Bài 10: Cấu trúc lặp | Tin học | Chương 3: Cấu trúc rẻ nhánh và lặp - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


1. Lặp

Với a là số nguyên và a > 2, xét các bài toán sau đây:
Bài toán 1. Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng
hinh-anh-bai-10-cau-truc-lap-4709-0


Bài toán 2. Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng
hinh-anh-bai-10-cau-truc-lap-4709-1
cho đến khi hinh-anh-bai-10-cau-truc-lap-4709-2
Với cả hai bài toán, dễ thấy cách để tính tổng S có nhiều điểm tương tự:

Xuất phát, S được gán giá trị hinh-anh-bai-10-cau-truc-lap-4709-3;

Tiếp theo, cộng vào tổng S một giá trị hinh-anh-bai-10-cau-truc-lap-4709-4 với N = 1, 2, 3, 4, 5,...

Việc cộng này được lặp lại một số lần.

Đối với bài toán 1, số lần lặp là 100 và việc cộng vào tổng S sẽ kết thúc khi đã thực hiện việc cộng 100 lần.

Đối với bài toán 2, số lần lặp chưa biết trước nhưng việc cộng vào tổng S sẽ kết thúc khi điều kiện hinh-anh-bai-10-cau-truc-lap-4709-5

được thoả mãn.

Nói chung, trong một số thuật toán có những thao tác phải thực hiện lặp đi lặp lại một số lần. Một trong các đặc trưng của máy tính là có khả năng thực hiện hiệu quả các thao tác lặp. Cấu trúc lặp mô tả thao tác lặp và có hai dạng là lặp với số lần biết trước và lặp với số lần chưa biết trước.

Các ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để mô tả cấu trúc lặp.

2. Lặp với số lần biết trước và câu lệnh for-do

Có hai thuật toán Tong_la và Tong_lb để giải bài toán 1 như sau:

Thuật toán Tong_1a
Buóc 1.S<-1/a; N<-0; {Khởi tạo S và N}
Bước 2. N<-N+1;
Bước 3. Nếu N > 100 thì chuyển đến bước 5;
Bước 4. S<-S+1/(a + N) rồi quay lại bước 2; Bước 5. Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc.

Thuật toán Tong_1b
Bước 1.S<-1/a; N<−101; {Khởi tạo S và N}
Buóc 2. N<-N-1;
Bước 3. Nếu N< 1 thì chuyển đến bước 5;
Bước 4.S<-S+ 1/(a + N) rồi quay lại bước 2;
Bước 5. Đưa S ra màn hình rồi kết thúc.

Lưu ý, số lần lặp của cả hai thuật toán trên là biết trước và như nhau (100 lần).

Trong thuật toán Tong_1a, giá trị N khi bắt đầu tham gia vòng lặp là 1 và sau mỗi lần lặp N tăng lên 1 cho đến khi N > 100 (N = 101) thì kết thúc lặp (thực hiện đủ 100 lần). Trong thuật toán Tong_1b, giá trị N bắt đầu tham gia vòng lặp là 100 và sau mỗi lần lặp N giảm đi 1 cho đến khi N < 1 (N = 0) thì kết thúc lặp (thực hiện đủ 100 lần). Ta nói cách lặp trong thuật toán Tong_ 1a là dạng tiến và trong thuật toán Tong_1b là dạng lùi.

Để mô tả cấu trúc lặp với số lần biết trước, Pascal dùng câu lệnh lặp for-do với hai dạng tiến và lùi như sau:

  • Dạng lặp tiến:
    for <hiến đếm>:=<giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh >;
  • Dạng lặp lùi :
    for <biến đếm>:= <giá trị cuối> downto <giá trị đầu > do <câu lệnh>; 

trong đó:

  • Biến đếm là biến đơn, thường có kiểu nguyên.
  • Giá trị đầu, giá trị cuối là các biểu thức cùng kiểu với biến đếm và giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. Nếu giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối thì vòng lặp không được thực hiện.

