Bài 1: Vai trò, ảnh hưởng của môn Bóng chuyền đối với sức khoẻ và xã hội; Kế hoạch tập luyện môn Bóng chuyền | Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Chuyền) | Phần hai - Chủ đề 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giáo dục thể chất 12 (Bóng chuyền) - Phần hai - Chủ đề 1 - Bài 1


(Trang 11)

Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Hiểu được vai trò, ảnh hưởng của môn Bóng chuyền đối với sức khỏe và xã hội.

- Biết lập kế hoạch tập luyện môn Bóng chuyền.

- Thể hiện sự ham thích, đam mê thể thao trong học tập và cuộc sống hằng ngày.

MỞ ĐẦU

- Theo em, việc tập luyện bóng chuyền có ảnh hưởng đối với sức khỏe như thế nào?

- Em hãy kể tên một số giải thi đấu bóng chuyền Việt Nam.

- Khi tham gia luyện tập TDTT, cần phải lập kế hoạch tập luyện cho bản thân không? Vì sao?

(Trang 12)

KIẾN THỨC MỚI

Để có thể đạt được hiệu quả cao trong rèn luyện sức khỏe khi tham gia tập luyện bóng chuyền, người tập cần hiểu rõ vai trò, ảnh hưởng của một Bóng chuyền đối với sức khỏe và xã hội.

1. Vai trò, ảnh hưởng của môn Bóng chuyền đối với sức khỏe

Bóng chuyền là một môn thể thao phát triển toàn diện các tố chất thể lực, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Các hoạt động thể chất thường xuyên đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và béo phì. Việc tham gia tập luyện môn Bóng rổ thường xuyên sẽ tạo nên những tác động tích cực đến hệ tuần hoàn, nhịp tim tăng cao giúp tăng lượng máu (cùng với oxygen và chất dinh dưỡng) vận chuyển trong cơ thể, sức khỏe tim mạch được cải thiện nhờ sự thích ứng với các hoạt động cường độ cao trong tập luyện và thi đấu. Hệ thống tim mạch khỏe mạnh sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe tổng thể, giúp cơ thể giảm thiểu được các bệnh lí liên quan đến tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,...

- Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Tập luyện và thi đấu bóng chuyền đòi hỏi sự phối hợp vận động của toàn bộ cơ thể. Người tập phải thường xuyên sử dụng tất cả các nhóm cơ khác nhau của cơ thể để thực hiện các động tác đa dạng với cường độ cao để ném bóng, giúp phát triển tốt sức mạnh cơ bắp và độ bền vững của hệ thống vận động.

- Cải thiện vóc dáng: Bóng chuyền làm môn thể thao có cường độ vận động cao, tập luyện bóng chuyền thường xuyên sẽ giúp người tập kiểm soát được cân nặng, duy trì vóc dáng cân đối, hài hòa do cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng trong quá trình luyện tập và thi đấu.

- Cải thiện khả năng phối hợp: Khi tham gia tập luyện và thi đấu bóng chuyền, người tập phải thường xuyên sử dụng các kĩ thuật khác nhau, không chỉ về cường độ vận động mà cả về cấu trúc phối hợp động tác. Tính linh hoạt của cơ thể được cải thiện thông qua khả năng xử lí nhanh nhẹn, khéo léo và chính xác các tình huống đa dạng trong trận đấu.

- Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Cũng như các môn thể thao khác, luyện tập và thi đấu bóng chuyền sẽ kích thích cơ thể sản sinh các chất hóa học trong não như endorphin, dopamine, seratonin,... mang lại cảm giác hưng phấn, sảng khoái, giảm đau và căng thẳng trong cuộc sống. Những cuộc đua trong thi đấu và niềm vui khi thắng cuộc sẽ mang đến sự sảng khoái sâu sắc cho người chơi.

- Phòng chống bệnh tật: Thường xuyên tập luyện bóng chuyền với lượng vận động thích hợp có thể giúp nâng cao trình độ thể lực, tăng cường hiệu quả hoạt động hệ miễn dịch và có sức đề kháng tốt với bệnh tật.

2. Vai trò, ảnh hưởng của môn Bóng chuyền đối với xã hội

Bóng chuyền có vai trò và ảnh hưởng to lớn đối với xã hội như:

- Thúc đẩy giao lưu, hợp tác: Thông qua các hoạt động thi đấu Bóng chuyền, ngoài việc tạo động lực thúc đẩy phong trào tập luyện TDTT, nâng cao sức khỏe cho quần chúng còn tạo cơ hội để thúc đẩy giao lưu hợp tác, tăng cường đoàn kết giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị,... thúc đẩy tình hữu nghị, sự hiểu biết sự khác quốc gia trên thế giới.

