Nội Dung Chính
Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm
Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản Bầy chim chìa vôi và Đi lấy mật chắc hẳn gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Từ thực tế cuộc sống của mình và những điều học hỏi được qua sách báo, phương tiện nghe nhìn, em hãy trao đổi với các bạn về một vấn đề mà em quan tâm.
1 TRƯỚC KHI NÓI
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Dựa vào chính thực tế cuộc sống của mình và những điều em biết được từ sách báo, phương tiên nghe nhìn để trao đổi về một vấn đề mà em cho là quan trọng, có ý nghĩa. Tham khảo một số đề tài sau:
+ Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ (ti vi, điện thoại, máy tính,..).
+ Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu.
+ Trẻ em với việc học tập.
+ Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội).
Ngoài những đề tài gợi ý trên, em cũng có thể tự tìm một đề tài mà mình am hiểu và cảm thấy có ý nghĩa để trình bày.
- Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày: + Nhớ lại những trải nghiệm của em.
Mục đích nói Thuyết phục người nghe về ý kiến của em trước một vấn đề mà em cho là quan trọng, có ý nghĩa. Người nghe Thấy cô, bạn bè và những người quan tâm đến vấn đề được trao đổi. |
+ Tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để có được cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói.
- Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng cần trình bày như: vấn để trao đổi và các biểu hiện của nó, ý kiến của em, tác động của vấn đề đối với trẻ em và bài học rút ra sau khi bàn luận.
và cảm thấy có ý nghĩa để trình bày.
- Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày:
+ Nhớ lại những trải nghiệm của em.
+ Tìm thêm thông tin liên quan từ sách báo hoặc các phương tiện nghe nhìn để có được cái nhìn toàn diện hơn về đề tài muốn nói.
- Ghi ngắn gọn một số ý quan trọng cần trình bày như: vấn để trao đổi và các biểu hiện của nó, ý kiến của em, tác động của vấn đề đối với trẻ em và bài học rút ra sau khi bàn luận.
Ví dụ: Trao đổi về vấn đề trẻ em cần được người lớn lắng nghe, thấu hiểu.
Em có thể tìm ý cho nội dung trao đổi bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như:
+ Theo em, người lớn đã thực sự lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của trẻ em chưa? Những biểu hiện nào cho thấy nhiều người lớn chưa thực sự lắng nghe và thấu hiểu trẻ?
+ Chuyện gì có thể xảy ra khi người lớn không lắng nghe, thấu hiểu trẻ? Em có thể lấy bằng chứng từ chính trải nghiệm của mình hoặc từ sách báo và các phương tiện nghe nhìn để thuyết phục người nghe.
+ Trẻ em mong muốn được người lớn lắng nghe, thấu hiểu những điều gì?
+ Trẻ em cần phải làm gì khi chưa được người lớn lắng nghe, thấu hiểu?
– Dự kiến các nội dung người nghe có thể trao đổi để chuẩn bị phản hồi.
b. Tập luyện
Để trình bày tốt bài nói của mình, trước đó, em cần chú ý tập luyện. Em có thể tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói.
2 TRÌNH BÀY BÀI NÓI
- Trình bày bài nói theo các nội dung đã được chuẩn bị. Em có thể sử chuẩn bị. E dụng các ghi chú để không bỏ sót những nội dung quan trọng:
+ Nêu vấn đề mà em quan tâm, quan điểm của em về vấn đề, tầm quan trọng của
Với tư cách người trình bày bài nói, em cần lưu ý:
vẫn để đó đối với trẻ em và cả xã hội. Có thể thu hút người nghe bằng cách kể lại một câu chuyện ngắn gần với trải nghiệm của em để giới thiệu vấn đề. + Trình bày các khía cạnh của vấn đề với lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; kích thích sự trao đổi, đối thoại của người nghe.
+ Chú ý sử dụng từ ngữ để liên kết các ý trong bài trình bày như: trước tiên, mặt khác,
hơn nữa, không chỉ vậy, giúp cho các ý chính được thể hiện rõ ràng, chặt chẽ.
- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung
trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe.
- Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ, bài hát....) để bài nói thuyết phục hơn.
Với tư cách người nghe, em cần lưu ý:
- Tập trung lắng nghe nội dung trình bày của bạn.
bài hát....) để bài nói thuyết phục hơn.
Với tư cách người nghe, em cần lưu ý:
- Tập trung lắng nghe nội dung trình bày của bạn.
- Ghi chép lại các ý quan trọng để nắm được nội dung chính của bài trình bày. Tóm tất ý chính của bài nói cũng giống như tóm tắt một bài viết. Vì thế, em có thể vận dụng cách tóm tắt văn bản ở hoạt động viết vào việc nghe và tóm tắt ý chính của người nói.
- Chú ý thái độ và cách trình bày vấn đề của người nói.
- Ghi lại một số nội dung sẽ trao đổi với người nói.
3 SAU KHI NÓI
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nghe | Người nói |
Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như:
| Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:
|
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn