Bài 2: Em đã lớn | Tiếng Việt 3 - Tập Một | Chương 1: Măng non - Lớp 3 - Cánh Diều

Bài 2: Em đã lớn


(Trang 18)

CHIA SẺ

1. Nói về em hôm nay

 hinh-anh-bai-2-em-da-lon-6963-0

  • So với năm trước, em đã cao thêm, nặng thêm bao nhiêu?
  • Em đã biết làm gì để tự chăm sóc bản thân?

hinh-anh-bai-2-em-da-lon-6963-1

  • Em đã làm được những việc gì ở nhà?

2. Nhớ lại ngày em vào lớp Một:

  1. Ai đưa em tới trường?
  2. Em làm quen với thầy cô và các bạn như thế nào?

(Trang 19)

BÀI ĐỌC 1

Nhớ lại buổi đầu đi học

hinh-anh-bai-2-em-da-lon-6963-2

Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng

tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn mang của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác

trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con

đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cành

vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Cũng như tôi, mấy cậu bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi

từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập

ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi rụt rè

trong cảnh lạ.

Theo THANH TỊNH

(Trang 20)

  • Nao nức: bồi hồi, háo hức.
  • Mơn man: nhẹ nhàng, dễ chịu.
  • Quang đãng: sáng sủa và thoáng rộng.
  • Bỡ ngỡ: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc.
  • Ngập ngừng: vừa muốn làm, lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào.

ĐỌC HIỂU

1. Bài văn là lời của ai, nói về điều gì?

2. Điều gì gọi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên?

3. Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết nào?

4. Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới được thể hiện qua những hình ảnh nào?

LUYỆN TẬP

1. Dựa vào gợi ý ở phần Đọc hiểu, hãy cho biết mỗi đoạn văn trong bài đọc nói về điều gì?

2. Em dựa vào những dấu hiệu nào để nhận ra các đoạn văn trên? Chọn các ý đúng: 

  1. Mỗi đoạn văn nêu một ý.
  2. Mỗi đoạn văn kể về một nhân vật.
  3. Hết mỗi đoạn văn, tác giả đều xuống dòng.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

1. Tìm đọc thêm ở nhà:

 - 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về thiếu nhi.

 - 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về thiếu nhi.

2. Viết vào phiếu đọc sách:

 - Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoăc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).

 - Cảm nghĩ của em.

(Trang 21)

BÀI VIẾT 1

Ôn chữ viết hoa: B, C

1. Viết tên riêng: Cao Bằng

2. Viết câu:          Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

    HỒ CHÍ MINH

KỂ CHUYỆN

Chỉ cần tích tắc đều đặn

Theo sách 168 câu chuyện hay nhất

1. Nghe và kể lại câu chuyện:

hinh-anh-bai-2-em-da-lon-6963-3

Gợi ý

  1. Chiếc đồng hồ mới hỏi hai chiếc đồng hồ cũ điều gì?
  2. Chiếc đồng hồ thứ nhất nói gì?
  3. Chiếc đồng hồ mới lo lắng thế nào?
  4. Chiếc đồng hồ thứ hai nói gì?
  5. Cuối cùng, chiếc đồng hồ mới đã hoàn thành công việc một năm như thế nào?

(Trang 22)

2. Trao đổi:

a) Theo câu chuyện, mỗi năm chiếc đồng hồ phải chạy tích tắc bao nhiêu lần?

b) Để hoàn thành được công việc như vậy, chiếc đồng hồ cần làm gì?

Chọn ý đúng:

  • Cần làm một lúc cho xong mọi việc.
  • Cần tăng thêm giờ làm việc.
  • Cần tích tắc đều đặn (làm việc chăm chỉ).

c) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

BÀI ĐỌC 2

Con đã lớn thật rồi!

hinh-anh-bai-2-em-da-lon-6963-4

Có một cô bé sang nhà dì chơi. Vì đang dỗi mẹ nên em ngồi buồn thiu. Thấy vậy, dì hỏi:

- Cháu có chuyện gì buồn à? Đến bữa rồi, ăn cơm với dì nhé?

- Nhưng... cháu chưa... xin phép mẹ.

