Viết (trang 48) | Ngữ Văn 7 - Tập 1 | Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Viết (trang 48)

Nội Dung Chính

  1. Viết (trang 48)

Viết (trang 48)

A. Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Thế giới xung quanh ta thật đẹp và có biết bao điều thú vị khiến ta mong muốn

được lưu giữ lại. Những bức tranh, bức ảnh, bản nhạc, trang văn và cả những vần thơ

có thể giúp ta thực hiện điều đó. Ở phần Đọc, em đã được làm quen với những bài thơ

bốn chữ và năm chữ, nhận biết những đặc điểm cơ bản của các thể thơ này. Hãy vận

dụng những hiểu biết đó để tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về một sự vật,

cảnh sắc, câu chuyện... khơi gợi trong em nhiều cảm hứng nhất.

1 TRƯỚC KHI VIẾT

a. Xác định đề tài và cảm xúc

Em có thể chọn bất cứ để tài nào mà em yêu thích như nhà trường, gia đình, thiên nhiên, quê hương, đất nước, và ghi lại cảm xúc về đối tượng được nói đến. Đó có thể là những cảm xúc như yêu mến, xúc động, lưu luyến, bâng khuâng, nhớ nhung, biết ơn, tự hào,..

b. Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc

- Sau khi đã xác định được để tài và cảm xúc, em hãy tìm hình ảnh để thể hiện cảm xúc đó. Ví dụ, nếu định viết về một vẻ đẹp của thiên nhiên, em có thể dùng hình ảnh bông hoa, chiếc lá, giọt sương, áng mây,... để gửi gắm cảm xúc của mình. Nếu có cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến khi về nghỉ hè, chia tay thầy cô, bạn bè, mái trường, em có thể dùng hình ảnh hoa phượng rơi, chiếc trống trường nằm yên, sân trường vắng, để thể hiện cảm xúc. VỚI CUỘC SỐNG

- Tiếp theo, em hãy liên tưởng, tưởng tượng, kết nối sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhau và với con người để mạch cảm xúc được thể hiện và phát triển một cách tự nhiên. Chẳng hạn miêu tả hình ảnh áng mây, em có thể triển khai cảm xúc theo hướng tả cảnh mây bay (mây xuất hiện khi nào, ở đâu, mây màu gì, có hình thù như thế nào, bay lửng lơ chậm chạp hay bay nhanh hối hả; những sự vật, hiện tượng thiên nhiên xung quanh như mặt trời, mặt trăng, những vì sao, ánh sáng, có đặc điểm ra sao); hoặc tưởng tượng về hành trình "du lịch" của áng mây (mây bay về đâu, gặp gỡ những ai, trò chuyện những gì, "cuộc đời" của mây kết thúc thế nào,..).

– Thể hiện cảm xúc của mình về sự vật, hiện tượng đó, chẳng hạn niềm xúc động về sự mong manh của áng mây trước gió hay vòng tuần hoàn của các hiện tượng

thiên nhiên,

c. Tập gieo vần

Chọn thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ và tìm vẫn thích hợp. Để tập gieo vần, em hãy tìm những tiếng thích hợp cho những chỗ trống trong các dòng thơ sau đây:

- Vẫn liền:

Ai là bạn gió Mà giỏ đi tìm Bay theo cánh Lùa trong tán lá

Giỏ nhớ ban

... Nên gõ cửa hoài.

(Theo Ngân Hà, Bạn của gió)

– Vần cách:

Nhà trẻ con đã quen Không còn hòn khóc nữa Nhưng cứ độ tan tầm Con lại ra đứng... Mong mẹ và mong bố * Mắt nhìn về phố đông Ôi tấm lòng thơ nhỏ Đã thuộc giờ ngóng

Thành phố rộng mênh mông Bao la chiều gió thổi Ở cuối con đường kia

Có con đang đứng...iều KE (Theo Lưu Quang Vũ, Buổi chiều đơn con)

– Vần hỗn hợp:

Mặt trời thổi lửa Sông biển bốc hơi Hơi bay cao vút Thành mây lưng...

Mây hồng nhẹ trôi

Mây xanh đằm thắm

Dịu dàng mây ... Thần thơ mây vàng

Mây đen lang...

Thân mình nặng trĩu Gió trêu tí xíu Đã vội khóc oà.

(Theo Hoàng Lựu, Mây khóc)

2 VIẾT BÀI (trang 50)

- Suy nghĩ về đề tài mà em đã chọn: hình dung trong tâm trí các hình ảnh nổi bật, từng để lại cho em ấn tượng sâu đậm; xác định cảm xúc của em về đối tượng; lựa chọn những từ ngữ có khả năng khắc hoạ rõ nét hình ảnh và diễn tả chính xác cảm xúc.

- Quyết định chọn thể thơ và viết một hoặc hai dòng thơ đầu tiên theo đúng thể thơ đã chọn (bốn chữ hoặc năm chữ) diễn tả ấn tượng, cảm xúc nổi bật của em về đối tượng. Chú ý phần vẫn ở những tiếng cuối để tiếp tục gieo vần chân ở những dòng sau. Có thể ngắt nhịp linh hoạt, phù hợp với cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

- Những dòng tiếp theo có thể triển khai cụ thể hơn, chẳng hạn miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng, kể về đối tượng; có thể diễn đạt dưới hình thức tâm tình, trò chuyện với đối tượng,

- Sử dụng những từ ngữ biểu đạt cảm xúc và những biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ...

- Có thể kết thúc bài thơ theo nhiều cách khác nhau: sử dụng hình ảnh gây ấn tượng. nêu cảm nghĩ về đối tượng được nói đến trong bài thơ, dùng câu hỏi tu từ.... để tạo dư âm trong người đọc.