Hoạt động của lệnh for-do:

  • Ở dạng lặp tiến, câu lệnh viết sau từ khoá do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp tăng từ giá trị đầu đến giá trị cuối.
  • Ở dạng lặp lùi, câu lệnh viết sau từ khoá do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp giảm từ giá trị cuối đến giá trị đầu.

Chú ý: Giá trị của biến đếm được điều chỉnh tự động, vì vậy câu lệnh viết sau do không được thay đổi giá trị biến đếm.
Ví dụ 1. Sau đây là hai chương trình cài đặt các thuật toán Tong_1a và Tong 1b.
program Tong_1a;
uses crt;
var S: real;
a, N: integer;
begin
clrscr;
write('Hay nhap gia tri a vao!');
readln (a);
S:=1.0/a;    {Buoc 1}
for N: 1 to 100 do    {Buoc 2, Buoc 3}
S: S+1.0/ (a+N);    {Buoc 4}
writeln('Tong S la: ', S:8:4);    {Buoc 5}
readln
end.
program Tong_1b;
uses crt;
var S: real;
a, N: integer;
begin
clrscr;
write ('Hay nhap gia tri a vao!');
readln (a);
S:=1.0/a;
for N: 100 downto 1 do
S: S+1.0/(a+N);
writeln('Tong S la:', S:8:4);
readln
end.

Ví dụ 2. Chương trình sau thực hiện việc nhập từ bàn phím hai số nguyên dương M và N (M < N), tính và đưa ra màn hình tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ M đến N.

program Vi_du_2;
uses crt;
var M, N, I: integer;
T: longint;
begin
clrscr;
writeln('Nhap so M nho hon N');
write('M= '); readln(M);
write ('N= '); readln (N);
T:= 0;
for I: M to N do
if (I mod 3 = 0) or (I mod 5 = 0) then
T:=T+I;
writeln('KET QUA: ', T);
readln
end.

3. Lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh while-do

Có thể xây dựng thuật toán Tong_2 như sau để giải bài toán 2.

Thuật toán Tong_2

Bước 1. S<-1/a; N<-0;
{Khởi tạo S và N}
Bước 2. Nếu 1/(a + N)<0,0001 thì chuyển đến bước 5
Buóc 3. N<-N + 1;
Bước 4. S<-S+1/(a + N) rồi quay lại bước 2;
Bước 5. Đưa S ra màn hình, rồi kết thúc.
Như vậy, việc lặp với số lần chưa biết trước sẽ chỉ kết thúc khi một điều kiện cho trước được thoả mãn.

Để mô tả cấu trúc lặp như vậy, Pascal dùng câu lệnh while-do có dạng:

while<điều kiện> do<câu lệnh >;

trong đó:

  • Điều kiện là biểu thức lôgic;
  • Câu lệnh là một câu lệnh đơn hoặc ghép.

Việc thực hiện lệnh while-do được thể hiện trên sơ đồ ở hình 7.
hinh-anh-bai-10-cau-truc-lap-4709-6
Ví dụ 1. Sau đây là sơ đồ khối và chương trình cài đặt thuật toán Tong_2.

hinh-anh-bai-10-cau-truc-lap-4709-7

Program Tong_2;
uses crt;
var S: real;
a, N: integer;
begin
write ('Hay nhap gia tri a readln(a);
S: 1.0/a; N:= 0;
while not (1/(a+N) <0.0001) do
begin
N:= N+1;
S:= S+1.0/ (a+N);
end;
writeln('Tong S la: ', S:8:4);
readln
end.

Ví dụ 2. Tìm ước chung lớn nhất (ƯCLN) của hai số nguyên dương M, N.

Có nhiều thuật toán khác nhau tìm ƯCLN của M và N. Sau đây là một thuật toán tìm ƯCLN.