- Dì sẽ gọi điện cho mẹ cháu. Trưa rồi mà, cháu ăn với dì một chút cho vui!

(Trang 23)

Quả thật, cô bé cũng đã thấy đói. Nhưng vừa bưng bát cơm nóng hổi, em lại nghĩ đến mẹ đang phải ngồi

ăn một mình. Ăn xong, hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện. Cô bé không quên cảm ơn dì.

Dì dịu dàng bảo:

- Cháu ngoan lắm, biết cảm ơn dì! Nhưng ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có

cảm ơn mẹ không?

 Cô bé lặng im.

- Dì đoán là cháu đang giận dỗi. Bây giờ, cháu mau về nhà đi! Mẹ cháu đang lo lắng lắm đấy.

 Cô bé vội chạy về. Mẹ đã đứng ngoài cửa chờ em. Cô bé chạy đến, ôm chầm lấy mẹ, vừa khóc vừa nói:

 - Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ!

 Người mẹ ngạc nhiên, hôn lên má con, bảo:

 - Ôi, con gái của mẹ! Con đã lớn thật rồi!

Theo sách 168 câu chuyện hay nhất

ĐỌC HIỂU

1. Nói tiếp ý còn thiếu để hoàn thành tóm tắt câu chuyện:

Một cô bé sang nhà dì. Vì dỗi mẹ,... → Dì bảo cô bé ở lại ăn cơm. → Ăn xong, hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện... → Nghe lời dì, cô bé chạy về nhà xin lỗi mẹ...

hinh-anh-bai-2-em-da-lon-6963-5

2. Tìm những lời nhắc nhở và lời khuyên của dì với cô bé.

3. Vì sao mẹ cô bé nói: "Con đã lớn thật rồi!"?

4. Thử đặt một tên khác cho câu chuyện.

(Trang 24)

LUYỆN TẬP

1. Các dấu gạch ngang trong bài đọc được dùng làm gì?

2. Các nhân vật trong câu chuyện đối thoại như thế nào? Chọn ý đúng: 

  1. Các nhân vật cùng nói một lúc.
  2. Nhân vật này nói xong lượt của mình, nhân vật khác mới nói.
  3. Nhân vật này đang nói thì nhân vật khác nói xen vào.

BÀI VIẾT 2

Kể lại một cuộc trò chuyện

1. Kể lại một cuộc trò chuyện giữ em với bạn (hoặc với bố, mẹ, anh chị em).

2. Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện trên. Sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu lời nhân vật trong cuộc trò chuyện.

Gợi ý

1. Viết về gì? Kể lại một cuộc trò chuyện.

2. Tìm ý

  • Em trò chuyện với ai?
  • Ở đâu?
  • Lúc nào?
  • Nói những gì?

3. Sắp xếp ý

  • Mở đầu (Một hôm...)
  • Em hay ai nói trước, nói gì?
  • Ghi lại các câu nói khác.

4. Viết

  • Viết theo ý đã sắp xếp.
  • Dùng dấu gạch ngang.

5. Hoàn chỉnh

  • Sửa lỗi
  • Bổ sung ý hay.

(Trang 25)

BÀI ĐỌC 3

Giặt áo

(Trích)

Tre bừng nắng lên                           hinh-anh-bai-2-em-da-lon-6963-6

Rộn vườn tiếng sáo

Nắng đẹp nhắc e

Giặt quần, giặt áo. 

 

Lấy bọt xà phòng

Làm đôi găng trắng

Nghìn đốm cầu vồng

Tay em lấp lánh.

 

Nắng theo gió bay

Trên tre, trên chuối

Nắng vẫn đầy trời

Vàng sân, vàng lối.

 

Sạch sẽ như mới

Áo quần lên dây

Em yêu ngắm mãi

Trắng hồng đôi tay...

 

Nắng đi suôt ngày

Giờ lo xuống núi

Nắng vẫn còn đây

Áo thơm bên gối.