3 CHỈNH SỬA

Sau khi đã hoàn thành, em hãy đọc lại thật kĩ bài thơ. Hãy kiểm tra xem bài thơ em vừa làm đã đáp ứng được các yêu cầu chung của bãi Nhơ bốn chữ hoặc năm chữ chưa. Có thể chỉnh sửa để hoàn thiện bài thơ theo gợi ý sau:

Yêu cầu đối với bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Số tiếng trong mỗi dòng thơ (bốn tiếng hoặc năm tiếng)

Các dòng thơ bất vấn với nhau (văn liền, vẫn cách, vẫn hỗn hợp)

Nhịp thơ phù hợp với cảm xúc

Hình ảnh để biểu đạt cảm xúc

Biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm

Cảm xúc của em

Nội dung

Thông điệp mà em gửi gắm qua bài thơ

Hình thức nghệ thuật

B. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Ở lớp 6, em đã được tìm hiểu và thực hành cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ. Trong phần Viết của bài học này, em sẽ tiếp tục được học cách viết một đoạn văn như thế.

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng cảm xúc chung về bài the

Yêu cầu đối với đoạn vân ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

  • Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
  • Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
  • Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

Phân tích bài viết tham khảo (trang 51)

Đồng dao mùa xuân - một bài thơ xúc động về người lính

Giới thiệu tên bài thơ và tác giả.

Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điểm là bài thơ viết về người lính hi sinh nơi chiến trường Trương Sơn trong “Những năm máu lửa”. Tác phẩm thể hiện tinh cảm tiếc thương, sự trân trọng, lòng biết ơn,... với những con người đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước. Có nhiều dòng thơ thấm thía nỗi đau mất mát: “Anh không về nữa”, “Anh vẫn một mình", "Anh ngồi lặng lẽ"..... trước sự ra đi của người lính trẻ “Chưa một lần yêu... Còn mê thả diều". Hình ảnh anh bộ đội bình dị, thân quen với màu áo xanh, ba lô con cóc, làn da sốt rét và đặc biệt là “Cái cười hiền lành" khiến nỗi tiếc thương càng thêm sâu sắc. Nhưng bài thơ không để lại cảm giác bị thương, nặng nề nhờ cách tác giả cảm nhận và khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ đã hi sinh. Anh vẫn ở bên đồng đội trên con đường chiến đấu: “Anh thành ngọn lửa/ Ban bè

Nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

Diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

mang theo". Anh hoá thân vào sắc hoa rực rỡ, màu suối biếc xanh, vào vóc dáng núi non hùng vĩ. "Ngày xuân ngọt lành" của người lính ấy không bao giờ mất đi mà sẽ từ núi xanh trở về, hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước. Những cảm xúc đẹp đẽ đọng lại trong tâm hồn người đọc còn được nhân lên từ hình thức nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Nhan đề Đồng dao mùa xuân, nhịp điệu của thể thơ bốn chữ, các biện pháp tu tử so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh.... mang đến cho tác phẩm giọng điệu tươi trẻ của một khúc đồng dao. Người đọc tướng như nghe vang lên đâu đây lời hát của những đứa trẻ hồn nhiên, tung tăng trên những cánh đồng quê, hạnh phúc trong cuộc sống thanh bình được các anh bảo vệ, gin giữ. Những sắc máu tươi đẹp: núi xanh, tấm áo màu xanh, mai vàng, suối biếc và sức sống bất diệt của mùa xuân, tuổi xuân, ngày xuân cứ ngời lên bất chấp khói lửa, đạn bom. Bài thơ không chỉ ngọi ca sự hi sinh thầm lặng, lớn lao, cao cả của những người linh mà còn khẳng định sự tiếp nổi thiêng liêng giữa các thể hệ để làm nên đất nước muôn đời.

Khái quát cảm xúc về bài thơ.

(Nhóm biên soGN)

Thực hành viết theo các bước

1 TRƯỚC KHI VIẾT (trang 52)

Mục đích viết

Chia sẻ cảm xúc của bản thân về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, giúp người đọc cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ.

Người đọc

Thấy cô, bạn bè, người thân và những người mong muốn cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ.

a. Lựa chọn bài thơ

Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước, Điều quan trọng là bài thơ ấy để lại trong em nhiều ấn tượng, cảm xúc.

b. Tìm ý

Em hãy thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý:

– Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.

– Nêu cảm xúc về nét đặc sắc của bài thơ trên các phương diện: chủ để, cảm xúc của nhà thơ, thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,..

- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.

c. Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm được thành dàn ý, gồm các phần như sau:

Dàn ý

Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.

2 VIẾT BÀI

Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:

- Đoạn văn cần có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. - Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn, sử dụng các

từ ngữ liên kết. - Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, ván, nhịp, biện pháp tu từ....).

Trình bày đúng hình thức đoạn văn: viết lùi đầu dòng chữ đầu tiên của đoạn văn, chữ cái đầu phải được viết hoa, kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm câu.

- Trình bày đúng hình thức đoạn văn: viết lùi đầu dòng chữ đầu tiên của đoạn văn, chữ cái đầu phải được viết hoa, kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm câu.

3 CHỈNH SỬA BÀI VIẾT (Trang 53)

Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.

Yêu cầu

Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu. được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

Diễn tả được những cảm xúc về nội dung. và nghệ thuật của bài thơ.

Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Gợi ý chỉnh sửa

Nếu còn thiếu, hãy bổ sung.

Đối chiếu với mục tim ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh.

Đọc lại phần cuối của đoạn văn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu.

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

Tin tức mới


Đánh giá

Viết (trang 48) | Ngữ Văn 7 - Tập 1 | Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn - Lớp 7 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 7

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.