Bài 9: Trách Nhiệm Của Học Sinh Với Nhiệm Vụ Bảo Vệ An Ninh Tổ Quốc | Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12 - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

GDQPAN 12 - Bài 9


– Hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc.

– Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.

I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN NINH QUỐC GIA

1. Bảo vệ an ninh quốc gia

Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia

– Bảo vệ chế độ chính trị, Nhà nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

– Bảo vệ an ninh về tư tưởng, văn hoá, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Bảo vệ an ninh kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.

– Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

– Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm và nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.

3. Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

a) Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ

Là nội dung trọng yếu hàng đầu, thường xuyên, cấp bách hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành. Nội dung cơ bản là :

– Bảo vệ chế độ chính trị, Nhà nước, Đảng.

– Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước.

– Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

– Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá, gây chia rẽ đoàn kết và làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên.

b) Bảo vệ an ninh kinh tế

– Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh.

c) Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng

– Bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của văn hoá, tư tưởng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần và xã hội.

– Bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc.

– Bảo vệ đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá, văn nghệ.

d) Bảo vệ an ninh dân tộc

– Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc cùng phát triển theo đúng Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

– Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc để làm những việc trái pháp luật, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

e) Bảo vệ an ninh tôn giáo

– Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.

– Đấu tranh với các đối tượng, các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng.

– Thực hiện đoàn kết, bình đẳng giúp nhau cùng phát triển giữa các tôn giáo, cộng đồng dân cư bảo đảm tốt đời, đẹp đạo, phụng sự Tổ quốc.

g) Bảo vệ an ninh biên giới

– Bảo vệ nền an ninh, trật tự của Tổ quốc ở khu vực biên giới quốc gia, cả đất liền và trên biển.

– Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị với các nước láng giềng theo tinh thần “giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vùng biển đảo”.

h) Bảo vệ an ninh thông tin

– Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật của thông tin trong quá trình xác lập, chuyển tải, thu nhận, xử lí và lưu giữ thông tin.

– Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước.

– Ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép, dò tìm mật mã, mật khẩu để đánh cắp thông tin trên mạng.

II – HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

Bảo vệ an ninh Tổ quốc là nhiệm vụ của toàn xã hội, là trách nhiệm của mọi công dân. Để thực hiện trách nhiệm công dân, mỗi học sinh cần thực hiện được những vấn đề sau:

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh về nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kì mới

– Nhận thức được tính chất, nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia là thường xuyên, phức tạp, quyết liệt và lâu dài. Từ đó xác định trách nhiệm là một lực lượng tuyên truyền tích cực cho nhiệm vụ này.

– Tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp và pháp luật, hiểu được những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia.

– Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

– Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

– Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tự giác chấp hành pháp luật và quy chế nhà trường, chính quyền, đoàn thể, góp phần xây dựng phong trào sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

– Thực hiện phương châm: Học sinh với ba không.

+ Không xem, đọc, lưu truyền các văn hoá phẩm phản động, đồi trụy ;

+ Không a dua bôi nhọ, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chế độ và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc ;

+ Không truy cập các Website chứa những nội dung không lành mạnh, phản động.

– Không tự phát lập hội, câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạp chí và các hình thức khác trái quy định của pháp luật. Cảnh giác, tích cực phòng ngừa những âm mưu, thủ đoạn phá hoại cách mạng của các thế lực thù địch.

– Đoàn kết, tương trợ giúp nhau trong học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, góp phần xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh.

– Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn cùng mọi người thực hiện nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.

3. Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc

– Luôn nêu cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin về: người có dấu hiệu nghi vấn phạm tội ; hoạt động tệ nạn xã hội ; chống đối, xuyên tạc chế độ và chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

– Chủ động đề phòng, không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, gây rối an ninh trật tự. Tích cực, tự giác tham gia giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu của công tác an ninh và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

– Gần gũi, động viên giúp đỡ những người lầm lỡ, sa ngã để giúp họ mau chóng tiến bộ, hoà nhập với cộng đồng. Đồng thời, kiên quyết không bao che khuyết điểm mà phải cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho nhà trường hoặc gia đình để có biện pháp giải quyết kịp thời, tích cực.

– Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, tổ chức cho học sinh tham gia trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

2. Nêu những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia.

3. Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 9: Trách Nhiệm Của Học Sinh Với Nhiệm Vụ Bảo Vệ An Ninh Tổ Quốc | Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12 - Lớp 12 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.