Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình | Tin học | Chương 2: Chương trình đơn giản - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


Để có thể thực hiện chương trình được viết bằng một ngôn ngữ lập trình, ta cần soạn thảo, sử dụng chương trình dịch để dịch chương trình đó sang ngôn ngữ máy. Các hệ thống lập trình cụ thể thường cung cấp phần mềm phục vụ cho việc soạn thảo, dịch và hiệu chỉnh chương trình.

Với ngôn ngữ Pascal, người ta thường dùng các phần mềm Turbo Pascal 7.0 hay Free Pascal. Free Pascal cho phép tận dụng nhiều hơn khả năng của hệ thống. Tuy nhiên, cách làm việc với Turbo Pascal và Free Pascal là tương tự nên dưới đây chỉ giới thiệu cách làm việc với Turbo Pascal.

Trong khuôn khổ sách giáo khoa, để thực hiện các ví dụ và bài thực hành, trong máy tính cần có các tệp: turbo.exe, turbo.tpl, graph.tpu, egavga.bgi. Màn hình làm việc của Pascal có dạng như hình 1 dưới đây.

hinh-anh-bai-8-soan-thao-dich-thuc-hien-va-hieu-chinh-chuong-trinh-4707-0


Dòng thứ hai của màn hình được gọi là thanh bảng chọn, mỗi mục trong bảng chọn tương ứng với một nhóm việc ta có thể lựa chọn, hai số ở phía dưới của màn hình ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm (:) cho ta biết con trỏ soạn thảo đang ở dòng nào và cột nào trên màn hình.

Dưới đây là một số thao tác và phím tắt thường sử dụng để soạn thảo và thực hiện một chương trình viết bằng Pascal.

  • Soạn thảo: Gõ nội dung của chương trình gồm phần khai báo và các lệnh trong thân chương trình. Về cơ bản, việc soạn thảo chương trình tương tự như soạn thảo văn bản. Lưu chương trình vào đĩa bằng cách nhấn phím F2, nhập tên tệp rồi nhấn phím Enter (phần mở rộng của tệp ngầm định là .pas).
  • Biên dịch chương trình: Nhấn tổ hợp phím Alt+F9. Nếu chương trình có lỗi cú pháp, phần mềm sẽ hiển thị một thông báo. Cần phải sửa lỗi nếu có, lưu lại chương trình rồi tiến hành biên dịch lại cho tới khi không còn lỗi.
  • Chạy chương trình: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9.
  • Đóng cửa sổ chương trình: Nhấn tổ hợp phím Alt+F3.
  • Thoát khỏi phần mềm: Nhấn tổ hợp phím Alt+X.

TÓM TẮT

  • Dữ liệu của bài toán được biểu diễn thông qua biến trong chương trình theo các quy tắc của ngôn ngữ lập trình cụ thể.
  • Kiểu dữ liệu của mọi ngôn ngữ lập trình chỉ cho phép mô tả các đại lượng rời rạc và hữu hạn.
  • Một chương trình thường có hai phần: Phần khai báo và phần thân chương trình. Phần khai báo có thể có hoặc không.
  • Kiểu dữ liệu chuẩn: Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu kí tự, kiểu lôgic. ) Các biến đều phải được khai báo và mỗi biến chỉ khai báo một lần.
  • Các phép toán: số học, quan hệ và lôgic.
  • Các loại biểu thức: số học, quan hệ và lôgic.
  • Các ngôn ngữ lập trình có:
    • Lệnh gán dùng để gán giá trị của biểu thức cho biến.
    • Các thủ tục chuẩn dùng để đưa dữ liệu vào và ra.

Bài tập và thực hành 1

1. Mục đích, yêu cầu

Giới thiệu một chương trình Pascal hoàn chỉnh đơn giản;

Làm quen với một số dịch vụ cơ bản của Turbo Pascal hoặc Free Pascal trong việc soạn thảo,lưu trữ, dịch và thực hiện chương trình.

2. Nội dung

a) Gõ chương trình sau:
program Giai_PTB2;
uses crt;
var a, b, c, D: real;
x1, x2: real;
begin
clrscr;
write('a, b, c: ');
readln (a, b, c);
D:= b*b-4*a*c;
x1:= (b-sqrt (D))/(2*a);
x2:= -b/a - x1;
write('x1=', x1:6:2, x2 = ',x2:6:2);
readln
end.

