Bài 13: Kiểu bản ghi | Tin học | Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


Dữ liệu kiểu bản ghi (record) dùng để mô tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính mà các thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.

Ví dụ, bảng kết quả thi gồm thông tin về các thí sinh như họ và tên, ngày sinh, giới tính, điểm các môn thi,... mà những thông tin này thuộc các kiểu dữ liệu khác nhau.
hinh-anh-bai-13-kieu-ban-ghi-4712-0

Một ví dụ khác, khi xem xét doanh số của một cửa hàng, ta quan tâm đến tập hoá đơn bán hàng, mỗi hoá đơn đều có các thuộc tính như tên hàng, đơn giá, chủng loại, số lượng bán, giá thành, người bán, người mua, ngày bán,...

Để mô tả các đối tượng như vậy, ngôn ngữ lập trình cho phép xác định kiểu dữ liệu bản ghi (trong C++ gọi là kiểu cấu trúc (struct)). Mỗi đối tượng được mô tả bằng một bản ghi. Mỗi thuộc tính của đối tượng tương ứng với một trường của bản ghi. Các trường khác nhau có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.

Ngôn ngữ lập trình đưa ra quy tắc, cách thức xác định:

  • Tên kiểu bản ghi
  • Tên các thuộc tính (trường);
  • Kiểu dữ liệu của mỗi trường;
  • Cách khai báo biến;
  • Cách tham chiếu đến trường.

Dưới đây giới thiệu cách khai báo kiểu, biến, tham chiếu đến trường và phép gán giá trị bản ghi trong Pascal.

1. Khai báo

Các thông tin cần khai áo bao gồm tên kiểu bản ghi, tên các thuộc tính, kiểu dữ liệu của mỗi thuộc tính.

Do dữ liệu kiểu bản ghi thường dùng để mô tả nhiều đối tượng nên ta thường định nghĩa một kiểu bản ghi và sau đó dùng nó để khai báo các biến liên quan.

Kiểu bản ghi thường được định nghĩa như sau:
type <tên kiểu bản ghi> = record
<tên trường l>: <kiểu trường 1>;
<tên trường k>:<kiểu trường k>;
end;

Sau khi có kiểu bản ghi, biến kiểu bản ghi có thể được khai báo như sau:
var <tên biến bản ghi>: <tên kiểu bản ghi ;

Ví dụ
Để xử lí bảng kết quả thi nêu trên ta có thể khai báo Lop là biến mảng một chiều, mỗi phần tử mảng là một bản ghi HocSinh (dữ liệu về một học sinh). Mỗi bản ghi HocSinh gồm các thông tin: HoTen, NgaySinh, GioiTinh và điểm 7 môn thi: Tin, Toan, Li, Hoa, Van, Su, Dia.

hinh-anh-bai-13-kieu-ban-ghi-4712-1
Trong chương trình xử lí kết quả thi có thể sử dụng khai báo sau đây:

const
  Max = 60; {gia thiet si so lop cao nhat la 60}

type
  HocSinh = record
    HoTen: string[30];
    NgaySinh: string[10];
    GioiTinh: boolean;
    Tin, Toan, Li, Hoa, Van, Su, Dia: Real;
  end;

var
  A, B: HocSinh;
  Lop: array[1..Max] of HocSinh;

Nếu A là biến kiểu bản ghi và X là tên một trường của A, thì để tham chiếu đến trường X, ta viết:

A.X

Để tham chiếu đến điểm tin học của một học sinh trong ví dụ trên ta viết:

A.Tin

2. Gán giá trị

Có hai cách để gán giá trị cho biến bản ghi:

  • Dùng lệnh gán trực tiếp: Nếu A và B là hai biến bản ghi cùng kiểu, thì ta có thể gán giá trị của B cho A bằng câu lệnh:

A:= B;

  • Gán giá trị cho từng trường: Có thể thực hiện bằng lệnh gán hoặc nhập từ bàn phím.

Ví dụ, một lớp gồm N (N < 60) học sinh. Cần quản lí học sinh với các thuộc tính như họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, điểm toán, điểm văn, xếp loại. Giả sử việc xếp loại được xác định như sau:

  • Nếu tổng điểm toán và văn lớn hơn hoặc bằng 18 thì xếp loại A.
  • Nếu tổng điểm toán và văn lớn hơn hoặc bằng 14 và nhỏ hơn 18 thì xếp loại B.
  • Nếu tổng điểm toán và văn lớn hơn hoặc bằng 10 và nhỏ hơn 14 thì xếp loại C.
  • Nếu tổng điểm toán và văn nhỏ hơn 10 thì xếp loại D.

Chú ý rằng, trong các thuộc tính cần quản lí, chỉ có năm thuộc tính đầu là độc lập, còn thuộc tính xếp loại được xác định dựa vào các điểm toán và văn. Để lưu trữ thông tin về học sinh, ta dùng kiểu bản ghi với sáu trường tương ứng với sáu thuộc tính cần quản lí.

