Nội Dung Chính
- I. Khái niệm về thị trường lao động
- II. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động
- III. Vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
- IV. Những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay
- V. Tìm kiếm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ
(Trang 17)
Bài 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM
Sau bài học này, em sẽ:
- Trình bày được khái niệm về thị trường lao động, các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động, vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Mô tả được những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay.
- Tìm kiếm được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ.
5 NHÓM NGÀNH CÓ NHU CẦU TUYỂN DỤNG NHIỀU NHẤT
Thông tin và truyền thông 15,11%
Công nghệ chế biến, chế tạo 13,23%
Hoạt đọng tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 13,04%
Bán buôn và bán lẻ; Sửa chửa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 11,01%
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 9,03%
Hình 3.1. Năm nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất Qúy 1 năm 2023.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội)
Quan sát Hình 3.1, em hãy cho biết: Nhu cầu tuyển dụng của các ngành nghề có giống nhau không? Người lao động có thể tim thông tin này ở đầu để có cơ sở lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội?
I. Khái niệm về thị trường lao động
KHÁM PHÁ
Hãy kể tên một số loại hàng hoá, dịch vụ mà em biết. Nơi diễn ra hoạt động mua, bán hàng hoá hoặc dịch vụ gọi là gi
Mỗi một loại hàng hoá, dịch vụ có thị trường riêng để trao đổi và mua, bán. Trong các loại thị trường, thị trường lao động là loại thị trường đặc biệt.
Thị trường lao động là thị trường trao đổi hàng hoá sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở thoả thuận với nhau về tiền lưỡng, các điều kiện làm việc,... Trong đó, người lao động là bên bán, người sử dụng lao động là bên mua, hàng hoá sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động.
(Trang 18)
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động
Thị trường lao động luôn thay đổi bởi tác động của một số yếu tố chính sau:
- Sự phát triển của khoa học, công nghệ: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ đã tác động đến các ngành nghề trong nền kinh tế cũng như các nhóm người lao động. Những tiến bộ về công nghệ hỗ trợ sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nhiều công việc thay đổi theo hướng giảm bớt cầu lao động. Đồng thời, nó cũng tác động làm cho thị trường lao động có những thay đổi lớn theo hướng yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động về năng lực, trình độ chuyên môn và các kĩ năng thiết yếu như giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo.
- Sự chuyển dịch cơ cấu: Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.
- Nhu cầu lao động: Sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của từng địa phương và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng hàng hoá tác động khiến cho số lượng các ngành, nghề và nhu cầu thu hút nguồn nhân lực của người sử dụng lao động khác nhau. Điều này được thể hiện ở số việc làm và khả năng tạo việc làm trong một thời kì
nhất định.
- Nguồn cung lao động. Số lượng lao động, thời gian tham gia lao động, chất lượng và cơ cấu nguồn lực con người tham gia vào thị trường lao động luôn thay đổi theo thời gian và theo không gian giữa các vùng, ngành là yếu tố làm thay đổi thị trường lao động.
Các chính sách của Nhà nước cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy thị trường lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp. Ví dụ, các chính sách phát triển nguồn nhân lực đúng đắn sẽ giúp nâng cao chất lượng của cung lao động, các chính sách phát triển kinh tế, chính sách đầu tư và phân bố đầu tư làm cầu lao động tăng.
LUYỆN TẬP
Em hãy cho biết sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản sang các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đã làm thay đổi nhu cầu lao động và cơ cấu lao động trong thị trường lao động như thế nào?
(Trang 19)
III. Vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
KHÁM PHÁ
Em hãy đọc một số nội dung trong bảng tin thị trường lao động (Hình 3.2) và chỉ ra một số thông tin thị trường lao động cung cấp.