Chú ý: 
– Dấu chấm phẩy (;) dùng để ngăn cách các khai báo và các câu lệnh. Có thể bỏ qua dấu chấm phẩy sau câu lệnh trước từ khoá end.
– Sau từ khoá end cuối chương trình phải đặt dấu chấm.

b) Nhấn phím F2 và lưu chương trình với tên là PTB2.PAS lên đĩa.

c) Nhấn tổ hợp phím Alt+F9 để dịch và sửa lỗi cú pháp (nếu có).

d) Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 để thực hiện chương trình. Nhập các giá trị 1; –3 và 2. Quan sát kết quả hiển thị trên màn hình (x1 = 1.00 x2 = 2.00). Nhấn phím Enter để quay lại màn hình soạn thảo.

e) Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 rồi nhập các giá trị 1; 0; –2.
Quan sát kết quả hiển thị trên màn hình (x1 = −1.41 x2= 141).

f) Chỉnh sửa chương trình trên để có chương trình không dùng biến trung gian D. Thực hiện chương trình đã sửa với các bộ dữ liệu trên.

g) Sửa lại chương trình nhận được ở câu c) bằng cách thay đổi công thức tính x2 (có hai cách để tính x2).

h) Thực hiện chương trình đã sửa với bộ dữ liệu 1; −5; 6. Quan sát kết quả trên màn hình (x1 = 2.00 x2 = 3.00).

i) Thực hiện chương trình với bộ dữ liệu 1; 1; 1 và quan sát kết quả trên màn hình.\

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1.Hãy cho biết sự khác nhau giữa hằng có đặt tên và biến.
2. Tại sao phải khai báo biến?
3. Trong Pascal, nếu một biến chỉ nhận giá trị nguyên trong phạm vi tù 10 đến 25532 thì biến đó có thể được khai báo bằng các kiểu dữ liệu nào?
4. Biến P có thể nhận các giá trị 5; 10; 15; 20; 30; 60; 90 và biến X có thể nhận các giá trị 0,1
0,2; 0,3; 0,4; 0,5. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng?
a) var X, P: byte;
C) var P: real;
X: byte;
b) var P, X: real;
d) var X: real;
P: byte;
5. Để tính diện tích S của hình vuông có cạnh A với giá trị nguyên nằm trong phạm vi tù 100 đến 200, cách khai báo S nào dưới đây là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất?
a) var S: integer;
c) var S: word;
e) var S: boolean;
b) var S: real; d)var S: longint;
6. Hãy viết biểu thúc toán học dưới đây trong Pascal:
hinh-anh-bai-8-soan-thao-dich-thuc-hien-va-hieu-chinh-chuong-trinh-4707-1

7. Hãy chuyển các biểu thúc trong Pascal dưới đây sang biểu thúc toán học tương ứng:
a) a/b*2;
c) 1/a*b/c;
b) a*b*c/2;
d) b/sqrt (a*a+b),
8. Hãy viết biểu thúc lôgic cho kết quả true khi toạ độ (x, y) là điểm nằm trong vùng gạch chéo kể cả biên của các hình 2.a và 2.b.
hinh-anh-bai-8-soan-thao-dich-thuc-hien-va-hieu-chinh-chuong-trinh-4707-2
9. Hãy viết chương trình nhập số a (a > 0) rồi tính và đưa ra diện tích phản được gạch chéo trong hình 3 (kết quả làm tròn đến bốn chữ số thập phân).
hinh-anh-bai-8-soan-thao-dich-thuc-hien-va-hieu-chinh-chuong-trinh-4707-3
10. Lập trình tỉnh và đưa ra màn hình vận tốc v khi chạm đất của một vật rơi tù độ cao h, biết rằng v = hinh-anh-bai-8-soan-thao-dich-thuc-hien-va-hieu-chinh-chuong-trinh-4707-4, trong đó g là gia tốc rơi tụ do và g = 9,8m/s. Độ cao h (m) được nhập vào tù bàn phím.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình | Tin học | Chương 2: Chương trình đơn giản - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.