Thuật toán
Bước 1. Nhập M, N,
Bước 2. Nếu M = N thì lấy giá trị chung này làm ƯCLN rồi chuyển đến
bước 5;
Bước 3. Nếu M > N thì M<- M – N ngược lại N<-N – M
Bước 4. Quay lại bước 2;
Bước 5. Đưa ra kết quả ƯCLN rồi kết thúc.

hinh-anh-bai-10-cau-truc-lap-4709-8
Chương trình sau thể hiện thuật toán tìm ước chung lớn nhất.

program UCLN;
uses crt;
var M, N: integer;
begin
clrscr;
write('M, N = ');
readln (M, N);
while M <> N do
if MN then M: M-N else N: N-M;
writeln('UCLN = ', M);
readln
end.

Chú ý: Các câu lệnh trong vòng lặp thường được lặp lại nhiều lần, vì vậy để tăng hiệu quả của chương trình thì những thao tác không cần lặp lại nên đưa ra ngoài vòng lặp.

TÓM TẮT

  • Các ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp.
  • Câu lệnh rẽ nhánh có hai dạng:
    • Dạng thiếu
    • Dạng đủ.
  • Có thể gộp dãy câu lệnh thành câu lệnh ghép.
  • Các câu lệnh mô tả cấu trúc lặp:
    • Lặp với số lần biết trước
    • Lặp với số lần chưa biết trước.

Định lí Bohn Jacopini (Bon Ja-co-pi-ni): Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên ba cấu trúc cơ bản là cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp.

Bài tập và thực hành 2

1. Mục đích, yêu cầu

  • Xây dựng chương trình có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh;
  • Làm quen với việc hiệu chỉnh chương trình.

2. Nội dung

Bài toán. Bộ số Pi-ta-go

Biết rằng bộ ba số nguyên dương a, b, c được gọi là bộ số Pi-ta-go nếu tổng các bình phương của hai số bằng bình phương của số còn lại. Viết chương trình nhập từ bàn phím ba số nguyên dương a, b, c và kiểm tra xem chúng có là bộ số Pi-ta-go hay không.

Ý tưởng: Kiểm tra xem có đẳng thức nào trong ba đẳng thức sau đây xảy ra hay không

Những công việc cần thực hiện:

a) Gõ chương trình sau:

Program Pi_ta_go;
uses crt;
var a, b, c: integer;
a2, b2, c2: longint;
begin
clrscr;
write ('a, b, c: ');
readln(a, b, c);
a2:= a;
b2:= b;
c2:= c;
a2:= a2*a;
b2:= b2*b;
c2:= c2*c;
if (a2 = b2+ c2) or (b2 = a2+ c2) or (c2 = a2+ b2)
then writeln('Ba so da nhap la bo so Pi-ta-go')
else writeln('Ba so da nhap khong la bo so Pi-ta-go');
readln
end.

Chú ý: Trước else không có dấu chấm phẩy (;).
b) Lưu chương trình với tên PITAGO lên đĩa.
c) Nhấn phím F7 để thực hiện từng câu lệnh chương trình, nhập các giá trị a = 3, b = 4, c = 5.
d) Vào bảng chọn Debug mở cửa sổ hiệu chỉnh để xem giá trị a2, b2, c2.
e) Nhấn phím F7 để thực hiện các câu lệnh tính những giá trị nói trên, so sánh với kết quả a2 = 9, b2 = 16, c2 = 25.
f) Quan sát quá trình rẽ nhánh.
g) Lặp lại các bước trên với bộ dữ liệu a = 700, b = 1000, c = 800.
h) Nếu thay dãy lệnh
a2:= a;
b2:= b;
c2:= c;
a2: a2*a;
b2:= b2*b;
c2:= c2*c;
bằng dãy lệnh
a2:= a*a;
b2:= b*b;
c2:= c*c;
thì kết quả có gì thay đổi với bộ dữ liệu cho ở câu g?

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hãy cho biết sự giống và khác nhau của hai dạng câu lệnh If-then.
2. Câu lệnh ghép là gì? Tại sao phải có câu lệnh ghép?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 10: Cấu trúc lặp | Tin học | Chương 3: Cấu trúc rẻ nhánh và lặp - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.