Dưới đây là chương trình nhập vào từ bàn phím thông tin của từng học sinh trong lớp, thực hiện xếp loại và đưa ra màn hình kết quả xếp loại học sinh:

program Xep_loai;
uses crt;
const
  Max = 60;
type
  HocSinh = record
    HoTen: string[30];
    NgaySinh: string[10];
    DiaChi: string[50];
    Toan, Van: real;
    XepLoai: char;
  end;
var
  Lop: array[1..Max] of HocSinh;
  N, i: Byte;
begin
  clrscr;
  write('So luong hoc sinh trong lop N = '); 
  readln(N); 
  for i := 1 to N do
  begin
    writeln('Nhap so lieu ve hoc sinh thu ', i, ': ');
    write('Ho va ten: '); 
    readln(Lop[i].HoTen);
    write('Ngay sinh: '); 
    readln(Lop[i].NgaySinh);
    write('Dia chi: '); 
    readln(Lop[i].DiaChi);
    write('Diem Toan: '); 
    readln(Lop[i].Toan);
    write('Diem Van: '); 
    readln(Lop[i].Van);

    { Xếp loại học sinh }
    if Lop[i].Toan + Lop[i].Van >= 18 then
      Lop[i].XepLoai := 'A'
    else if Lop[i].Toan + Lop[i].Van >= 14 then
      Lop[i].XepLoai := 'B'
    else if Lop[i].Toan + Lop[i].Van >= 10 then
      Lop[i].XepLoai := 'C'
    else
      Lop[i].XepLoai := 'D';
  end;

  clrscr;
  writeln('Danh sach xep loai hoc sinh trong lop:');
  for i := 1 to N do
    writeln(Lop[i].HoTen:30, ' Xep loai: ', Lop[i].XepLoai);
  readln;
end.

TÓM TẮT

  • Kiểu dữ liệu có cấu trúc được xây dựng từ những kiểu dữ liệu đã có theo quy tắc, khuôn dạng do ngôn ngữ lập trình cung cấp.
  • Mảng một chiều
    • Mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu.
    • Khai báo: tên mảng, kiểu chỉ số, kiểu phần tử.
    • Tham chiếu phần tử mảng: tên biến mảng chỉ số phần tử
  • Mảng hai chiều
    • Mảng hai chiều là bảng các phần tử cùng kiểu.
    • Khai báo: tên mảng, kiểu chỉ số hàng, kiểu chỉ số cột, kiểu phần tử.
    • Tham chiếu phần tử mảng: tên biến mảng chỉ số hàng, chỉ số cột
  • Kiểu dữ liệu xâu
    • Xâu là dãy các kí tự trong bộ mã ASCII.
    • Các thao tác xử lí thường sử dụng:
      • Phép ghép xâu;
      • Phép so sánh
      • Các thủ tục và hàm chuẩn xử lí xâu.
  • Kiểu bản ghi
    • Khai báo: tên bản ghi, tên và kiểu các trường.
    • Tham chiếu trường của bản ghi: tên biến bản ghi tên trường

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Tại sao mảng là kiểu dữ liệu có cấu trúc
2. Tại sao phải khai báo kích thước của mảng?
3. Các phản tủ của mảng có thể có những kiểu gì?
4. Tham chiếu đến phần tủ của mảng bằng cách nào?
5. Viết chương trình nhập tù bàn phím số nguyên dương N (N = 100) và dãy A gồm N số nguyên Ai, A,...., An có giá trị tuyệt đối không lớn hơn 1000. Hãy cho biết dãy A có phải là một cấp số cộng hay không và thông báo kết quả ra màn hình.
6. Viết chương trình nhập tù bàn phím số nguyên dương N (N = 100) và dãy A gồm N số nguyên Ai, A2,..., An có trị tuyệt đối không lớn hơn 1000. Hãy đưa ra những thông tin sau:
a) Số lượng số chẵn và số lẻ trong dãy b) Số lượng số nguyên tố trong dãy.
7. Dãy F là dãy Phi-bô-na-xi nếu:
hinh-anh-bai-13-kieu-ban-ghi-4712-2
Viết chương trình nhập tù bàn phím số nguyên dương N và đưa ra màn hình số hạng thú N của dãy Phi-bô-na-xi. Chương trình của bạn thực hiện được với giá trị lớn nhất của N là bao nhiêu?
8. Chương trình sau đây thục hiện những gì?

program BT8;
const
  NMax = 50;
type
  Mass = array[1..NMax, 0..NMax-1] of real;
var
  A: Mass;
  i, j, N: byte;
  C: real;
begin
  write('Nhap N = ');
  readln(N);

  { Nhập giá trị cho ma trận A }
  for i := 1 to N do
    for j := 0 to N-1 do
    begin
      write('A[', i, ',', j, '] = ');
      readln(A[i, j]);
    end;

  { Đảo ngược ma trận theo hàng }
  for i := 1 to N do
    for j := 0 to N-1 do
    begin
      C := A[i, j];
      A[i, j] := A[N-i+1, j];
      A[N-i+1, j] := C;
    end;

  { In ma trận sau khi đã đảo ngược }
  writeln('Ma tran sau khi dao nguoc:');
  for i := 1 to N do
  begin
    for j := 0 to N-1 do
      write(A[i, j]:8:2, ' ');
    writeln;
  end;

  readln;
end.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 13: Kiểu bản ghi | Tin học | Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.