XU HƯỚNG TUYỂN DỤNG
50,0% Trình độ Đại học
19,6% Trình độ Cao đẳng
73,4% Vị trí nhân viên
20,0% Vị trí quả lí bậc trung
67,7% Mức luong 5-10 triệu đồng/ tháng
10,8% Múc lương 10-15 triệu đồng/ tháng
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI ĐI TÌM VIỆC
61,2% Có trình độ Đại học
17,9% Có trình độ Cao đẳng
66,4% Tìm việc ở vị trí nhân viên
22,1% Tìm việc ở vị trí quản lý bậc trung
44,7% Muốn mức lương 5-10 triệu đồng/tháng
34,8% Muốc mức lương 10 -15 triệu đồng/tháng
63,2% Từ 20-29 tuổi
30,3% Từ 30 đến 39 tuổi
5 NHÓM NGÀNH CÓ NHU CẦU TUYỂN DỤNG NHIỀU NHẤT
Công nghệ chế biến, chế tạo: 14,78%
Thông tin và truyền thông: 14,45%
Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác: 12,04%
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: 11,12%
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ: 10,11%
MỘT SỐ NHÓM NGHỀ CÓ NHU CẦU TUYỂN DỤNG NHIỀU NHẤT
Kinh doanh/ Bán hàng
Marketing/Truyền thông/ Quảng cáo
Công nghệ thông tin
Tư vấn dịch vụ tài chính
Hành chính/Văn phòng
Kế toán / Kiểm toán
Hình 3.2. Bảng tin thị trường lao động quý 1 năm 2022
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử - Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội)
Thị trường lao động không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế — xã hội thông qua việc điều tiết nhu cầu lao động, giá cả sức lao động giữa các địa phương, ngành và tổ chức mà còn đóng vai trò to lớn trong việc định hướng nghề nghiệp cho mỗi người.
Cũng như các lĩnh vực khác, thị trường lao động cung cấp cho người lao động thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ở địa
(Trang 20)
phương, trong nước và quốc tế với từng ngành, nghề cụ thể; những nghề được xem là có tiềm năng trong tương lai và những kĩ năng thiết yếu mà người lao động cần phải có đối với mỗi nghề. Từ những thông tin này, người học có căn cứ chọn ra một số nghề vừa phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân vừa thoả mãn nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội đối với các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra quyết định chọn nghề tương lai cho phù hợp, có kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chuẩn bị cho việc tham gia vào hoạt động nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, những thông tin mà thị trường lao động cung cấp còn có vai trò giúp các cơ sở đào tạo định hướng và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội, người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phủ hợp với nhu cầu của mình cũng như người lao động có cơ hội được tuyển dụng vào vị trí việc làm mình mong muốn.
IV. Những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay
Sau nhiều năm đồi mới đất nước, thị trường lao động Việt Nam đã có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc té.
Dựa trên kết quả phân tích từ văn bản của Chính phủ, báo cáo điều tra lao động việc làm hàng năm của Tổng cục Thống kê; báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế, có thể thấy hiện nay thị trường lao động Việt Nam có một số vấn đề cơ bản sau:
- Chất lượng lao động còn thấp, phân bỏ nguồn lao động không đồng đều: Lực lượng lao động ở thành thị trong những năm qua có xu hướng ngày càng tăng nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Chất lượng lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động vẫn còn rất thấp và chậm cải thiện, khan hiếm lao
động trình độ cao.
- Xu hướng cung lao động lớn hơn cầu lao động. Cung lao động ngày càng đáp ứng cầu lao động nhưng thị trường lao động nước ta vẫn tồn tại sự mất cân đối cung – cầu lao động trong phạm vi cả nước nói chung cũng như giữa các vùng, khu vực và ngành nghề. Sự mất cân đối này thể hiện ở số lượng cung lao động lớn hơn cầu lao động. Cung lao động tăng nhanh nhưng không đáp ứng được cầu lao động do chất lượng lao động thấp.
- Xu hướng tuyển dụng người lao động được đào tạo, có kinh nghiệm: Sự chuyển dịch của cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ trọng lao động khu vực nông nghiệp cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật, công nghệ đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động. Người lao động phải có trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin; đồng thời, họ phải có khả năng tự học để đáp ứng sự thay đổi liên tục của các ngành nghề.
(Nguồn: Chính phủ (2023), Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hộ ban hành ngày 10/1/2023; (2) Tổng cục Thống kê - Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020, năm 2021, Tổ chức lao động quốc tế (2022), Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2021, triển vọng 2030).
(Trang 21)
V. Tìm kiếm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ
KHÁM PHÁ
Hãy quan sát Hình 3.4 và cho biết thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có thể được tìm kiểm từ những nguồn nào? Bằng cách nào?