PHẠM HỔ

(Trang 26)

ĐỌC HIỂU

1. Bài thơ có hai nhân vật là bạn nhỏ và nắng. Mỗi nhân vật được nói đến trong những khổ thơ nào?

2. Tìm những hình ảnh đẹp ở các khổ thơ 2 và 4:

  1. Tả bạn nhỏ làm việc.
  2. Nói lên cảm xúc của bạn nhỏ khi hoàn thành công việc.

3. Khổ thơ 3 nắng đẹp như thế nào?

4. Em hiểu câu thơ "Nắng đi suốt ngày / Giờ lo xuống núi" như thế nào?

    Chọn ý đúng:

  1. Nắng bừng lên.
  2. Nắng đầy trời.
  3. Nắng đang tắt.

LUYỆN TẬP

1. Tìm thêm ít nhất 3 từ ngữ cho mỗi nhóm dưới đây:

  1. Từ ngữ chỉ việc em làm ở nhà: giặt áo,...
  2. Từ ngữ chỉ đồ dùng để làm việc: găng,...
  3. Từ ngữ chỉ cách làm việc: nhanh nhẹn,...

2. Đặt một câu nói về việc em đã làm ở nhà.

BÀI VIẾT 3

Chính tả

  1. Nghe - viết

Em lớn lên rồi

Năm nay em lớn lên rồi

Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm

Nhìn trời, trời bớt xa xăm

Nhìn sao, sao cách ngang tầm cánh tay

Núi xa lúp xúp chân mây

Bờ sông khép lại, hàng cây thấp dần

Nơi xa bỗng hoá nên gần

Quanh em bè bạn quây quần bốn phương.

TRẦN ĐĂNG KHOA

  • Lúp xúp: nhiều vật thấp như nhau, ở liền nhau.

(Trang 27)

2. Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 9 chữ trong bảng sau:

Số thứ tự Chữ Tên chữ
1 g giê
2   giê hát
3   giê i
4 h  
5   i
6   ca
7 kh  
8    
9   e-lờ
10 m  

3. Tìm đường:

a) Em chọn chữ (s hoặc x) phù hợp với ô trống. Giúp thỏ tìm đường đến kho báu, biết rằng đường đến đó được đánh dấu bằng các tiếng có chữ s.

hinh-anh-bai-2-em-da-lon-6963-7

b) Em chọn chữ (n hoặc ng) phù hợp với ô trống. Giúp gấu tìm đường về hang, biết rằng đường về hang được đánh dấu bằng các tiếng có chữ n đứng cuối.

hinh-anh-bai-2-em-da-lon-6963-8

(Trang 28)

KỂ CHUYỆN

Con đã lớn thật rồi

1. Các nhóm tập phân vai, thể hiện lại (diễn lại) câu chuyện Con đã lớn thật rồi!.

a) Các vai: mẹ, bạn nhỏ, dì, người dẫn chuyện

hinh-anh-bai-2-em-da-lon-6963-9

b) Cách thể hiện:

  • Kể đúng lời của nhân vật; kết hợp nét mặt, cử chỉ, động tác. Có thể nói thành lời ý nghĩa, cảm xúc của nhân vật.
  • Người dẫn truyện có thể dùng sách giáo khoa, các vai khác không dùng sách giáo khoa.

2. Các nhóm thể hiện lại câu chuyện trước lớp.

BÀI ĐỌC 4

Bài tập làm văn

Có lần cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?".

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.".

Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.

Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi giặt bít tất của mình, bèn viết thêm: "Em còn giặt bít tất.".

Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết: Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp: "Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần.". Cuối cùng,

(Trang 29)

hinh-anh-bai-2-em-da-lon-6963-10

tôi kết thúc bài văn của mình: "Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả.".

Mấy hôm sau, sáng Chủ nhật, mẹ bảo tôi:

-Cô-li-a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!

Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.

Theo PI-VÔ-NA-RÔ-VA

* Ghép đúng:

a) Khăn mùi soa                1) rất ngắn (có ý chê)

b) Bí                                   2) ở vào hoàn cảnh khó khăn, không biết giải quyết thế nào

c) Viết lia lịa                       3) viết rất nhanh và liên tục

d) Ngắn ngủn                    4) loại khăn mỏng, nhỏ, bỏ túi để lau mặt, lau tay

ĐỌC HIỂU

1. Tìm những chi tiết cho thấy Cô-li-a lúng túng khi làm bài.

2. Việc nào Cô-li-a kể trong bài tập làm văn là việc bạn ấy chưa làm được?

3. Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:

  1. Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên?
  2. Về sau, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ?

