Bài 5: Bản Quyền Nội Dung Thông Tin | Tin Học 5 | Chủ Đề 4: Đạo Đức, Pháp Luật Và Văn Hóa Trong Môi Trường Số - Lớp 5 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tin học 5 - Bài 5


Sau bài này em sẽ:

  • Giải thích được một số khái niệm liên quan đến bản quyền nội dung thông tin.
  • Nhận biết và giải thích sơ lược được một số vấn đề đạo đức và tỉnh hợp lệ của việc truy cập nội dung, việc bảo mật thông tin.
  • Thể hiện được sự tôn trọng tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin.
  • Thể hiện được sự không đồng tình với hiện tượng sai trái, gian dối trong học tập và đời sống như xem thư riêng hay sao chép tệp của bạn khi chưa được sự đồng ý....

KHỞI ĐỘNG

Các bạn học sinh lớp 5A làm báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong tờ báo tường, nhiều nội dung thông tin như bài thơ, bài viết, hình ảnh..... được các bạn tự sáng tác hoặc sưu tầm để thể hiện tình cảm của mình tới các thầy cô giáo.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để biết các bạn lớp 5A đã sử dụng nội dung thông tin như thế nào nhé.

HOẠT ĐỘNG 1. Tác giả là ai?

Em hãy quan sát hai bài báo tường của các bạn lớp 5A (Hình 24 và Hình 25) và cho biết:

1. Bài thơ trong Hình 24 là của tác giả nào? Bài viết trong Hình 25 là của ai?
2. Theo em, tại sao phải ghi rõ tên tác giả?

hinh-anh-bai-5-ban-quyen-noi-dung-thong-tin-5992-0

1. BẢN QUYỀN NỘI DUNG THÔNG TIN

Trong tờ báo tưởng của các bạn lớp 5A có bài thơ “Cô giáo của em” của nhà thơ Xuân Quỳnh (Hình 24) và bài viết về cô giáo của bạn Ngô Hà Trang (Hình 25). Bài thơ, bài viết, hình ảnh minh hoạ đó là những ví dụ cụ thể về nội dung thông tin.

Nội dung thông tin được thể hiện dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh hay đa phương tiện,... Tác giả (cá nhân hoặc tổ chức sở hữu nội dung thông tin) có quyền cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin của mình.

- Bản quyền nội dung thông tin là quyền của tác giả cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin.

- Chỉ được sử dụng nội dung thông tin khi được phép.

Hãy chọn phát biểu sai:

A. Tác giả có quyền cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin của mình.
B. Tác giả có quyền không cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin của mình.
C. Nội dung thông tin được thể hiện dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh hay đa phương tiện.....
D. Nội dung thông tin phải gồm đầy đủ các dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh,

2. TRUY CẬP VÀ BẢO MẬT NỘI DUNG THÔNG TIN

Khi sử dụng nội dung thông tin của người khác, cần được tác giả cho phép và ghi rõ nguồn tin. Ví dụ, khi trình bày một bài thơ sưu tầm, cần ghi rõ tên tác giả như minh hoạ ở Hình 24, hoặc ghi nguồn là "sưu tầm" trong trường hợp không rõ tên tác giả. Người sử dụng có thể không trích dẫn nguyên văn mà diễn đạt lại nội dung thông tin bằng ngôn ngữ của mình. Trường hợp này cũng cần ghi nguồn tin, vì dụ, "phỏng theo truyện Rùa và Thỏ".

Khi truy cập nội dung thông tin của người khác mà không được phép, dù vô tình hay cố ý, đều là hành vi vi phạm đạo đức. Ví dụ như sao chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.

Trong quá trình tạo ra sản phẩm, tác giả cần có ý thức bảo vệ, giữ bí mật thông tin để tránh bị đánh cắp. Thông tin bản quyền cần được công khai trên sản phẩm đã hoàn thành như ghi tên tác giả lên sản phẩm (Hình 25) hay đăng ki bản quyền và ghi thông tin lên sản phẩm (Hình 26).

hinh-anh-bai-5-ban-quyen-noi-dung-thong-tin-5992-1

Hình 26. Thông tin bản quyền sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

- Khi sử dụng nội dung thông tin cần được cho phép và ghi rõ nguồn.
- Trong quá trình tạo ra nội dung thông tin, cần có ý thức giữ gìn, bảo mật thông tin.
- Tác giả có thể ghi tên hoặc đăng kí bản quyền để bảo vệ quyền tác giả đối với nội dung thông tin.

Ghép mỗi tình huống ở cột bên trái với một cách ghi nguồn thông tin ở cột bên phải sao cho phù hợp:

Tình huống Cách ghi nguồn
1) Sử dụng một bức ảnh của tác giả Nguyễn A. a) Phỏng theo truyện Cây khế
2) Sử dụng một bài thơ không rõ tên tác giả b) Tác giả: Nguyễn A
3) Kể câu chuyện dựa trên nội dung của truyện cổ tích Cây khế c) Sưu tầm

3. TÔN TRỌNG TÍNH RIÊNG TƯ VÀ BẢN QUYỀN NỘI DUNG THÔNG TIN

HOẠT ĐỘNG 2. Em cần làm gì khi chứng kiến những tình huống sau?

1. An vô tình để quên nhật kí trong ngăn bàn. Bình thấy được liền đọc lên, sau đó kể cho một số bạn về những điều đọc được từ nhật kí của An.
2. Minh vẽ một bức tranh phong cảnh rất đẹp trên máy tính. Hoa đã lấy bức tranh đó sử dụng mà không hỏi ý kiến Minh.

Thông tin trong cuốn nhật kí hay họ tên, ngày sinh, địa chỉ là thông tin cá nhân, mang tính riêng tư của mỗi người, chỉ người đó mới có quyền quyết định cho người khác biết hay không.

Trong Hoạt động 2, ở tình huống thứ nhất, Bình đã đọc nhật kí của An và kế lại cho các bạn khác, đây là hành vi vi phạm tỉnh riêng tư. Các em cần tôn trọng tính riêng tư và không nên hành động giống như Bình.

Ở tình huống thứ hai, Hoa lấy bức tranh của Minh mà chưa hỏi ý kiến là việc làm sai. Hoa cần được Minh cho phép sử dụng bức tranh đó. Khi đã được Minh cho phép sử dụng Hoa cần ghi rõ Minh là tác giả của bức tranh. Đó là hành động tôn trọng bản quyền nội dung thông tin.

hinh-anh-bai-5-ban-quyen-noi-dung-thong-tin-5992-2

Trong thực tế, khi gặp những hiện tượng sai trái, gian dối trong học tập và đôi sông như xem thư riêng hay sao chép tập của bạn mà chưa có sự đồng ý thì em cần thể hiện rõ thái độ không đồng tình, góp ý, nhắc nhỏ đề các hiện tượng đó không tiếp diễn.

Ghép mỗi tình huống ở cột bên trái với một thái độ ở cột bên phải sao cho phù hợp.

Tình huống Thái độ
1) Bạn An nêu tên tác giả bài thơ mà bạn đọc trong buổi sinh hoạt ngoại khoá. a) Đồng tình
2) Bạn Bình xem số ghi chép của anh trai mà không xin phép
b) Không đồng tình
3) Bạn Khoa xin phép bạn Minh trước khi sao chép tệp trình chiều của bạn Minh.

LUYỆN TẬP

1. Em hãy quan sát một phần trang sách trong Sách giáo khoa Mĩ thuật 4, bộ sách Kết nối trị thức với cuộc sống, xuất bản năm 2023 (Hình 27) và cho biết nguồn thông tin của mỗi bức ảnh là gì? Tại sao phải ghi rõ nguồn?

hinh-anh-bai-5-ban-quyen-noi-dung-thong-tin-5992-3

Hình 27. Nội dung thông tin

2. Với mỗi hành động sau đây, em đồng tinh hay không đồng tình? Vì sao?

a) Đọc tin nhắn trên điện thoại của người khác mà không được phép.
b) Xin phép sử dụng hình ảnh, bài viết của người khác trong bài trình chiếu và ghi rõ nguồn thông tin.
c) Chia sẻ thông tin riêng tư (nhật kí, hình ảnh,...) của người khác mà không xin phép. 

VẬN DỤNG

Trong bài trình chiều về Ngày hội Trạng Nguyên nhỏ tuổi, các bạn đã sử dụng một số thông tin từ website thieunien.vn. Theo em, các bạn cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng bản quyền nội dung thông tin?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 5: Bản Quyền Nội Dung Thông Tin | Tin Học 5 | Chủ Đề 4: Đạo Đức, Pháp Luật Và Văn Hóa Trong Môi Trường Số - Lớp 5 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.