Hình 3.4. Một số nguồn tìm kiếm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
(Trang 22)
Việc lựa chọn được hướng đi phù hợp trong thế giới nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ đặt ra yêu cầu đối với học sinh cần tìm hiểu các thông tin về thị trường lao động của lĩnh vực này. Để tim được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu tìm kiếm
Việc xác định mục tiêu tìm kiếm cũng chính là xác định nhu cầu thông tin của mỗi cá nhân. Điều này sẽ giúp cho việc thu thập thông tin được tập trung, trúng, đúng và đủ để có được những thông tin cần thiết, hữu ích nhất về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Để xác định mục tiêu tìm kiếm, các em có thể đặt câu hỏi tìm kiếm thông tin chính và câu hỏi tìm kiếm cụ thể về một hoặc một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Ví dụ như muốn tìm hiểu về thị trưởng ngành công nghệ thông tin: (i) Câu hỏi chính: Thị trường lao động của ngành công nghệ thông tin hiện nay như thế nào?; (ii) Một số câu hỏi chi tiết. Ngành nghề công nghệ thông tin là gì? Nhu cầu tuyển dụng của ngành này hiện nay và trong tương lai như thế nào? Mức lương của người lao động theo trình độ là bao nhiêu? Có những cơ sở giáo dục nào đào tạo ngành này?...
Bước 2: Xác định nguồn thông tin
Việc xác định nguồn thông tin đề tìm kiếm là hết sức quan trọng. Do vậy, việc đánh giả được các nguồn thông tin và nội dung của các nguồn thông tin cần dựa trên tinh cập nhật, tinh liên quan, tỉnh chính xác và tinh pháp lí của các nguồn đỏ để lựa chọn các nguồn thông tin đáng tin cậy. Nguồn thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có thể tìm kiếm bằng nhiều nguồn khác nhau như: (1) Các báo cáo cập nhật về thị trường lao động của các cơ quan quản lí, thống kê về lao động (như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê...); (2) Các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp; (3) Thông tin tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; (4) Các chuyên trang (website) về hưởng nghiệp và làm việc trên mạng internet uy tín.
Bước 3: Xác định công cụ tìm kiếm
Để tìm kiếm thông tin hiệu quả trên các nguồn thông tin đã xác định ở Bước 2, chúng ta cần lựa chọn công cụ tìm kiếm phù hợp với từng nguồn thông tin liên quan đến thị trường lao động các ngành nghề kĩ thuật, công nghệ muốn tiếp cận. Ngày nay, với sự phổ biến của internet và bùng nổ của các công nghệ số, một lượng thông tin khổng lồ về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ cỗ thể tìm thấy thông qua các công cụ hỗ trợ tìm kiếm như Google, Bing, ChatGPT,... một cách thuận tiện bằng việc sử dụng các từ khoá hoặc các câu lệnh/câu hỏi liên quan đến vấn đề cần tìm kiếm.
Bước 4: Tiến hành tìm kiếm
Học sinh thực hiện tìm kiếm các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ thông qua các nguồn thông tin đã được xác định với các công cụ tìm kiếm phù hợp. Một số thông tin cơ bản về thị trường lao động cần phải tìm kiếm được, đó là: (1) Thông tin về tình trạng, xu hướng việc làm của nghề nghiệp đó; (2)
(Trang 23)
Thông tin về nhu cầu và đơn vị tuyển dụng nghề nghiệp đó; (3) Các cơ sở giáo dục nào hiện đang đào tạo nghề nghiệp đó; và (4) Thông tin về tiền lương, tiền công (Nguồn: Luật Việc làm, 2013).
Hàng quý, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp cùng với Tổng cục Thống kẻ công bố Bản tin Thị trường lao động Việt Nam trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa chỉ http://www.molisa.gov.vn/Pages/solieu/ thitruonglaodong.aspx. Đây là một nguồn thông tin đáng tin cậy và hữu ích cho việc tìm kiếm các thông tin cơ bản về thị trường lao động ở Việt Nam.
LUYỆN TẬP
Em hãy lựa chọn một ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ và tìm kiếm thông tin thị trường lao động của ngành nghề đó. Báo cáo kết quả tìm kiếm được.
KẾT NỐI NGHỀ NGHIỆP
Ngành khoa học dữ liệu là ngành khoa học liên quan đến việc khai phá, quản trị và phân tích dữ liệu để dự đoán các xu hướng trong tương lai và đưa ra các quyết định, chiến lược hành động. Người được đào tạo chuyển sâu về ngành này được gọi là nhà khoa học dữ liệu. Đây là nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có cơ hội việc làm rất tốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hiện nay.
(Nguồn: https://www.hotcourses.vn/study-abroad-info/study-guides/du-hoc-nganh-khoa học-du-lieu/
VẬN DỤNG
Nhóm ngành nghề kĩ thuật, công nghệ nào có xu hướng phát triển trong thị trường lao động ở địa phương em?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn