và nhận thức rõ về các đặc điểm tính cách của bản thân thuộc nhóm tính cách nào, rồi từ đó đối chiếu với môi trường làm việc tương ứng là cơ sở để định hướng chọn nghề nghiệp hay ngành học tương lai.

(Trang 26)

2. Lí thuyết cây nghề nghiệp

Lí thuyết cây nghề nghiệp là một trong những lí thuyết cơ bản nhất dùng cho công tác hướng nghiệp cho học sinh. Lí thuyết cây nghề nghiệp chỉ ra mối quan hệ chặt chế giữa thành công trong nghề nghiệp với năng lực, cá tính, khả năng, giá trị nghề nghiệp của cá nhân.

hinh-anh-bai-4-quy-trinh-lua-chon-nghe-nghiep-5739-2

Nội dung cơ bản
Cây nghề nghiệp (Hình 4.3) gồm 2 bộ phận: phần rễ thể hiện cá tính, sở thích, khả năng, giá trị nghề nghiệp của mỗi cá nhân; phần quả thể hiện những mong muốn của con người đối với nghề nghiệp như cơ hội việc làm, môi trường làm việc tốt, lương cao, công việc ổn định và được nhiều người tôn trọng.

Khi lựa chọn nghề nghiệp, mỗi người đều phải phải dựa vào sở thích nghề nghiệp, khả năng (hay còn gọi là năng lực) của bản thân, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mình, tức là dựa vào "gốc rễ". Bởi lẽ, chỉ khi nào nghề nghiệp ta chọn phù hợp với "gốc rễ" thì mới cho ra quả ngọt đó là cơ hội kiếm được việt làm phù hợp, dễ dàng được tuyển vào vị trí thích hợp, tìm được môi trường làm việc phù hợp, lương cao, được nhiều người tôn trọng.

(Trang 27)

Càng hiểu rõ bản thân, càng có cơ sở khoa học vững chắc để chọn nghề phù hợp với "gốc rễ", tránh được những sai lầm khi chọn nghề chỉ nhìn vào "quả" như vào cơ hội việc làm, thu nhập, môi trường làm việc, công việc ổn định,... một cách cảm tính, thiếu căn cứ.

(Nguồn: Hồ Phụng Hoàng Phoenix, Trần Thị Thu (2013), Kĩ năng tư vấn cá nhân về lựa chọn và phát triển nghề nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội))

LUYỆN TẬP
Với lí thuyết mật mã Holland và lí thuyết cây nghề nghiệp, em hãy xác định những đặc điểm cơ bản về sở thích, năng lực, cá tính của bản thân.

Ở Nhật Bản và nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng triết lí Ikigai (Hình 4.4) để tìm ra nghề nghiệp phù hợp làm cuộc sống hạnh phúc.

hinh-anh-bai-4-quy-trinh-lua-chon-nghe-nghiep-5739-3

(Trang 28)

Bốn yếu tố mà Ikigai cho rằng nếu như công việc của bạn hội tụ đủ sẽ giúp cho cuộc sống được trở nên viên mãn hơn: thích, giỏi, kiếm sống và xã hội cần
• Điều bạn thích là gì?
• Điều mà bạn giỏi.
• Điều mà bạn được trả tiền.
• Xã hội đang cần điều gì?
Nghề nghiệp lí tưởng là khi ở đó, chúng ta được thoả mãn đam mê, được phát huy tài năng và năng lực, có thu nhập và xã hội trân trọng những gì chúng ta đã cống hiến.

(Nguồn: https://chame.rmit.edu.vn/ikigai-bi-quyet-giup-chung-ta-tim-ra-le-song-cua-cuoc-doi/)

II. Các bước trong quy trình lựa chọn chọn nghề

KHÁM PHÁ
Quan sát Hình 4.5 và cho biết: Để chọn nghề, học sinh cần tìm hiểu những thông tin gì?

hinh-anh-bai-4-quy-trinh-lua-chon-nghe-nghiep-5739-4

Để chọn nghề phù hợp, học sinh cần thực hiện các bước sau:
Bước 1. Đánh giá bản thân
Để đánh giá bản thân, hãy bắt đầu từ sở thích, năng lực, tính cách, mong muốn, bối cảnh gia đình về những giá trị nghề nghiệp.