4. Có thể đặt tên khác cho câu chuyện là gì? 

(Trang 30)

LUYỆN TẬP

1. Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây được dùng làm gì? Ghép đúng:

a) Cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn: "Em đã làm gì để giúp đở mẹ?".

b) Tôi loay hoay mất một lúc rồi viết:"Em đã nhiều lần giúp đở mẹ.".

c) Mẹ hỏi tôi:"Hôm nay con làm bài kiểm tra thế nào?".

d) Tôi ngạc nhiên:"Sao các bạn viết được nhiều thế nhỉ?".

1) Đánh dấu một câu ghi lại lời nói của nhân vật.

2) Đánh dấu một câu ghi lại ý nghĩa của nhân vật.

3) Đánh dấu một câu được trích nguyên văn.

2. Viết lại một câu em đã nói với bạn. Sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu câu đó.

(M) Em nói với bạn: "Bài toán này không khó đâu!"

GÓC SÁNG TẠO

Ghi chép việc hằng ngày

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

NHẬT KÍ CỦA BỐNG

Thứ hai 14-6

Bố báo tin vui: "Cuối tuần này cả nhà đi tắm biển.". Vui quá! Lại sắp được nhảy sóng, được nằm trên

phao, xây lâu đài trên bãi cát rồi.

Thứ Năm 17-6

Mẹ bảo: "Con giúp mẹ chuẩn bị đồ bơi cho hai chị em nhé!". Mình chuẩn bị ngay từ hôm bố báo tin rồi.

Nhưng kiểm tra lại không thấy kính bơi của em Tuấn đâu. Hóa ra, cậu đem nghịch rồi bỏ vào ngăn tủ. May quá!

(Trang 31)

  • Nhật kí: những điều ghi chếp về các sự việc, hoạt động diễn ra hằng ngày và cảm nghĩ của người viết.

(?) a) Theo em, bạn Bống viết nhật kí đề làm gì? Chọn ý đúng:

  • Để ghi lại những việc cần làm, thay cho thời gian biểu.
  • Để ghi lại những việc đáng nhớ trong ngày và cảm nghĩ của bạn ấy.
  • Để nộp cho cô giáo, thay cho bài tập làm văn.

     b)Đọc lại nhật ký một ngày của bạn Bống (thứ Hai hoặc thứ Năm) và cho biết: Ngày hôm đó có việc gì? Bống làm gì? Cảm nghĩ của bạn ấy thế nào?

2. Dựa theo cách viết của bạn Bống, hãy viết một đoạn nhật kí về một việc đáng nhớ em đã làm hôm nay và cảm nghĩ của em.

3. Giới thiệu và bình chọn đoạn nhật kí viết hay.hinh-anh-bai-2-em-da-lon-6963-11

TỰ ĐÁNH GIÁ

Sau bài 2, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Hãy tự đánh giá theo bảng dưới đây:

Đã biết những gì? Đã làm được những gì?
a) Ôn chứ biết hoa: B, C a) Viết đúng tên riêng và câu có chữ hoa B, C
b) Ôn bảng chữ cái b) Gọi tên các chữ được ghép từ 2 chữ cái
c) Từ ngữ về lao động c) Sử dụng từ ngữ về lao động
d) Dấu gạch ngang d) Sử dụng dấu gạch ngang
e) Tên bài e) Đặt tên cho câu chuyện
g) Đoạn văn g) Tìm đoạn văn và ý của đoạn văn
h) Đoạn đối thoại, lượt lời trong đối thoại h) Kể câu chuyện có đối thoại; nói đúng lượt lời trong đối thoại
i) Truyện, thơ, văn miêu tả, nhật kí, tranh ảnh về thiếu nhi i) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia bằng nhật kí

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Em đã lớn | Tiếng Việt 3 - Tập Một | Chương 1: Măng non - Lớp 3 - Cánh Diều

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 3

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Cánh Diều

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.