- Góp phần nâng cao thể chất, tinh thần: Bóng chuyền được sử dụng như một công cụ nhằm thúc đẩy giáo dục và nhận thức về sức khỏe, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao thể chất cho mọi tầng lớp nhân dân.

(Trang 13)

- Thúc đẩy phát triển kinh tế: Các câu lạc bộ và cơ sở tập luyện môn Bóng chuyền mang lại cơ hội phát triển tiềm năng cho các doanh nghiệp về thể thao như việc sản xuất các trang thiết bị, dụng cụ, sân bãi tập luyện và dịch vụ huấn luyện, bản quyền truyền thông,... Các quốc gia tận dụng cơ hội đăng cai các giải thể thao quốc tế lớn để tạo dựng hình ảnh đất nước; phát triển các dịch vụ hàng hóa thể thao; củng cố, cải thiện kết cấu hạ tầng cho thể thao; bản quyền truyền thông; du lịch.

- Thúc đẩy phát triển văn hóa, du lịch: Việc tổ chức các giải đấu hấp dẫn có thể thu hút nhiều người tham gia ở các khu vực lân cận khác, từ đó sức hút đẩy nền kinh tế thông qua du lịch. Bóng chuyền mang đến nhiều cơ hội để thúc đẩy du lịch và văn hóa trong nước, đồng thời kích thích các hoạt động tăng trưởng kinh tế và thương mại.

- Vai trò giáo dục: Việc tập luyện bóng chuyền góp phần hình thành phẩm chất: ý chí, lòng dũng cảm, tinh thần tập thể, tính nhẫn nại và kiên trì, ý thức, kỉ luật,...

hinh-anh-bai-1-vai-tro-anh-huong-cua-mon-bong-chuyen-doi-voi-suc-khoe-va-xa-hoi-ke-hoach-tap-luyen-mon-bong-chuyen-12586-0

Hình. Tập luyện thi đấu bóng chuyền

3. Lập kế hoạch tập luyện môn Bóng chuyền

Để tập luyện môn Bóng chuyền một cách có hiệu quả, người tập cần lập kế hoạch theo quy trình sau:

- Xác định mục đích tập luyện: Cần xác định mục đích tập luyện một cách cụ thể: rèn luyện sức khỏe, phát triển kĩ năng,...

- Xác định thời gian tập luyện theo: Xác định thời gian tập luyện theo tháng, tuần, số buổi tập,... đảm bảo việc tập luyện, duy trì thường xuyên.

- Xây dựng các mục tiêu: Xây dựng các mục tiêu cụ thể phù hợp với khả năng bản thân và điều kiện thực tế.

(Trang 14)

- Dự kiến nội dung, biện pháp tập luyện:

• Chọn nội dung tập luyện phải phù hợp với mục tiêu đề ra (kĩ thuật, chiến thuật, thể lực,...).

• Xác định biện pháp tập luyện hoàn thành các mục tiêu (bài tập, hình thức, địa điểm, dụng cụ,...).

- Đánh giá kết quả tập luyện: Định kì đánh giá, kiểm tra các nội dung tập luyện theo kế hoạch thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Có thể lập kế hoạch tập luyện bóng chuyền trong ngày như sau:

KẾ HOẠCH LUYỆN TẬP MÔN BÓNG CHUYỀN

Ngày ... tháng ... năm ...

Mục đích:

Thời gian:

Mục tiêu:

Nội dung

STT Nội dung tập Thời gian Tổ chức tập luyện Đánh giá kết quả luyện tập
1 Nội dung 1      
2 Nội dung 2      
... ...      

Người lập kế hoạch

LUYỆN TẬP

Hình thức luyện tập

Luyện tập nhóm

1. Từng nhóm thảo luận để hiểu rõ vai trò, ảnh hưởng của môn Bóng chuyền đối với sức khỏe và xã hội.

2. Phân chia các nhóm lập kế hoạch tập luyện môn Bóng chuyền trong ngày và tuần.

VẬN DỤNG

1. Theo em, tập luyện và thi đấu bóng chuyền có vai trò, ảnh hưởng đối với sức khoẻ và xã hội như thế nào?

2. Hãy lập kế hoạch tập luyện bóng chuyền cho bản thân trong thời gian 01 tuần.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 1: Vai trò, ảnh hưởng của môn Bóng chuyền đối với sức khoẻ và xã hội; Kế hoạch tập luyện môn Bóng chuyền | Giáo Dục Thể Chất 12 (Bóng Chuyền) | Phần hai - Chủ đề 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.