(Trang 29)

Việc đánh giá bản thân có thể thực hiện thông qua các bài trắc nghiệm nghề nghiệp, tham khảo thêm ý kiến của thầy cô, người thân, bạn bè...; hoặc tận dụng các cơ hội để trải nghiệm các công việc khác nhau, từ đó hiểu rõ hơn về năng lực, sở thích, tính cách của mình phù hợp nhất với lĩnh vực nghề nghiệp nào hiện có trong xã hội.
Bước 2. Tìm hiểu thị trường lao động
Lập danh sách những ngành nghề mình quan tâm, thông qua internet, sách báo,... tìm hiểu nhu cầu xã hội đối với những ngành nghề đó. Đồng thời tìm hiểu sâu hơn về nghề với những thông tin cụ thể về vị trí việc làm, nhiệm vụ, các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, môi trường làm việc, cơ hội phát triển, thu nhập,...
Bước 3. Ra quyết định
Từ kết quả có được từ bước 1 và bước 2, tiến hành so sánh, đối chiếu tìm ra sự phù hợp giữa các đặc điểm sở thích, năng lực, tính cách của cá nhân để ra quyết định cuối cùng lựa chọn lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp nhất để theo đuổi, làm việc và cống hiến.

LUYỆN TẬP
Với quy trình chọn nghề 3 bước, em có thể giải thích tại sao mình phải thực hiện theo từng bước đó hay không?

III. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ

KHÁM PHÁ
Theo em, một người khi lựa chọn nghề nghiệp thường dựa trên những yếu tố nào để có sự lựa chọn đúng đắn?

1. Yếu tố chủ quan

- Năng lực: Năng lực của bản thân có ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành nhiệm vụ của công việc. Do vậy, khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, học sinh cần phải xem bản thân có những năng lực để làm việc trong lĩnh vực đó hay không. Đối với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ đỗi hỏi người làm nghề phải có sức khoẻ dẻo dai, không mắc các bệnh nền như xương khớp, hô hấp,... đối với một số nghề lĩnh vực cơ khí, đòi hỏi cá nhân không bị dị ứng với các loại hoá chất, dầu mỡ trong quá trình sửa chữa, lắp đặt thiết bị.
- Sở thích: Đây là điều kiện quan trọng giúp chúng ta có thêm động lực để phát triển kĩ năng, vượt khó trên con đường chinh phục nghề nghiệp. Bản thân không hứng thủ với công việc nào đó sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản, mất quyết tâm làm việc. Đối với với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, những học sinh có sở thích khám phá, sử dụng máy móc, làm những công việc sử dụng thao tác tay chân như ngành nghề về cơ khí, điện hoặc các công việc đòi hỏi tư duy logic, toán học như ngành nghề công nghệ thông tin.

(Trang 30)

- Cá tính: Hay rộng hơn là tính cách của mỗi người có liên quan mật thiết với xu hướng nghề nghiệp. Những người có sự trầm tĩnh, ít nói, có tính độc lập cao trong công việc sẽ phù hợp với một số nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như lập trình viên, an ninh mạng,... Trong khi đó, những người có khả năng về kĩ thuật, công nghệ, tư duy hệ thống phù hợp với các nghề nghiệp như cơ khí, điện - điện tử, kiến trúc, xây dựng,...

2. Yếu tố khách quan

- Nhà trường: Thông qua các bải giảng về hướng nghiệp, qua các hoạt động trải nghiệm ngoài thực tế, qua các câu chuyện nghề nghiệp được các thầy cô chia sẻ là những thông tin quý báu để các em có căn cứ chính xác trong định hướng nghề nghiệp tương lai.
- Gia đình: Điều kiện, hoàn cảnh kinh tế đình, sự quan tâm, định hướng của cha mẹ, truyền thống nghề nghiệp gia đình, sự thành công của những người thân là những yếu tố có ảnh hưởng lớn khi lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên, những định hướng của cha mẹ mang tính áp đặt, thiếu tôn trọng con cái khi chọn nghề thì khả năng nhận những kết cục sai lầm là rất lớn.
- Xã hội: Sự thay đổi của cung cầu trong thị trường lao động, những định kiến, trào lưu chọn nghề dẫn đến quyết định chọn nghề không đúng đắn. Do đó, cần tìm hiểu thật kĩ thông tin về thị trường lao động cũng như nhu cầu xã hội đối với nghề mình định chọn để có quyết định phù hợp.
- Nhóm bạn: Các bạn trong lớp luôn là nguồn thông tin tham khảo khi lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu dựa hoàn toàn vào lời khuyên, hay chạy theo phong trào của bạn bè khi chọn nghề thì nguy cơ lựa chọn nhầm nghề là rất cao.

LUYỆN TẬP
Cùng với 2 hoặc 3 bạn trong lớp, tiến hành thảo luận về những lí do bản thân đã quyết định lựa chọn hoặc không lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Giải thích tại sao đã đi tới quyết định đó của mình.
VẬN DỤNG
Một người bạn của em cho rằng, khi chọn nghề cử chọn nghề dễ xin việc và kiếm được nhiều tiền, mà không cần quan tâm tới mình có thích nghề nghiệp đó hay không. Em hãy đưa ra những lời khuyên giúp bạn có những bước chọn nghề đúng đắn.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 4: Quy trình lựa chọn nghề nghiệp | Công Nghệ 9 (Định hướng nghề nghiệp) - Lớp 9 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 9

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.