NÓI VÀ NGHE | Ngữ Văn 7 - Tập 1 | BÀI 5: MÀU SẮC TRĂM MIỀN - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

NÓI VÀ NGHE

Nội Dung Chính


(Trang 123)

Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại

Ở phần Đọc, em đã được học các văn bản nói về những nét đẹp riêng của các vùng miền. Những nét đẹp đó gắn với đời sống sinh hoạt của người dân, thể hiện những giá trị văn hoá lâu đời của mỗi địa phương nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, những nét đẹp đó liệu có còn hiện diện và có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay hay không? Trong những bài học trước, em đã được làm quen với cách trình bày ý kiến về các vấn đề trong đời sống. Tiếp nối nội dung nói và nghe đó, ở bài học này, em sẽ tập trình bày ý kiến riêng của mình về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại.

1 TRƯỚC KHI NÓI

a. Chuẩn bị nội dung nói

Mục đích nói

Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống nhằm thể hiện thái độ sống tích cực, có trách nhiệm và thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của mình.

Người nghe

Thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến văn hoá truyền thống.

- Văn hoá truyền thống là vấn để được nhiều người quan tâm. Hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang từng bước hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, văn hoá truyền thống có nhiều cơ hội

(Trang 124)

nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức. Để trình bày ý kiến về vấn đề này, em cần chuẩn bị kĩ nội dung nói dựa trên trải nghiệm của chính mình và thông tin từ những tài liệu thu thập được.

– Gợi ý một số vấn để em có thể chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình: thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại, việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống, sức hấp dẫn của các di tích lịch sử – văn hoá truyền thống đối với du khách, giá trị của các làng nghề truyền thống đối với phát triển kinh tế và văn hoá, sức cuốn hút của đặc sản địa phương, vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương.....

– Trên cơ sở tìm hiểu toàn diện về vấn đề được lựa chọn và xác định ý kiến của mình về vấn đề đó, em cần hình dung trước những ý kiến phản bác có thể có để xây dựng bài nói có chiều sâu, bao quát được nhiều tình huống thực tế.

– Nếu bài nói có đề cập giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống, cần chú ý tới tính cụ thể, thiết thực, khả thi của những kế hoạch, hoạt động mà mình để xuất. Tránh nêu giải pháp một cách chung chung khiến người nghe khó hình dung được kế hoạch hoạt động phải bắt đầu như thế nào.

– Lập dàn ý cho bài nói. Gợi ý những nội dung chính:

  • Vấn đề em trình bày:.........................................................................................
  • Lí do em trình bày về vấn đề này:.......................................................................................
  • Những thông tin đáng quan tâm về vấn đề (nội dung thông tin và nguồn thông tin):.........................................................................................................................
  • Những hình ảnh mà em chia sẻ (trình chiếu):..........................................................................................................................
  • Ý kiến của em về vấn đề được bàn:.........................................................................................................................
  • Mong muốn của em và những giải pháp em để xuất:..........................................................................................................................
  • Trao đổi của em về các ý kiến thể hiện cách tiếp cận khác về vấn đề:..........................................................................................................................

b. Tập luyện

– Khi tập luyện một mình, có thể thực hiện qua hai bước: nhìn vào bản dàn ý để nói và nói không cần sử dụng bản dàn ý. Đặc biệt, cần chú ý kiểm soát thời gian trình bày bài nói theo quy định hoặc theo dự kiến của bản thân.

– Khi tập luyện theo nhóm, cần luân phiên vào vai người nói hoặc người nghe, góp ý cho nhau về nội dung bài nói và cách biểu đạt bằng nét mặt cùng các động tác hình thể. Đặc biệt, cần tập nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi.

2 TRÌNH BÀY BÀI NÓI

a. Mở đầu

– Nêu vấn đề mà em muốn trình bày; nói khái quát lí do vì sao em chọn vấn đề đó.

(Trang 125)

Có thể bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc một hình ảnh, câu chuyện, tình huống,... để tạo không khí sinh động, hào hứng.

b. Triển khai

– Lần lượt trình bày các ý được chuẩn bị sẵn trong dàn ý bài nói.

– Tránh quá tập trung vào một ý nào đó làm bố cục của bài nói bị mất cân đối, gây khó khăn cho việc đảm bảo thời gian nói theo quy định.

– Cần sử dụng ngôn ngữ nói tự nhiên (chỉ nên nhìn vào dàn ý khi phải dẫn nguyên văn một ý kiến nào đó hay khi phải nêu các số liệu khó nhớ).

Cần quan sát những phản ứng của người nghe để tập trung vào một khía cạnh nào đó của vấn đề đang được người nghe đặc biệt chú ý và có thể có ý kiến khác.

Sử dụng cử chỉ, điệu bộ và biểu lộ cảm xúc phù hợp với nội dung trình bày.

– Các thao tác sử dụng bản trình chiếu (nếu có) phải được thực hiện gọn gàng, dứt khoát.

c. Kết luận

Tóm lược nội dung đã trình bày.

Hướng người nghe vào các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống.

3 SAU KHI NÓI

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe Người nói
  • Huy động trải nghiệm của bản thân để hiểu thấu đáo vấn đề được người nói để cập.
  • Tập trung nhận xét, trao đổi về những ý chính của bài nói.
  • Nêu những ưu điểm nổi bật về nội dung và cách trình bày bài nói.
  • Nêu những điều em thấy chưa hợp lí trong nội dung và cách trình bày bài nói (chú ý nêu bằng chứng).
  • Bổ sung những nội dung cần thiết mà em cho là bài nói còn thiếu.
  • Lắng nghe, tiếp thu mọi trao đổi với thái độ bình tĩnh và tinh thần cầu thị.
  • Giải thích ngắn gọn về một số vấn đề mà người nghe có thể hiểu nhầm hoặc băn khoăn.
  • Trao đổi về những đánh giá mà em cho là chưa thoả đáng, qua đó, củng cố thêm nội dung trình bày của mình (chú ý thể hiện thái độ nhã nhặn trong trao đổi).
  • Tự rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc chuẩn bị nội dung và trình bày bài nói.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức mới


Đánh giá

NÓI VÀ NGHE | Ngữ Văn 7 - Tập 1 | BÀI 5: MÀU SẮC TRĂM MIỀN - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.